Thằn lằn là một loài bò sát rất dễ gặp, nhất là trong các lùm cây. Đôi khi người ta nhầm lẫn chúng với tắc kè, không phân biệt được 2 loài này.
Nếu nói về lợi và hại thì loài này cũng có ích cho môi trường nhưng hại cũng không ít. Nên người ta cần có biện pháp để kiểm soát để chúng không gây hại cho con người, môi trường.
Nội dung
Giới thiệu
Đây là loài bò sát, thuộc lớp có vảy, tổng cộng có trên 4675 loài khác nhau. Trong số đó chủ yếu có ở tất cả các châu lục, quần đảo, trừ Nam cực.
Thuộc phân bộ Larcertilia, không thuộc họ rắn vì có đặc điểm khác hẳn. Bao gồm cả loài không chân, có loài có 2 chân, 4 chân,…
Kích thước nhỏ, có thân và đuôi khá dài, mỗi loài khác nhau thì có màu khác nhau. Lớn nhất hiện nay là rồng komodo nặng 80kg và dài khoảng 3 mét.
Giữ vị trí mini nhất là tắc kè lùn chỉ nặng 120mg, chiều dài từ đầu đến đuôi là 1,6cm.
Chúng sống ở mọi địa hình như trên cây, mặt đất, sa mạc, mỏm đá,… Một số tìm thấy ở nơi ấm áp, có thảm thực vật phát triển ở Nam Bắc Mỹ như Texas.
Ở phía Bắc thì chúng lại xuất hiện nhiều ở Bắc Bắc Mỹ do có rừng thông khá mát mẻ.
Đặc điểm chung
Loài này có sừng và mào, có con có cánh và sở hữu thân mình nhiều màu sặc sỡ. Nhìn qua giống thạch sùng kích thước lớn nhưng đa màu sắc. Có loài chỉ dài vài centimet nhưng có con lại có chiều dài 3-17 mét.
Một số con sở hữu màu sắc tươi sáng, có các mảng đốm, óng ánh. Điều này giúp dễ thu hút được bạn tình nhưng cũng dễ bị kẻ thù nhận ra.
Có 4 chân, mỗi chân 5 ngón, 1 ngón không có vuốt, đuôi dài. Đuôi vằn nhiều đốt màu xen kẽ, chiếc đầu nhọn lồi ra cặp mắt đen.
Bụng có màu nâu hoặc trắng, đặc tính có thể đổi màu cơ thể theo môi trường. Đây là cách chúng ẩn mình thoát khỏi thù địch, khiến đối thủ không phát hiện ra.
Chúng có thể lột/ thay da của mình theo từng mảng trên người. Đuôi của nó nếu bị đứt, bị con khác cắn thì có thể tự cắt bỏ phần đó và mọc lại.
Cách này cũng giúp chúng thoát khỏi nhiều mối nguy hiểm hay trong khi đang bị tấn công.
Chúng có thể định vị màu sắc tốt, quan sát được con mồi, có cả ngôn ngữ cơ thể. Xác định lãnh thổ, giải quyết tranh chấp bằng các cử chỉ và tư thế đặc biệt.
Một số loài thằn lằn
Người ta thường nghe nói đến thằn lằn sấm và tiếp xúc dưới dạng mô hình. Có rất nhiều bộ lắp ráp mang tên như vậy nhưng thực tế loài này không tồn tại.
Những người yêu thích và đang nuôi bò sát cảnh thì chắc chắn biết đến thằn lằn da báo. Có tên tiếng Anh là Leopard Gecko, cực dễ chăm sóc, màu sắc bắt mắt.
Kích thước vừa phải, ai cũng nuôi được, thân có nhiều hoa văn, khá hiền lành. Leopard Gecko xuất hiện nhiều ở Ấn Độ, Pakistan,… những nơi khô cằn.
Thường sở hữu màu vàng với đốm đen giống báo gấm nên mới có tên gọi như vậy. Tuổi thọ mỗi con khoảng 20 tuổi, thân dài 18 đến 28 cm.
