Cá nhà táng là sinh vật ăn thịt khổng lồ, lớn nhất trên thế giới sống trong môi trường biển. Chúng có mặt ở hầu khắp các đại dương với nguồn thức ăn là tất sinh vật biển khác.
Loài động vật này rất đặc biệt ở chỗ là phân và dầu của chúng vô cùng có giá trị. Chính vì vậy con người vẫn không màng nguy hiểm mà liên tục tìm cách săn bắt ngày càng nhiều.
Nội dung
Giới thiệu chung
Cá nhà táng hay còn được gọi với tên khoa học Physeter Macrocephalus, là động vật ăn thịt có vú. Chúng sống ở nơi biển cả thuộc bộ cá voi, lớp mammalia, bộ cetecea, phân bộ odontoceti và chi physeter.
Loài thủy quái này được phân bổ trên vùng biển toàn thế giới với thức ăn chủ yếu là mực. Thậm chí là những loài lớn như mực nam cực, tạo nên mối thù truyền kiếp với họ nhà mực.
Là loài động vật có vú lặn sâu thứ hai với 3 km, chỉ sau cá voi mõm khoằm Cuvier. Chúng có thể nín thở 90 phút dưới nước nhưng thông thường chúng lặn 400 m và nín 35 phút.
Âm thanh phát ra của Physeter Macrocephalus cũng là âm thanh lớn nhất tạo ra từ các động vật khác.
Physeter Macrocephalus đã xuất hiện từ rất lâu và theo nhóm chuyên gia tại viện bảo tàng của Pháp.
Đã phát hiện ra một bộ xương sọ của cá nhà táng cổ đại khổng lồ 13 triệu năm tuổi. Chúng được phát hiện tại cận bờ biển Peru và được vùi lấp dưới lớp cát sa mạc dày đặc.
Đặc điểm sinh thái
Do thuộc tính sống tách biệt nên chúng tự nhờ âm thanh của mình định vị mục tiêu, vật cản.
Có một số loại sống thành nhóm nhỏ, con đực trưởng thành sống tách biệt con cái và con con.
Cứ khoảng tầm 6 năm đến 10 năm Physeter Macrocephalus sẽ sinh sản 1 lần và bắt đầu chăm con.
Những con cái sẽ phối hợp với nhau để cho con bú và bảo vệ chúng trước những nguy hiểm.
Thông thường khoảng thời gian chăm con cho tới khi chúng cứng cáp của Physeter Macrocephalus là khoảng 10 năm.
Là một sinh vật khổng lồ nên loài Physeter Macrocephalus này hầu như sẽ không có kẻ thù tự nhiên. Bởi có rất ít sinh vật biển nào có thể đủ mạnh đánh bại con thủy quái khổng lồ này.
Đặc điểm kích cỡ
Đây là loài cá ăn thịt lớn nhất thế giới với trọng lượng 45 tấn và răng dài 17 cm. Một con đực trưởng thành có kích thước trung bình lên tới 67 ft (tương đương với khoảng 20.5 mét).
Chúng có bộ não to nhất trong các loài với phần đầu dài bằng 1/3 toàn bộ phần thân mình.
Tuy thuộc bộ cá voi nhưng cá nhà táng và cá voi xanh có ngoại hình hoàn toàn khác biệt. Đặc điểm nhận dạng của Physeter Macrocephalus khó mà lẫn được với những loài cá voi thông thường khác.
Phần đầu lớn, răng sắc nhọn và dài, có lỗ thở nằm gần phía trước đầu dạng hình chữ S. Thân hình chúng có cấu trúc khá cồng kềnh đặc biệt là phần đầu dạng khối bệ vệ phía trước.
Thay vì vây lưng như những loài thông thường, trên lưng Physeter Macrocephalus chỉ có những lằn gợn nhỏ. Điểm dễ nhầm lẫn với loài cá voi nhỏ là lưng chúng có chiếc gờ to nhất gọi là bướu.
Hàm dưới khá hẹp và được nâng đỡ từ phía trên với toàn bộ răng gồm 18 đến 26 chiếc. Những chiếc răng này và mỗi bên hàm dưới sẽ khớp vào nhau lấp đầy phần không răng hàm trên.
