con ret dac diem

Con rết là con gì có nguy hiểm không cách bẫy như thế nào

5/5 - (1 bình chọn)
347 Views

Con rết là loài có hình dáng kì dị, đáng sợ với nhiều người hơn nữa lại chứa độc tố. Chúng khá phổ biến ở nước ta đặc biệt là tại các vùng trung du miền núi hay nông thôn.

Nếu bị loài này cắn phải cần phải biết sơ cứu ngay kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm. Vết cắn con nhỏ thì sẽ đau rát, khó chịu nhưng nếu con lớn có thể dẫn tới tử vong.

con ret

Giới thiệu về đặc điểm

Con rết có danh pháp khoa học là Centipede là một loài thuộc nhóm ngành chân khớp và thân đốt. Chúng xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới nhất là tại các khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

Chúng có một cơ thể thon dài với 2 màu sắc phổ biến nhất là nâu đen và nâu đỏ. Loài này rất nhiều chân, có con có đến gần 300 cặp chân, mỗi đốt tương ứng 1 cặp chân.

Số lượng chân lớn nên chúng di chuyển nhanh, đốt cuối có 2 chân biến thành 2 đuôi tách biệt.

Phần đầu khá dẹt đi kèm với đôi râu to dài, kích thước râu có thể tương đương với chân. Phía miệng của chúng là một cặp kìm sắc nhọn dùng để trích kẻ thù hay con mồi đến gần.

con ret dac diem

Đặc biệt chiếc cặp kìm này có chứa nọc độc rất nguy hiểm nếu không may bị nó trích phải.

Điểm khác biệt của loài này chính là chúng có rất nhiều các mắt đơn nằm ở phía phần đầu. Tuy nhiên chúng lại không có thị giác thật như các loài mà chỉ có thể phân biệt sáng tối.

Thay vào đó thì cơ quan thính giác của chúng lại cực kỳ nhạy bén nằm ở phía gốc râu. Bộ phận này giúp chúng có thể xác định đường đi, con mồi và kẻ thù tấn công dễ dàng.

Trung bình thì các con rết trưởng thành sẽ có kích thước dài khoảng từ 10 cm đến 12 cm. Tuy nhiên cũng có những con khổng lồ được tìm thấy có chiều dài lên tới 42 cm hoặc hơn.

Tập tính và sinh sản

Rết là động vật chân khớp phần vỏ không có lớp cutin bao bọc nên chúng rất dễ mất nước. Cũng chính vì vậy mà có thể thấy chúng thường xuất hiện ở những nơi ẩm ướt và mát mẻ.

Các cánh rừng nhiệt đới ẩm, rập rạp chính là khu vực sinh sống rất ưa thích của loài này. Ngoài ra ở các vùng nông thôn chúng cũng xuất hiện rất nhiều ở cống rãnh, gầm tủ, gầm giường,…

Thức ăn của chúng chủ yếu là thịt của các động vật gặm nhấm hay thằn lằntắc kè,… Hoặc đôi khi, thậm chí chúng cũng có thể ăn các động vật cùng chủng loại với mình nhỏ hơn.

So với các loài chân khớp khác, rết cũng có một tập tính khá khác biệt chính là lột xác. Chúng lột xác thường xuyên để tiến hóa chứ không như đa số loài phải chọn thời điểm thích hợp.

con ret cach bat

Mùa đông đến rết ở các khu vực ôn đới cũng sẽ thực hiện ngủ đông để tránh được rét. Chúng thường vùi mình vào những chiếc lá khô rải rác và ngoi lên khi đến mùa xuân ấm áp.

Về tập tính sinh sản thì rết đẻ trứng và sinh sản đơn, nghĩa là không cần sự giao phối. Các con cái và con đực hoàn toàn không có sự kết hợp trong việc sinh sản thế hệ mới.

