tac ke vao nha

Tắc kè là con gì có những đặc điểm ra sao hình ảnh chi tiết

5/5 - (1 bình chọn)
542 Views

Trong số động vật bò sát, loài được nuôi nhiều nhất chính là tắc kè. Loài này khá thú vị đem đến cho người nuôi sự thư giãn và cũng có giá trị về kinh tế.

Có rất nhiều người kinh doanh loài này và thành công. Có thời điểm trở thành “cơn bão” trên thị trường, là xu hướng giới trẻ săn lùng.

tac ke

Giới thiệu chung

Tên tiếng Anh của loài này là gecko gecko, thuộc cùng họ và chi tắc kè. Không có gì mới mẻ với người Việt, cực kỳ thân thuộc với người Nam Trung Bộ.

Nó còn được gọi với tên khác là cáp giải/ bích hổ nhưng không phổ biến cho lắm. Việc chăn nuôi hay sử dụng chúng cũng không có gì phức tạp. Đây là loài bò sát, kích thước ở tầm trung bình, thuộc một họ riêng biệt.

Nhìn chung công dụng của nó là ngâm rượu hoặc nuôi làm cảnh, thú cưng. Tuy nhiên tùy vào mục đích mà người nuôi phải trau dồi các kỹ thuật khác nhau.

Thân hình lớn, con đực có thể đạt 30 đến 40cm chiều dài, cân nặng 150-300 gram. Con cái thì nhỏ hơn, chỉ đạt chiều dài 20 đến 30 cm với tuổi thọ khoảng 7 năm. Có cá thể khỏe mạnh, chăm sóc tốt thì sống được đến 10 năm, thậm chí 18 năm.

tac ke nguon goc

Đặc điểm con tắc kè

Nhìn thoáng qua khá giống với thạch sùng nhưng kích thước lớn hơn và màu sắc khác.

Đầu hơi dẹt, tựa hình tam giác với đôi mắt đặc trưng màu nâu/ vàng cam. Thân có phủ một lớp vảy khá dày giống như các hạt nhỏ.

Hơn nữa mí mắt có lớp màng trong suốt, thường các loài khác con ngươi chuyển động ngang. Tuy nhiên riêng loài này thì có con ngươi chuyển động theo chiều dọc.

Đặc tính của mắt là tập trung cao độ, khi rình mồi hay quan sát gì đó. Nó có thể nhìn hàng giờ vào một chỗ, không chớp mắt, không rời đi.

tac ke dac diem

Lưng thường có màu xám xanh nhạt, kèm theo một số đốm nhỏ và vết sần. Thường các đốm sẽ có màu đỏ/ vàng, đôi khi là đốm trắng.

Một cách phân biệt giống là dựa vào màu sắc, con đực sẽ sặc sỡ hơn con cái. Phần bụng có màu xám/ trắng đục, cũng điểm thêm chấm vàng nhỏ xíu.

Chiều dài đuôi so với chiều dài cơ thể của nó bằng 30-40%, chia các khúc. Số lượng 6-9 khúc xám xen vàng nhạt, có 2 lỗ hậu môn.

Điều đặc biệt của phần đuôi là khi đứt rời có thể mọc lại sau đó. Các chân có 5 ngón trong đó có 4 ngón có vuốt nhọn.

Loài này thường sống một mình, chỉ khi nào cần sinh sản, giao phối thì chúng mới tìm đến nhau.

Điều thú vị về tắc kè

Đây là một trong những loài có môi trường sống xếp vào danh sách phong phú nhất. Hầu như nước nào cũng có, nhất là vùng nhiệt đới và vùng núi.

Chúng lựa chọn các hốc đá, kẽ hở ở đất/ đá hoặc các gốc cây, kẽ tường nhà. Chúng cũng có tiếng kêu riêng để nhận biết nhau cũng như phân biệt với loài khác.

Tiếng tắc kè kêu chỉ con đực mới có, có mùa kiếm ăn và mùa nhịn ăn. Khi nào khí hậu ấm thì chúng hoạt động mạnh, kiếm ăn không ngừng nghỉ.

tac ke vao nha

Đến khi khí hậu lạnh, đông đến, chúng chỉ ở trong tổ để trú đông, nhịn ăn. Và tất nhiên vẫn sống khỏe mạnh bởi có dinh dưỡng tích trữ ở đuôi.

