ca chep gion

Cá chép giòn làm món gì ngon mua ở đâu giá bao nhiêu

5/5 - (1 bình chọn)
328 Views

Ở châu Á, nhất là Việt Nam hiện đang rộ lên nguồn thực phẩm cá chép giòn. Bởi chúng có ưu điểm thịt rất hợp khẩu vị cũng như cung cấp chất bổ cho cơ thể.

Hơn nữa gây ấn tượng với những ai đã từng nếm thử. Ăn một lần vương vấn mãi về sau và muốn thưởng thức thường xuyên.

Vậy loại này có gì khác với chép ta, dựa vào đâu để phân biệt? Câu trả lời tất nhiên là có, vậy cùng tìm hiểu xem nhé.

ca chep gion

Giới thiệu về nguồn gốc

Loại này xuất hiện cách đây nhiều thế kỷ, có tài liệu ghi là có từ năm 1758. Chúng có tên tiếng anh Carp, thuộc bộ Cyprinidae, có mặt ở mọi nơi.

Tên khoa học hiện nay được ghi trong sách động vật là Cyprinus carpio. Việc lai ghép giữa chép ta & cá giòn của Nga đã cho ra đời chép giòn.

Trước kia thì chỉ có Nga mới nuôi được và xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng hiện nay không còn hiếm hoi như vậy nữa.

ca chep gion che bien

Mà hầu khắp các tỉnh thành từ phía Bắc (Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội,….). Đến phía Nam (An Giang, Lâm Đồng,…) đều đã nuôi được số lượng lớn.

Nhờ vậy mà nhiều ngư dân đã giúp ngành nuôi trồng thủy sản nước nhà tăng trưởng mạnh.

Chúng sống ở nước ngọt, nhìn chung dễ nuôi, chỉ cần chú ý đặc tính sinh trưởng. Và cung cấp đủ thức ăn, trị bệnh thường xuyên là có thể thu hoạch được cá chất lượng.

Đặc điểm chung

Với những người không tinh mắt, ít kinh nghiệm quan sát cá. Thì loại này không có mấy điểm khác biệt so với chép thường.

Nếu để ý thì phần thân có màu sắc nhạt hơn, vị khác nhau khi thưởng thức. Thân tròn, thuôn dài về sau tương tự các giống cá khác.

Đầu cân đối, mõm nhỏ, mắt nhỏ hài hòa với phần thân. Có vảy màu đen nhạt dần xuống bụng pha màu vàng nghệ. Đến phần bụng thì có màu trắng, số lượng vây nhiều.

Có duy nhất một vây đuôi và một vây lưng màu đen ánh đỏ. Còn phần bụng và mang có nhiều vây hơn hỗ trợ cho việc bơi lội.

Vảy dày, đều, độ cứng trung bình, mõm hơi tù, hàm dưới lớn. Hàm trên ngắn hơn nên có cảm giác miệng hơi trề, răng dày, nhỏ.

ca chep gion om dua

Ngoài ra còn có 2 cặp râu ở vị trí gần miệng và hàm với độ dài khác nhau. Nhiều người còn gọi đây là loại cá lưng gù vì chúng có lưng dẹt, cong dần về đuôi.

Cân nặng mỗi con từ 2-7 kg và chiều dài 50 đến 80 cm. Nhiều nơi nuôi được con vượt trội có thể chạm mốc 1,2 m nặng 38 kg là kỷ lục.

Tuổi thọ của chúng khá cao từ 10 đến 20 năm, nhiều nhất là 47 năm. Sinh sản nhiều và nhanh, di cư đi nơi khác để đẻ trứng.

Chúng sinh sản ở ven sông, ở gần bãi bồi có cỏ thủy sinh, bụi rậm. Thời điểm thích hợp là sau mưa rào, vào ban đêm với số lượng trứng 300 quả/ lần.

Vị thịt cực ngọt tựa thịt tôm, vừa dai không bở mà lại có da giòn tan. So với các loại khác thì thịt của chúng đậm đà hơn nhiều mà không hề tanh. Vì thế mà rất thích hợp để ăn gỏi, ăn sống với mù tạt,…

Cách nuôi cá chép giòn

Loài này thường sống ở đáy của sông, ao, hồ vì tại đó chúng kiếm được nhiều thức ăn. Chủ yếu là tôm, phù du, côn trùng, động vật thủy sinh, hơn nữa còn ăn nhiều.