Ở mỗi lần đẻ, rết mẹ sẽ đẻ ra khoảng 60 đến 80 quả trứng và tự bảo vệ chúng. Rết mẹ sẽ bao bọc những quả trứng nào cho đến khi chúng nở và lột xác lần đầu tiên.

Một đặc điểm nữa của loài này là chúng không có giai đoạn ấu trùng mà phát triển trực tiếp.

Độc tố và cách chữa trị

Rết là loài ai cũng khiếp sợ không chỉ vì hình dáng kì dị mà chúng còn chứa độc tố. Loài này không những chứa độc mà độc chúng còn rất nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng con người.

Với vết cắn nông hoặc do con còn nhỏ cắn thì sẽ có những triệu chứng đau nhức và ngứa. Vết cắn bị sưng tấy lên và đôi khi xuất hiện tình trạng ù tai, chóng mặt, nhức đầu, nôn.

Đối với những loại rết lớn thì còn có thể dẫn tới co giật, đổ mồ hôi lạnh, sốt cao. Thậm chí nếu nặng hơn có thể dẫn tới tử vong cần sơ chế và được cấp cứu kịp thời.

con ret doc to

Một số cách sơ chế kịp thời để ngăn ngừa nọc độc của loài này thấm nhanh vào cơ thể. Đối với những trường hợp vết cắn nhẹ thì có thể làm sạch bằng xà phòng, thoa thêm dầu gió.

Điều này sẽ giúp nọc độc được giảm nhẹ đi nhanh và tránh bị sưng tấy nhiễm trùng hiệu quả.

Còn đối với những trường hợp nặng hơn đã dẫn đến các tình trạng ù tai nôn mửa chóng mặt. Thì bạn cần tìm ngay một mảnh vải để buộc chặt và chỗ vết thương tránh chất độc truyền đi.

Và ngay sau đó thì đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời sơ cứu. Đặc biệt bạn không được phép xoa bóp chỗ vết cắn bởi có thể làm chất độc phát tán nhanh.

Cách đuổi rết đi hiệu quả

Đặc tính của loài này chính là thích những nơi ẩm ướt, và chúng cũng tập trung nhiều ở đây.

Tại những chỗ đất như vậy quanh nhà bạn nên đốt các loại hương liệu cây bạc hà, oải hương. Và đặc biệt là sả, rết rất sợ những mùi này nên đây là cách xua đuổi chúng hiệu quả.

Xung quanh nhà bạn trồng các loại cây trên để tránh rết bò vào cũng như diệt côn trùng khác.

con ret co may chan

Hướng dẫn cách ngâm rượu

Tuy là một loài chứa độc nhưng chúng lại có tính nhiệt và vị cay rất tốt cho xương khớp. Người ta thường hay ngâm rượu rết để uống cải thiện các chứng kinh phong, mụn nhọt và đau khớp,…

Để có thể ngâm rượu một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn thì bạn cần thực hiện các bước. Đầu tiên là chọn loại rết sống ở những môi trường hoang dã tự nhiên, nhiều đốt nhiều chân, to.

Con dùng để ngâm thường có kích thước khoảng 7 cm đến 9 cm bụng đỏ vàng và lưng đen.

con ret ngam ruou

Bạn cần làm sạch chúng trước khi ngâm bằng cách nhúng qua nước sôi khoảng 70 đến 80 độ C. Sau đó vớt chúng ra và để cho ráo nước rồi đi chuẩn bị bình thủy tinh sạch và khô.

Cho rết vào bình thủy tinh vừa chuẩn bị, đổ rượu trắng khoảng 40 đến 45 độ vào ngập bình. Chỉ cần ngâm trong khoảng từ 2 đến 4 tháng là chúng ta đã có một bình rượu chất lượng.

Hiện nay rết trên thị trường có giá trị thương phẩm cao khoảng 3 đến 4 triệu đồng 1 cân. Và khoảng 15 đến 20.000 đồng 1 con nên nhiều người đã chuyển sang nuôi và kinh doanh loài này.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.