Nếu như bắt chúng ở thời kỳ nhịn ăn thì sẽ bị suy giảm về giá trị làm dược liệu. Ngoài mọc lại đuôi thì bộ não của nó cũng có thể tái tạo được.

Phần đuôi mọc lại trong đó có cả phần xương nếu bị đứt. Nghiên cứu thấy não của loài này giống người, phục vụ cho lĩnh vực mới. Có khả năng tái tạo được để trị chấn thương hay thần kinh bị thoái hóa.

Đặc tính riêng

Phổ biến nhất là tắc kè bông khá dữ dằn, không đổi màu được nên khi nuôi chú ý. Không cẩn thận sẽ bị chúng cắn xé khi lại gần gây bị thương.

Có một loài thực vật gọi là tắc kè đá bởi có hình dạng rất giống loài vật này. Là nguyên liệu điều chế thuốc trị khớp hữu hiệu. Ngoài các điều thú vị trên thì chúng còn tự tắm được, làm sạch bụi bẩn khỏi da.

Chúng sinh sản 1 năm 2 lần, mỗi lứa như vậy thường có 2 trứng được sinh ra. Trứng luôn được nằm ở nơi kín đáo và an toàn (vách cây, vách tường,…).

tac ke lot da

Sau 3 tháng sẽ nở thành cá thể con, sống ngay trong gốc cây và tìm sâu bọ để ăn. Chắc có nhiều người thắc mắc sao chúng có thể bò trên tường điêu luyện.

Bởi bốn chân đều có lông, thông qua hiện tượng điện từ sẽ bám được trên đó. Ngày nay số lượng loài đang tăng nên dễ thấy tắc kè vào nhà, điều này rất bình thường.

Cách nuôi tắc kè

Nhận thấy giá trị cả về kinh tế và sức khỏe của loài này. Vì thế rất nhiều người tìm hiểu để nuôi chúng, có thể làm thuốc, có thể giải trí/ kinh doanh.

Loài này không có độc, thức ăn của chúng là châu chấu và dế, khá dễ kiếm ở nông thôn. Ngoài ra ăn nhện, bọ cạp nhỏ, rết,… tuy nhiên ở thành phố thì kiếm thức ăn ấy khá khó.

Chuồng nuôi thiết kế lưới nilong/ lưới sắt, nên tham khảo kích thước 3x2x2 (m). Trong chuồng để một vài ống tre/ cây gỗ để cho chúng leo trèo, sinh sản.

Nên nuôi số lượng đực cái ngang bằng để không gây đấu đá nhau khi sinh sản. Chế độ ăn hàng ngày là 2-10 con côn trùng kèm với nước uống.

tac ke cach bat

Chú ý nếu chúng tiểu tiện vào đó thì cần thay nước ngay, vệ sinh chuồng nuôi thường ngày. Sau khi nuôi 1 năm là thu hoạch được vì khi đó chúng đã đạt tuổi trưởng thành.

Thực tế chúng có thể chữa ho, hen suyễn lâu ngày, xua tan mệt mỏi. Phổ biến nhất là ngâm rượu/ sấy thành bột để uống hàng ngày, chế biến món ăn,…

Cách ngâm rượu tắc kè là ngâm 1 đôi đực & cái hoặc nhiều đôi chứ không ngâm lẻ.

Việc làm sạch nên sử dụng gừng ngâm rượu bóp vào thân trước/ sau của chúng. Trước đó phải bỏ nội tạng, dùng cồn 70 độ làm sạch máu, sau nửa tiếng mới ngâm.

Lấy bình thủy tinh, cho bích hổ vào, tiếp đó là rượu ngập cơ thể chúng. Sau cỡ 100 ngày thì chắt rượu ra, ngâm rượu mới lần 2 trong 2 tháng. Tiếp đó chắt rượu lượt 2 ngâm lượt 3 trong 1 tháng, trộn rượu 3 lần vào với nhau.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.