ruoi

Ruồi sống ở đâu tập tính như thế nào và tác hại của nó

5/5 - (1 bình chọn)
342 Views

Ruồi là một loại côn trùng mà con người luôn muốn xua đuổi và tiêu diệt ở khắp mọi nơi. Cơ thể chúng chứa rất nhiều vi khuẩn do thường sống ở những môi trường dơ bẩn và ô nhiễm.

Loài này chính là một trong những loài côn trùng chuyên gây ra các bệnh truyền nhiễm cho con người. Tuy không có nhiều người sợ về vẻ bề ngoài của chúng nhưng việc phòng tránh là rất cần thiết.

ruoi

Tìm hiểu chung

Ruồi là có danh pháp khoa học là Diptera có nghĩa là 2 cánh được dịch trong tiếng Hy Lạp. Di là hai và preta là cánh, tuy nhiên trên thực tế thì loài này có tới 2 cặp cánh.

Cụ thể, chúng có một cặp cánh nằm ở đốt ngực cuối có tác dụng làm bộ phận thăng bằng. Còn một cặp ở đốt ngực giữa, đây là một cặp cánh đơn, nằm đối xứng giúp chúng di chuyển.

ruoi hinh anh

Quần thể của loài ruồi rất lớn, trong bộ bao gồm tới  hơn 240.000 các loài côn trùng khác nhau. Trong số đó thì có khoảng một nửa đã được nghiên cứu còn một nửa chỉ mới được tìm ra.

Tuy là loài dơ bẩn bị nhiều người xua đuổi nhưng nó cũng góp phần quan trọng vào nghiên cứu. Đặc biệt là trong kinh tế và khoa học chúng có những đặc điểm nghiên cứu cực kỳ cần thiết.

Phân loại và thức ăn

Trong bộ côn trùng 2 cánh nói chung hay là bộ ruồi nói riêng rất đa dạng về chủng loại. Sự đa dạng về sinh học này khiến chúng có những loài khác hẳn nhau về tập tính sinh sống.

Một số phân loài nổi bật, đầu tiên là loài Bot Fly hay chính là loài chuyên sống nội ký. Loài thứ hai là loài sống ngoại kí sinh bao gồm 2 loài, loài ruồi cát và loài ruồi đen.

Loài thứ 2 là Horse Fly là loài hút máu, ngoài ra còn có một số loài thụ phân hoa.

Không như đa số loài ăn trực tiếp bằng miệng, ruồi dùng đầu hút ở miệng để hút thức ăn. Cũng chính vì điều này mà thức ăn tiếp nhận vào của chúng thông thường sẽ là ở dạng lỏng.

ruoi dac diem

Hầu hết các thức ăn đều là từ chất thải, thực phẩm hỏng ôi thiu từ động vật, con người. Những thức ăn này tất cả đều dơ bẩn và mang mầm bệnh nhưng chúng lại đặc biệt ưa thích.

Thức ăn của chúng là từ bãi nôn, chất đờm, dãi, phần thịt hoại tử thối rữa và cả máu. Chính vì vậy mà cơ thể chúng có rất nhiều vi khuẩn và luôn bị xua đuổi ở mọi nơi.

Đặc biệt ruồi vàng là loài phá hoại và đục củ quả nên người nông dân cực kỳ ghét chúng. Họ luôn tìm cách đuổi ruồi và tận diệt nó mọi lúc bởi loài này sinh sản cũng rất nhanh.

Tìm hiểu về đặc điểm

Cơ thể của con ruồi khi đã phát triển hoàn toàn sẽ bao gồm 3 bộ phận đầu ngực bụng. Mỗi một bộ phận cơ thể của chúng sẽ có những nhiệm vụ và những chức năng riêng khác nhau.

Phần đầu có râu có tác dụng phát hiện mùi, mắt của loài này rất đặc biệt nhìn bao quát. Đôi mắt chính là bộ phận sinh tồn chính của chúng và cũng giúp ích rất nhiều cho con người.

