sau rom

Sâu róm có những loài nào hình ảnh và thuốc trị ngứa

5/5 - (1 bình chọn)
490 Views

Một loài vật không mấy người yêu thích, thường gây hại là chính phải kể đến sâu róm. Có rất nhiều loại khác nhau nhưng nói chung hầu như gây hại, cho thực vật và cho cả người.

Nếu không may bị dính lông sâu thì nên làm gì, bạn phải biết cách xử lý ngay lập tức.

sau rom

Loại sâu róm đỏ

Danh pháp khoa học của loài này là Cricula trifenestrata, cuộc đời qua 4 giai đoạn. Đầu tiên là trứng tròn/ bầu dục, màu trắng ngà hơi vàng.

Kích thước khá nhỏ chỉ 1mm, khi nở thành sâu non. Con non có nhiều màu như đỏ, vàng nhạt, đen và nâu, dài từ 2 đến 6cm.

Toàn thân phủ nhiều gai mảnh và nhọn, có 10 đốt, 7 cặp chân. Trong đó 4 đôi ngắn và to ở vị trí bụng, các đôi khác mảnh hơn và ngắn hơn.

Đốt gần đuôi hơi phình ra, hơn nữa đuôi có thêm đôi râu khiến nhiều người nhầm đó là đầu.

Dọc lưng có sọc trắng, con non đã bắt đầu gây hại, nhất là vào sáng sớm. Ngoài ra chiều tối chúng cũng ăn lá cây, nếu thấy quá nắng sẽ nấp ở dưới lá.

sau rom do

15-20 ngày là thời gian tồn tại của con non. Sau đó sẽ bước vào giai đoạn nhộng kéo dài nửa tháng với chiều dài 2-3 cm.

Nhộng có 2 màu là đen hoặc đỏ, đến khi thành bướm sẽ dài hơn một chút khoảng 4cm.

Bướm cái so với đực thì to hơn, màu trắng ngà, dần sẽ thành bướm màu vàng bắt mắt. Lưng điểm xuyết một vài chấm đen và con cái có thể đẻ đến 150 trứng/ lần.

Loài này ăn phần chồi non mới nhú hoặc lá cây, phần gân thì chừa lại. Ăn khỏe kèm theo sinh sản nhanh, mạnh nên số lượng tăng cực kỳ nhanh.

Chỉ phút chốc cây đã trụi lá, thích ăn nhất là lá bơ và lá điều. Cây con bị sâu róm đỏ ăn thì sẽ không lớn được thậm chí là chết cây.

Đặc điểm sâu róm xanh

Hầu như đều trải qua các giai đoạn trứng, sâu non, nhộng, bướm (trưởng thành). Trứng màu trắng nhạt, hình bầu dục/ tròn sắp nở chuyển màu xám nhạt.

Con non sinh ra màu xanh lá mạ, đầu màu nâu. Thành nhộng cũng có màu xanh tương tự, chuẩn bị phá kén thì chuyển màu cánh gián.

Bướm có màu nâu sẫm toàn thân, đầu có râu như lông chim, cánh đen. Một năm có 4 lứa, bạch cương, bọ ngựa, ruồi ba vạch, nhện là thiên địch của loài này.

sau rom xanh

Cách phòng tránh loại này là dùng bẫy đèn tím, 1 bẫy 1 đêm có thể được 221 cá thể. Nếu dùng bẫy đèn trắng/ vàng thì số lượng ít hơn chỉ 24, 25 cá thể mà thôi.

Cách khác là bỏ cây nào quá còi cọc, bị hại, cây bụi giữ lại để có thiên địch trừng trị. Ngoài ra có thể phun các loại thuốc sinh học, hóa học đặc trị vô cùng hiệu quả.

Đặc điểm con sâu róm thông

Trứng đẻ thành hàng trên lá thông dạng elip màu xanh nhạt. Dần chuyển hồng nhạt, đạt màu hồng sẫm là khi trứng sắp nở.

Con non có lông với 12 đốt, tổng cộng có 8 cặp chân. Từng giai đoạn có màu và chiều dài khác nhau, trải qua 5 lần lột xác.