Có mí mắt và mí mắt cử động được, ánh sáng có thể xuyên qua đầu chúng. Đặc biệt còn có chiếc đuôi to nhưng nếu bị đứt, đuôi mọc lại sẽ không đẹp như cũ. Chúng có thể trèo lên đá, là loài lăng động, định kỳ sẽ tự lột da và ăn phần da đó.
Khá thân quen phải kể đến thằn lằn bóng đuôi dài với chi ngắn, da có vảy sừng khô. Cổ dài linh hoạt tứ phía, mi mắt cử động được, có màng nhĩ ở hốc tai.
Nơi nào khô ráo và có ánh nắng thì sẽ thấy loài này xuất hiện. thường ăn sâu bọ. Khi bò thì không chỉ có 4 chi mà đuôi và thân cũng di chuyển tì vào đất, mình uốn liên tục.
Tập tính và hoạt động
Ban ngày là thời điểm chúng hoạt động nhiều, được nhận xét là máu lạnh. Vì thế chỉ có thể làm ấm cơ thể bằng môi trường sống bên ngoài.
Chúng thường tận dụng ánh nắng của mặt trời, nằm phơi nắng trên mỏm đá. Vừa làm ấm người, vừa có thể hấp thụ vitamin D rất dễ chịu.
Ngoài ra còn đi kiếm ăn, săn mồi đơn lẻ hoặc bầy đàn gồm nhiều loại thằn lằn khác nhau.
Thức ăn đa dạng, có loài ăn thịt, có loài ăn tạp, có loài ăn rau. Điển hình loài này ăn nhện, ve sầu, kiến, mối, hay kể cả ốc,… Ví dụ như Caiman, Clark là 2 loài ăn được những thức ăn trên.
Hơn nữa chúng còn ăn được lá cây, các loại rau hay hoa quả, thậm chí là cỏ. Riêng Iguana thì ưa thích tảo biển, kỳ nhông Iguana thì ăn thực vật.
Đây là loài đẻ trứng, trinh sản, tự thụ tinh, mang thai mà không cần con đực. Thực tế các nhà động vật học chưa nghiên cứu tại sao lại có hiện tượng này.
Trường hợp gặp con đực khác thì hoạt động sinh sản vẫn diễn ra bình thường. Trứng thằn lằn kích thước nhỏ, thời gian con cái mang thai là 1 năm.
Loài có mào có thể đẻ số lượng trứng 1 lần là từ 8 đến 23 quả. Con con mới sinh biết đi, chạy và ăn ngay mà không cần mẹ chăm bón.
Thời gian để chúng trưởng thành là 1,5 đến 7 năm, có con trội hơn thọ nửa đời người.
Tác hại của thằn lằn
Đặc tính của loài này là nhanh nhạy, sống chuyên về đêm nên khó kiểm soát. Không chỉ xuất hiện ở khu vực nhà dân, gia đình mà còn có ở các văn phòng, nhà hàng,…
Vì thế gây nên cái nhìn không tốt, gây mất vệ sinh. Hơn nữa phân của chúng có mùi hôi khó chịu, bò lên tường làm bẩn tường.
Nếu di chuyển qua đồ ăn, con người ăn phải sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa. Nước tiểu của nó rất khai, bẩn, để thức ăn thừa lên men. Sẽ chính là nơi chúng có thể trú ngụ và sinh sản tạo nên môi trường không sạch sẽ.
Thường xuyên vệ sinh, giữ nơi ở trong lành, thoáng sạch hạn chế được loài này. Việc diệt các loại côn trùng khác như kiến, gián, muỗi,… cũng ảnh hưởng đến số lượng.
Do chúng không còn nguồn thức ăn nên di chuyển đi nơi khác, không xuất hiện nữa.
Tường, trần nhà nếu có lỗ hổng, vết nứt thì cần đắp trám lại ngay. Ngoài ra bạn có thể dùng bẫy, thuốc để diệt hiệu quả cũng rất tốt.