Mắt ruồi gồm hàng ngàn thấu kính, có thể nhìn ảnh 3D sắc nét, thính giác cũng rất tiến hóa.

ruoi dac diem

Phần ngực là nơi có 3 cặp chân và chứa cặp cánh cùng bộ phận thăng bằng trong không trung. Cặp cánh nằm ở phần đốt giữa của ngực còn bộ phận thăng bằng ở phần đốt cuối của ngực.

Chân gắn với ngực là bộ phận giúp di chuyển trên bề mặt có 3 cặp, mỗi chân 5 đốt.

Phần bụng của ruồi thường có 11 đốt hoặc cũng có loài 2 đốt cuối hợp nhất thành 10 đốt. Đây là nơi chứa cơ quan tiêu hóa và sinh sản của loài này, quanh cơ thể có lớp lông.

Tìm hiểu về vòng đời

Để hình thành nên một con ruồi trưởng thành có đầy đủ các bộ phận đầu ngực bụng như trên. Và có thể bay được thì chúng phải trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng và ruồi.

Đầu tiên là giai đoạn trứng, con cái sau khi được con đực thụ tinh sẽ đi tìm nơi đẻ. Nơi đẻ của chúng rất dơ bẩn như bãi rác, là nơi lý tưởng để trứng phát triển thành giòi.

Trứng thường to hơn 1mm và có màu trắng đục, một con cái mỗi lần để thường cho 75-150 trứng. Và trung bình thì trong một vòng đời sinh sống con cái sẽ sinh được khoảng 500 đến 900 trứng.

ruoi gioi thieu

Giai đoạn 2 là ấu trùng hay giòi, mất khoảng 1-3 ngày để trứng phát triển sang giai đoạn này. Tại nơi mà chúng được sinh ra chúng sẽ hấp thụ dưỡng chất và protein từ các chất xung quanh.

Ấu trùng có kích thước khoảng 3 đến 9 mm, chúng lột xác 2 lần để cơ thể phát triển. Giai đoạn này chúng có nhiệm vụ tích trữ năng lượng để hóa nhộng ở một nơi rất tối tăm.

Giai đoạn 3 là nhộng, sau khi giòi tích trữ năng lượng khoảng 14 đến 30 ngày sẽ hóa nhộng. Chúng sẽ tìm nơi không có ánh sáng, khô ráo mát mẻ để thực hiện công đoạn này của mình.

Nhông có đầu tròn hình trụ là kén chứa ấu trùng, dài khoảng 1,2 mm khi vỏ bắt đầu cứng. Lúc mới hình thành nhộng có màu vàng và sau đó thì chuyển sang màu sẫm rồi màu nâu đỏ.

ruoi nguon goc

Giai đoạn cuối là ruồi trưởng thành sẽ tiến hóa từ nhộng trong khoảng 1 tuần tùy vào điều kiện. Để hóa ruồi hoàn thiện con cái mất 24 giờ và con đực mất 16 giờ rồi bay khắp nơi.

Trung bình thì tuổi thọ của loài này là khoảng 28 ngày bao gồm cả 4 giai đoạn phát triển. Trong đó có khoảng 14 ngày là hình thành còn 14 ngày là chúng có thể sinh sống kiếm ăn.

Tuy chỉ sống khoảng 2 tuần ngắn ngủi nhưng số lượng trứng mà chúng sinh sản ra vô cùng lớn.

Ích lợi trong nghiên cứu

Trong đôi mắt của ruồi chứa hàng ngàn thủy tinh thể li ti giúp nhìn được cả tia cực tím. Nó còn có thể chuyển hướng nhìn rất nhanh giúp ruồi bay hay đảo người mà không mất phương hướng.

Đây chính là đặc điểm giúp ứng dụng trong việc nghiên cứu cảm quan nhạy bén mắt ruồi nhân tạo. Nghiên cứu này dùng cho phát triển máy bay hoặc ô tô không người lái hay cho người khiếm thị.

ruoi cach diet

Trong pháp y, giòi là một nhân tố quan trọng trong việc giúp phát hiện ra thời điểm tử vong.

Tuy dơ bẩn nhưng không thể phủ nhận loài này rất có ích cho việc phát triển của con người.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.