Con đã trưởng thành sở hữu thân màu nâu như đất với một lớp lông dẹt phủ bên ngoài. Lớp lông này khá dày, miệng có râu và vòi, lông phủ cả chân.

sau rom thong

Mỗi con dài 2,8 đến 3cm với cánh dài 2 đến 2,7cm, mắt xanh vàng. Là dạng mắt kép, cánh trước màu đậm hơn điểm vài chấm nâu.

Đặc tính di chuyển chậm, muốn diệt trừ có khá nhiều cách. Người ta hay dùng bẫy đèn hoặc phun thuốc diệt trừ là hiệu quả nhất.

Cách diệt sâu róm

Đơn giản nhất là bắt thủ công bằng nhíp, kéo, cắt bỏ lá, cành,… Cách khác dùng ớt/ gừng/ tỏi xay ra xịt lên lá gọi là phương pháp diệt hữu cơ. Bởi có mùi khó chịu và cay nồng, dễ xua đuổi chúng đi.

Nên tỉa bớt cành và tạo sự thông thoáng cho cây, quan sát phát hiện sớm sâu bệnh. Có điều kiện thì nên thả vào vườn ong mắt đỏ/ kiến vống vàng để ăn sâu.

sau rom cach tieu diet

Một số cách khác là xông khói, đốt lông sâu cho chúng rơi xuống rồi giết. Nhanh hơn là ngắt cành/ lá có sâu hay trứng/ con non tiêu hủy hết, kể cả đối với kén.

Mọi người dùng nhiều là các chất hóa học, thuốc trừ sâu, cách này nhanh nhạy. Tuy nhiên không tốt cho cây và đất, gây hại môi trường.

Biết cách phun đúng liều, thời gian thì sẽ hạn chế được và vẫn rất phù hợp.

Khi phun chú ý phun thời điểm trước khi cây trổ bông phun là tốt nhất, phun từ ngọn xuống.

Cách trị ngứa sâu róm

Loại nhiều lông này nếu bám vào da/ mắt/ miệng thì sẽ gây biến chứng nặng. Nếu biết cách xử lý thì không hề nguy hiểm, nhanh khỏi.

Trong lông sâu róm có độc tố, nếu như chạm vào da thì sẽ gãy khỏi cơ thể chúng. Và bám ngay vào cơ thể người gây viêm da, ngứa và mẩn đỏ.

Trẻ nhỏ đôi khi không biết cầm phải chúng hay bị rơi vào người. Có gió lông bay trong không khí và bám vào người, đây cũng là nguyên nhân gây ngứa.

Một số vị trí da bị tổn thương thường ở cổ, cẳng chân, hông bụng, bàn tay/ chân. Thường sẽ bị ngứa, mẩn đỏ, đau rát, đôi khi có loài gây đau nhức vùng da.

sau rom cach tri ngua

Nổi mề đay, xuất huyết, có trường hợp nhức đầu, bị sốt, huyết áp tụt đột ngột. Những vết đó có hình dạng như vết chân bò, càng gãi càng ngứa.

Bởi vì lông sẽ đâm sâu hơn vào da, độc tố ngấm vào da khiến bệnh nghiêm trọng. Nên loại bỏ lông bằng nhíp, que kẹp, băng dính, thay ngay quần áo. Lấy khăn lạnh đắp lên vị trí đó sẽ thấy đỡ hơn.

Sát trùng qua bằng nước vôi loãng nơi phần da bị dính lông sau khi đã lấy lông ra. Có thể thay bằng xà phòng, cách khác là dùng xôi nóng lăn qua đó để giảm đau ngứa.

Nếu đắp thuốc thì dùng lá chàm/ lá bỏng giã nát đắp lên và lấy băng gạc quấn lại. Không có 2 lá trên thì dùng lá bạc hà bôi lên, với tính mát cũng sẽ hạ được sưng tấy.

Dùng chính ruột của sâu róm bôi vào vết thương, chỉ áp dụng với 1 số loại. Dễ dàng và sẵn có trong nhà là dùng kem đánh răng thoa lên vết thương. Quan trọng nhất là chú ý dạy trẻ nhỏ phân biệt loài vật này và tránh xa chúng.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.