Ý nghĩa “cá voi tinh trùng”
Tinh trùng hay sperm của loài Physeter Macrocephalus này cũng không có gì đặc biệt so với động vật khác. Mục đích của chúng cũng là vận chuyển gen từ loài đực đến trứng của loài cái để thụ thai.
Tuy nhiên sperm trong sperm whale lại không phải chỉ tinh trùng thực chất của loài cá khổng lồ này.
Physeter Macrocephalus có bộ phận khổng lồ gần hộp sọ trước cơ thể rất khác biệt so với các loài.
Tuy chưa có nghiên cứu chính xác về mục đích của bộ phận này nhưng theo kích cỡ, vị trí. Và mật độ thì các nhà khoa học cho rằng nó liên quan đến khả năng phát sóng âm thanh.
Khi lần đầu tiên bị con người săn bắt, họ đã cắt bộ phận này của Physeter Macrocephalus ra. Và thấy có 1 dung dịch kỳ lạ tiết ra, từ đó cái tên cá voi tinh trùng ra đời.
Tuy nhiên dung dịch này chính là dầu của cá được áp dụng trong rất nhiều các ngành công nghiệp. Họ dùng chất dầu này để sản xuất ra các loại mỹ phẩm, xà phòng, nến và cả dầu máy,…
Ngày nay con người ngày càng thấy giá trị mà Physeter Macrocephalus mang lại nên săn bắt càng nhiều.
Và hiện nay cá nhà táng đã được liệt kê vào sách Đỏ trong danh sách dễ thương tổn nhất. Nhiều bộ luật đã được đưa ra để ngăn cấm con người săn bắt loài động vật nguy hiểm này.
Giới thiệu về long diên hương
Tại sao phân cá nhà táng lại có giá trị lớn và được so sánh là đắt hơn cả vàng? Trong công nghiệp sản xuất nước hoa, cái tên long diên hương không còn xa lạ gì với chúng ta.
Từ thời xa xưa chúng ta đã có ghi chép về long diên hương nhưng vẫn chưa rõ là gì. Khi đó ta chỉ được nghe nói là một chất hiếm, được thủy thủ nhận định là tảo hoặc nấm.
Kể từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 16 người ta vẫn tin như vậy vì chưa thể kiểm chứng. Rất nhiều nhà thám hiểm đã tiến hành tìm kiếm và khai thác nó nhưng chưa từng thành công.
Tại thời điểm đó, long diên hương được dùng chữa các bệnh cảm trong y học hay bệnh thần kinh.
Tác dụng của chúng thì nhiều nhưng nguồn gốc thì lại không rõ ràng nên nó lại càng đắt giá.
Đến thế kỷ 16 đã có lý giải đầu tiên về nguồn gốc của long diên hương từ Marco Polo. Tuy nhiên ông quan sát và cho rằng chúng là 1 trong các chất được nôn ra từ Physeter Macrocephalus.
Năm 1983 Joseph Banks khẳng định chúng được tiết từ ruột Physeter Macrocephalus còn gọi là phân cá nhà táng.
Chúng được bài tiết ra cùng với phân của Physeter Macrocephalus và có mùi nồng tương tự vừa thải ra.
Long diên hương được miêu tả có mùi nhẹ nhàng như isopropanol vô cùng dễ chịu chứ không hề hắc.
Tuy nhiên do khó khai thác nên chúng thuộc hàng xa xỉ, chỉ dùng sản xuất nước hoa đắt tiền.
Hiện nay một số nước cấm sử dụng long diên hương do được khai thác từ động vật quý hiếm.
Xem thêm :
- Cá nheo sông Đà nên làm món gì ngon giá bán bao nhiêu
- Cá ngát sống ở đâu nên chế biến món gì ăn ngon nhất
- Cá ngần là cá gì nấu món gì ngon nhất sống ở đâu
- Cá mút đá Ninja là cá gì sống ở đâu làm món gì ngon
- Cá dứa khô 1 nắng
- Cá đù ( lù đù ) là cá gì ? Giá bao nhiêu ? Mua ở đâu
- Nước mắm Phú Quốc loại nào ngon nhất ? Bao nhiêu tiền ?