Khác với loài khác, có một thức ăn đặc biệt giúp chúng sinh trưởng nhanh. Đó là đậu tằm màu đỏ, có thể tự trồng phục vụ nuôi chép giòn.

Khi mới thả nuôi như bình thường bằng thức ăn công nghiệp, cỏ, chất thải chăn nuôi,… Sau 9 tháng mới thay bằng đậu tằm, chú ý chỉ cho những con nặng trên 1,2kg ăn.

Nhằm vỗ béo những con này trong 3 tháng là có thể xuất khẩu. Khi đó đòi hỏi ngư dân phải tiến hành lọc ra những con đủ tiêu chuẩn để cho ăn đậu tằm.

Tác dụng là làm cho thịt săn chắc, dai giòn, ngon ngọt hơn, giàu dinh dưỡng. Trước kia nguồn thức ăn này phải nhập từ Nga về để nuôi.

Tuy nhiên tại Lâm Đồng hiện đã trồng thành công đậu tằm phục vụ bà con. Do đó lượng cá thu được tăng gấp nhiều lần mà giá lại giảm đáng kể.

ca chep gion hap

Cá chép giòn làm món gì ngon

Riêng loại cá này khi nấu lên không hề bị teo thịt vì có khả năng chịu lửa. Bởi vậy mà nó nằm trong số những thực phẩm giữ được hương vị béo, ngọt, đậm khi chế biến.

Cá chép giòn nướng giòn vàng rụm thách thức nhiều thực khách khi đến nhà hàng. Ngay tại căn bếp thân thương bạn cũng có thể tự tay làm cho cả nhà.

Sử dụng bếp nướng điện hoặc nướng than đều được, nướng truyền thống hay quấn giấy bạc tùy ý.

Tất cả các cách đều tạo nên hương vị riêng, nhưng đỉnh cao vẫn là nướng than hoa. Nên để cả con, khứa chéo thân mình, để cả đầu, đem ướp gia vị.

Mẹo nhỏ là ướp một chút dầu ăn để khi nướng không bị cháy. Đặc biệt phải có gừng (càng nhiều càng tốt), tiêu, mắm và vị cay của ớt.

ca chep gion nau lau

Sau khi đã ngấm xiên vào que và nướng trên than hồng, lật đều 2 mặt. Khi ăn cạo bỏ phần vỏ cháy, ăn phần thịt trắng chấm với mắm gừng tỏi ngon tuyệt.

Đối với nướng điện, quấn giấy bạc thì có thể bỏ qua bước cạo vỏ, có thể dùng được ngay.

Còn món lẩu cá chép giòn – “đặc sản” của nhiều nhà hàng hải sản trên toàn quốc. Khi ăn nên nhúng rau cần, thì là, bắp chuối, hoa chuối thái nhỏ là hợp vị.

Ngoài ra có thể áp dụng cách chế biến cá chép giòn om dưa, nấu dấm, nấu ngót. Con to nhiều thịt có thể làm ruốc rất ngọt, sốt cà chua, nấu cháo, kho riềng.

Cũng có thể hấp xì dầu, hấp gừng sả hay kho tộ cũng rất thích hợp. Đơn giản hơn là chiên giòn với lửa liu riu sao cho giòn tan cả xương.

ca chep gion lam lau

Giá cá chép giòn

Với mỗi con nặng 2 đến 3 kg thì giá bán khoảng 230 ngàn đồng/ kg. Với phần thịt dày, trắng, vừa ngọt vừa thơm, đảm bảo tươi sống nếu mua ở địa chỉ có tiếng.

Hoặc bạn có thể mua hàng đông lạnh ở siêu thị, phi lê lọc sẵn. Cũng có thể mua ngay tại các chợ lớn nơi mình sinh sống rất phổ biến.

Hiện nay loại này đã được Việt Nam xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu và xuất khẩu lại Nga.

Xem thêm :

Liên hệ

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.