sau bien gioi thieu

Sâu biển là gì cách xử lý khi bị nó cắn như thế nào

5/5 - (1 bình chọn)
429 Views

Một loài vật gây hại với hình dáng lạ gần đây xuất hiện nhiều ở biển là sâu biển. Nó khiến nhiều động vật biển bị đe dọa, biến mất dần và gây sự hoang mang cho cư dân.

Ở nước ta, ven biển xuất hiện khá nhiều nhất là miền Nam và Trung. Vì thế nhiều người dân nuôi thủy sản không khỏi trăn trở về mất mát.

sau bien

Giới thiệu sâu biển

Nó còn được gọi là rết biển hay chuột biển với danh pháp khoa học là Chloeia sp. Theo phân tích thì nó thuộc ngành Annelida (giun đốt) có nhiều tơ mảnh Polychaeta.

Chiều dài thân cỡ 5cm đến khoảng 10cm, sống lưng và dọc thân có vô số lông. Thân ngoài các đốt còn có các đốm tròn/ tam giác trông khá sặc sỡ.

Quan sát chúng di chuyển thấy một nửa sống sâu, nửa lại thấy giống với đỉa. Phần đầu hơi phình ra, đuôi thon nhỏ hơn, bụng màu trắng.

sau bien gioi thieu

Lưng màu xám đen với lớp lông đen nhìn qua thấy rợn người. Dọc thân có một đường chỉ đen kéo dài từ đầu đến đuôi. Không có hàm nhưng giết chết con mồi bằng cách hút hết sạch nước của nó.

Miệng cực lớn, có thể ăn được những loài to hơn cả cơ thể chúng. Khi đó đạt được chiều dài 30cm, lông trên thân chúng có độc.

Chân giống rết cả hình dáng và số lượng nhưng mềm hơn. Mỗi chân có thêm chân phụ với các thùy và xúc tua.

Khi bơi trong nước rung rinh uyển chuyển, đôi khi thân có màu đỏ/ cam. Trên đó có lông kitin để bơi, bơi chèo với lông có gai sắc nhọn.

Đặc điểm và tập tính

Bình thường nó ở dưới cát và bùn, ban đêm có ánh sáng trắng thì sẽ chui lên mặt nước.

Ở nước ta có rất nhiều ở Cát Bà, Vân Đồn,… không chỉ ở khu có thủy sản. Mà cả các bãi tắm khiến khách du lịch sợ hãi.

Đối với ngư dân thì nó gây hại và tổn thất lớn nhất là đối với ngao. Chúng có thể nuốt cả con ngao, hút nước rồi nhả lại vỏ.

Thức ăn của nó không chỉ vậy mà còn có san hô, các loại hải quỳ, hải tiêu. Còn có bọt biển, thủy tức, chai ốc,… chúng đều ăn được.

sau bien dac diem

Bộ phận trợ giúp đắc lực cho việc tìm và nghiền mồi chính là hàm, răng, răng sừng, xúc tua,…

Tháng 4-6 là khi chúng sinh sản nhiều nhất, chọn nơi có mùn bã hữu cơ. Vì khi đó chúng cần ăn nhiều, vùng nước càng mặn thì càng sinh sản nhiều.

Đặc biệt sinh sản cực nhanh nên bắt cũng không xuể. Có thể chỉ sau 1 đêm đã thành một đàn khổng lồ dày đặc.

Nhiều người gọi loại này là loài vật dị dạng, quái dị do vừa có đặc điểm giống rết. Nhiều lông như sâu róm, cách bơi, di chuyển lai cả rết và đỉa.

Nhiều người nhìn qua rất sợ hãi, đã có trường hợp kéo lưới toàn sâu biển. Đến cả người kéo lưới cũng phải hét lên, bỏ chạy ngay.

Sâu biển gây hại

Các nơi chúng có mặt phải kể đến vùng cửa sông nước lợ, bãi triều cát/ lầy. Ngay cả trong các cỏ/ thảm rong hoặc một số rừng ngập mặn.

