ca noc

Cá nóc có những loài nào có độc hay không ăn nó ra sao

5/5 - (1 bình chọn)
463 Views

Chắc hẳn bạn đã nghe về cá nóc với độc tố khá mạnh nhưng lại là món ăn tuyệt đỉnh. Bạn thấy thật mâu thuẫn và rất tò mò về loài này, vậy hãy tìm hiểu ngay lập tức.

Từ trước đến nay cá luôn là thức ăn giàu dinh dưỡng cho mọi người, mọi lứa tuổi. Không chỉ vậy nhiều loài còn kiêm cả công dụng làm cảnh khiến nhiều người thích thú.

ca noc

Giới thiệu cá nóc nước ngọt

Một số tên khác thông dụng hơn của loài này là bống biển hay thốc ngư/ đùi gà. Nhiều tài liệu có ghi nó có tên khoa học là Tetrodon ocellatus L, thuộc họ Tetraodontidae.

Nhiều người nhầm lẫn với cá lóc rằng chúng là một. Nhưng không, đây là 2 loài khác nhau với các đặc điểm riêng.

Cá nóc tiếng anh có tên là Tetraodontiformes, là loại không hề có vảy. Hơn nữa bụng không có vây, nếu có thì các vây khác cũng rất mềm, mỏng.

ca noc dac diem

Phần đầu của chúng to, tròn như quả bóng, thon dài về phía sau. Mắt to, hơi lồi nhẹ ra, miệng tròn, nhỏ nhắn cùng bộ răng nhọn, chắc.

Thân ngắn, bụng phình ra, phồng mình to để tự vệ khi thấy kẻ thù hoặc loài lạ.Chúng ngửa bụng lên trời như bong bóng, thả trôi theo chiều nước. Nếu để ý thì chúng chỉ khẽ vẫy đuôi ngắn vài lần để tiến lên.

Sở dĩ nằm ngửa bụng lên vì lưng của nó mọc đầy gai, sẽ không bị loài khác tấn công.

Một số loại sống ở nước ngọt có thể kể đến hạt mít hay cá nóc vàng. Còn hầu hết tìm được các loại khác trong vùng nước mặn.

Đặc điểm của cá nóc cảnh

Cá nóc da beo chính là đại diện của nhóm cá cảnh với kích thước nhỏ, màu sắc lạ mắt.

Thường gặp chúng với màu xanh lá cây điểm các chấm đen tựa như con báo gấm. Vẫn là cặp mắt to, tròn, màu vàng đen khá đẹp.

Chúng có khả năng ăn ốc, tôm tép, cá nhỏ, ấu trùng – loại gây hại cho mùa màng. Đặc tính của da beo là sống thành từng đàn lớn, ăn tạp.

Nhưng chúng lại kỵ khi sống cùng các loài khác bởi đặc tính hung hãn. Nên khi nuôi không kết hợp chung với loài hiền lành, bơi chậm.

ca noc canh

Nếu muốn nuôi da beo làm cảnh thì rất thích hợp cho nhà có không gian hạn chế. Chúng thường bị bệnh đốm trắng, khi đó bạn chỉ cần điều chỉnh lại nhiệt độ cho phù hợp.

Khi thay nước bạn có thể thay toàn bộ hoặc 2/3 nước mới tùy theo độ đục của nước cũ. Chú ý nên thay toàn bộ nước mới sau 3-4 tháng nuôi và vệ sinh bể thật sạch.

Nên nuôi cùng một số cây thủy sinh để chúng quang hợp tốt hơn. Từ đó kích thích da beo lớn nhanh, khỏe mạnh, tăng dưỡng khí.

Các loại cá nóc biển độc

Có tất cả 60 loại thốc ngư thì 1/2 trong số đó chứa độc, 1/3 là loài nước mặn. Cá nóc nhím sở hữu một bộ “áo giáp” gai góc, được sử dụng làm thuốc là chính.

Mỗi chiếc gai có thể lên đến 20cm, làm nhiều loài vật khác cũng như con người bị thương.

