cach xu ly khi bi cho can

Cách xử lý khi bị chó cắn để an toàn nhất cho cơ thể

5/5 - (1 bình chọn)
425 Views

Đối với các vết cắn của chó hay bất kỳ vật nuôi nào, bạn cũng không nên chủ quan. Thông tin về cách xử lý khi bị chó cắn sau đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Khi không may gặp phải thì phải giải quyết như thế nào? Thông thường không chỉ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng mà còn có khả năng bùng phát bệnh dại rất cao.

cach xu ly khi bi cho can

Cách sơ cứu khi bị chó cắn

Đa số những chú chó ở nước ta còn chưa được tiêm phòng dại từ trước, vì vậy khi không may bị chúng cắn phải thì có những hậu quả không thể lường trước được.

Đây cũng là điều mà ai trong chúng ta đều rất lo ngại, bởi có rất nhiều trường hợp không may đã xảy ra khi chúng ta chủ quan với vết cắn, vết cào thông thường này từ động vật.

cho can

Vì vậy cách sơ cứu trước là rất quan trọng, bao gồm: rửa sạch vết thương, bôi thuốc sát trùng, nâng cao vùng bị thương, cầm máu và tiêm phòng dại nếu cần. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể từng bước xử lý tốt nhất nhé.

Các bước xử lý khi bị chó cắn an toàn hiệu quả

Để đảm bảo rằng bạn an toàn, không bị lây nhiễm hãy thực hiện những biện pháp sau đây:

Làm sạch vết thương bị cắn

Việc đầu tiên, cũng là bước sơ cứu cực kỳ quan trọng, mà không ai trong chúng ta được bỏ qua đó chính là rửa sạch vết thương. Bạn hãy tiến hành tách rời quần áo với vết cắn để hạn chế nước bọt của chó sẽ tiếp tục dính vào vết thương.

Rửa sạch vết thương ngay dưới vòi nước đang chảy. Bạn có thể sử dụng cả nước ấm, xà bông, nước muối hoặc dung dịch sát trùng để làm sạch vết thương tốt nhất. Lưu ý rằng bạn nên rửa vết thương nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương thêm vết thương của bạn.

rua sach bang xa phong

Sử dụng thuốc sát trùng

Chỉ rửa bằng nước lạnh thông thường sẽ không thể nào làm sạch hoàn toàn vết thương. Vì vậy bạn cần phải sử dụng các loại thuốc sát trùng hiệu quả như cồn, ô xi già,…

Chỉ cần nhỏ số lượng nhỏ lên vết cắn và thổi nhẹ nhàng vào vết thương, các chất sát trùng sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Bạn nên nhỏ vào vết thương và thổi, không nên bôi bởi lúc này sẽ mang đến cảm giác xót và đau rất lớn.

rua sach vet thuong

Nâng cao vết thương và cầm máu

Cách sau đây cũng không kém phần quan trọng. Đặc biệt với phần vết thương tại chân, cánh tay thì bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Đây là cách hạn chế chảy máu rất tốt.

Chỉ cầm máu sau khi đã rửa xong vết thương, thời gian ước chừng từ 10 – 15 phút.

bang vet thuong

Tiêm phòng dại

Chắc chắn đây là bước không thể nào thiếu khi chẳng may bạn bị chó cắn. Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn nên đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sỹ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại.

Tại đây bác sĩ sẽ tư vấn, đặt lịch theo dõi cho bạn trong vòng 15 ngày để theo dõi tình trạng của chó cũng như của vết thương khi bị cắn. Không chỉ phải tiêm phòng dại mà bạn còn cần phải tiêm phòng vắc xin uốn ván.

tiem phong cho dai

Những dấu hiệu của vết cắn cũng có thể thể hiện được tình trạng cũng như khả năng phơi nhiễm bệnh dại từ chó của bạn. Vì vậy bạn có thể tham khảo ngay để lưu ý, không nên chủ quan trong bất kỳ trường hợp nào:

  • Vết cắn sâu hơn 2 cm.
  • Sau 15 phút nhưng vết thương không thể cầm máu, hoặc từng tia máu phun lên.
  • Có rất nhiều vết cắn.

Trong các trường hợp được chúng tôi lưu ý trên bạn vẫn cần phải tự sơ cứu nhanh chóng, sau đó đến các trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ và theo dõi, không nên chủ quan trong bất kỳ trường hợp nào, dù đó là chó nhà bạn nuôi nhé.

Việc quan trọng không kém nữa chính là theo dõi tình trạng của chú chó đã cắn bạn, để đảm bảo rằng nó không bị mắc các bệnh dại, hay bị ốm, thất thường nhé.

Những biểu hiện phát bệnh dại từ chó bạn không thể nào bỏ qua

Trong nhiều trường hợp cụ thể, tốt nhất là sau khi xử lý vết thương, hãy đến ngay với địa chỉ, cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời và tiêm phòng nhanh chóng nhé.

Dưới đây là những trường hợp mà bạn không cần phải xác minh, hoặc chỉ cần theo dõi chó trong một thời gian ngắn là có thể nhìn nhận được dấu hiệu bệnh dại từ nó:

  • Chú chó cắn bạn đang có biểu hiện phát bệnh, các dấu hiệu dần dần rõ ràng hơn như: mắt đỏ ngầu, chảy dãi, trông rất buồn bã, mệt mỏi, và thậm chí là sùi bọt mép
  • Chó hoang, chó lạ cắn bạn
  • Khu vực nó sống gần với vùng đang có dịch bệnh
  • Có quá nhiều tổn thương, hoặc có nhiều vết cắn
  • Khi bị cắn bạn đang mắc các chứng bệnh về gan, tiểu đường…

bi cho can

Trong quá trình bị chó cắn và theo dõi, nếu chủ quan không được theo dõi sát sao, bỏ qua những dấu hiệu cơ bản này thì nguy cơ phơi nhiễm bệnh dại, uốn ván và các bệnh lây nhiễm khác rất cao.

Đã có rất nhiều trường hợp xấu đã xảy ra, thậm chí là có rất nhiều ca tử vong do nhiễm dại từ vết chó cắn khi các bé còn rất ít tuổi. Vì vậy việc theo dõi chó hàng ngày và đảm bảo sơ cứu ban đầu là công việc cực kỳ quan trọng.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng có rất nhiều biện pháp có thể chống và hạn chế được bệnh dại  như: tiêm định kỳ phòng bệnh dại cho chó theo hướng dẫn của bác sỹ thú y, nuôi nhốt chó, hạn chế thả rông.

khi cho can phai lam sao

Không cho trẻ đùa nghịch với chó, mèo khi đang ăn, theo dõi thường xuyên con chó trong 2 tuần sau khi bị cắn, không tiếp xúc với cho khi có dấu hiệu bị bệnh dại,…

Cách xử lý khi bị chó cắn ban đầu là rất quan trọng,. Bước sơ cứu đầu tiên mang đến hiệu quả cứu chữa về sau, đảm bảo sự an toàn về tính mạng cũng như giữ cho sức khỏe của bạn được tốt nhất. Vì vậy bạn không nên chủ quan nhé.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.