Ngoài gây hại cho thủy sản đang nuôi trồng, giảm sút kinh tế. Thì nó còn ảnh hưởng đến con người nếu vô tình bị nó chạm lên da thịt. Hoặc là bị chúng tiếp xúc lên da, khi đó xuất hiện mẩn ngứa khu vực đó.

Nhiều người da nhạy cảm còn bị sưng tấy lên, mưng mủ nguy hiểm. Đã có trường hợp như vậy ở Vũng Tàu khi vực Bãi Sau, chúng bơi dày đặc. Do lông chứa độc, chất độc này tương tự giống độc có trong lông của sâu róm.

sau bien xu ly

Từng đợt sóng xô vào bờ sẽ kéo theo lượng lớn sâu biển, chúng sẽ ẩn ngay dưới cát. Đôi khi chúng dập dềnh ở mực nước tầm ngang hông người.

Cuộc khảo sát ở Ninh Bình phát hiện rất nhiều rết biển ở vùng nuôi ngao. Lượng ngao giảm đột ngột khiến người dân “khóc mếu” vì sợ mất trắng.

Nó còn ảnh hưởng đến du lịch vì nhiều khách du lịch bị ngứa dát do dính lông của nó. Từ đó gây lên nỗi ám ảnh cho bản thân họ, rồi lan truyền đi nhiều nơi.

Khiến khách không dám đến và tắm nữa, gây nỗi sợ cho họ. Mặt khác đây lại là mồi câu cá hanh cực nhạy vì béo, có máu tanh dễ dụ được cá.

Diệt trừ sâu biển

Khuyến cáo người dân không nên thả các loại ngao nhỏ, thả loại lớn. Vì như vậy sẽ hạn chế được việc chúng ăn ngao, tránh thả loại 1kg có 500-800 con.

Có thể giăng lưới để bắt, quây đăng, thu hút chúng bằng ánh sáng trong đêm. Ví dụ như dùng đèn để lôi kéo chúng nổi lên khỏi đáy cát.

Dùng vợt bắt thủ công cũng giảm được khá nhiều. Không dùng hóa chất, thuốc mà chưa được cấp phép hay khuyến cáo.

Sẽ rất dễ gây ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến sinh vật khác. Mà không hề diệt được loài sinh vật cần diệt.

sau bien cach diet

Đây là kẻ thù của nhiều người dân vì họ phải bỏ nuôi ngao do không thể chống lại được. Từ đó làm mất đi nguồn thu nhập chính, cuộc sống khó khăn.

Dù đã áp dụng cách trên nhưng việc vớt sạch hết chúng vô cùng khó khăn. Tỷ lệ sinh sản vượt nhiều lần tỷ lệ chết đi.

Tuy nhiên đến tháng 7 hết mùa chúng tự biến mất. Lúc này môi trường ổn định bạn có thể nuôi lại thủy sản.

Mùa sinh sản thì không thể kiểm soát được số lượng nên hạn chế nuôi thủy sản vào khi đó.

Sơ cứu khi bị dính độc rết biển

Trước hết nếu thấy triệu chứng như trên thì phải đi rửa ngay vùng da bị thương. Sử dụng nước sạch, không gãi, nếu gãi nhiều độc sẽ thấm vào sâu.

Có thể áp dụng đắp lên vết thương tỏi tươi đập dập sẽ thấy không còn đau nữa. Cách khác là dùng các lá sau: rau cần, cỏ nồm, cây khoai nước. Kèm theo chút tỏi và muối trắng, lượng nhỏ phèn chua.

sau bien nguy hiem

Đem giã tất cả cho thật nát, đắp lên, đắp nhiều lần. Khi thấy nóng thì thay lượt thuốc mới, cách này có thể hút độc, giảm sưng, hết nhức. An toàn nhất vẫn là gặp bác sĩ, thăm khám và bôi thuốc đúng chỉ định.

Khi nhìn thấy chúng nên tránh xa, không được tò mò lại gần dễ bị ngứa dát. Chú ý khi cho trẻ đi du lịch vì tính hiếu thắng chúng dễ cầm bắt rết biển để nghịch.

Nếu như thấy bỏng rát khó chịu thì nên đến viện khám ngay. Trước khi đặt chân xuống biển, dù tắm hay có việc gì khác thì nên quan sát kỹ.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.