Các nhà khoa học đã tìm được độc trong nội tạng, gan và da của thốc ngư. Hàm lượng độc tetrodotoxin tăng nhiều lần khi chúng sinh sản.

Cá nóc mít là loại cực độc, khiến nhiều người nguy kịch khi muốn “ăn thử cho biết”. Đặc biệt chú ý không bắt giống này để ăn, hơn nữa tránh xa khi thấy nó. Vì thực tế có rất nhiều ngư dân đã bị nó cắn phải nhập viện.

ca noc co doc khong

Hầu hết các vụ ngộ độc cá nóc là do đầu bếp chưa làm sạch. Hoặc không biết xử lý các bộ phận trên. Chỉ có những đầu bếp lão luyện, tay nghề cao mới có khả năng, tự tin chế biến.

Tuy nhiên phần thịt lại chứa rất nhiều chất tốt như lipid, protid hay vitamin,… Nếu sơ chế và chế biến đúng cách thì đây là món ăn cực bổ, giúp hồi phục nhanh.

Một số dấu hiệu khi ngộ độc là tứ chi mất cảm giác, buồn nôn, mệt mỏi. Kèm theo toát mồ hôi liên tục, huyết áp tụt nhanh, nhiều bộ phận tê liệt.

Nhiều người xuất hiện triệu chứng nói nhảm, tiết nhiều nước bọt, đau bụng, co giật, thậm chí tử vong.

Khi đi biển bắt được những loại lạ không rõ tên gọi, đặc tính. Thì không nên tự ý chế biến chúng để ăn thử. Bởi đâu đó trong số chúng là loại có độc như thốc ngư vậy.

Cách chế biến

Khi đã nắm bắt được rõ phần nào, bộ phận nào chứa độc tố thì loại bỏ là được. Nhưng hiện nay chỉ có nhà hàng/ khách sạn nào được cấp phép mới được chế biến.

Vì thế bạn không nên tự chế biến, tự làm tại nhà vì điều này rất nguy hiểm. Không khéo léo và nằm lòng vị trí độc tố thì rất khó để loại bỏ.

Nếu lọc/ sơ chế đúng cách thì phần nội tạng vẫn có thể ăn được. Nhưng điều này là không nên, ở châu Âu còn cấm chế biến loại này.

ca noc an song

Nếu muốn có chứng chỉ để hành nghề thì đầu bếp phải qua đào tạo 2 năm. Sử dụng dao/ kéo điêu luyện để lọc hết phần có độc.

Bếp trưởng phải biết đâu là phần có độc, đâu là phần ăn được. Điều gì cần chú ý khi lọc các phần độc để không làm cho chúng lan ra khắp thịt.

Thực tế thì nước ta không bán thốc ngư phục vụ cho việc ăn uống, chế biến. Mà chỉ bán da beo để nuôi làm cảnh với giá 5 ngàn đồng/ con.

Các món ăn không thể bỏ qua

Có dịp đến với Nhật Bản chắc chắn phải thử các món về thốc ngư. Như sashimi thốc ngư, cá thái thành lát mỏng dính, khi ăn chấm với xì dầu & mù tạt.

Hấp bầu là món ăn đem lại hương vị đậm đà hơn hẳn, cá được nằm trọn trong trái bầu. Hấp cách thủy 20-30 phút, khi ăn có thể chấm hoặc không rất đượm vị.

Nướng hay chiên giòn cũng là một cách chế biến hút khách. Lẩu cũng là món không thể bỏ qua với vị nước dùng ngọt, thịt mềm, thơm, đậm và dai.

ca noc hap

Shirako nướng hoặc tempura đã khiến nhiều thực khách tán thưởng. Giá của món ăn này cũng ở mức cao nhất, đắt nhất và bổ dưỡng nhất. Bạn cũng nên thử fugu no hirezake – rượu kết hợp với vây thốc ngư nướng.

Món thốc ngư kho nghệ giúp hạn chế được mùi tanh đi rất nhiều. Hơn nữa còn giúp thịt thơm, ngậy, màu sắc đẹp hấp dẫn người ăn.

Hương vị có thể để lại dư âm rất lâu khi ăn kèm với cơm nóng.

Xem thêm :

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.