cach trong cay hoa hong trong dat

Cách trồng hoa hồng như thế nào cho cây luôn xanh tươi

5/5 - (1 bình chọn)
292 Views

Trong số các giống hoa hiện nay thì hồng chính là nữ vương được ưa chuộng nhất. Chúng có rất nhiều loại như hồng cổ, hồng Sapa,… ẩn chứa vẻ đẹp độc đáo.

Rất nhiều người muốn tự trồng chúng để thưởng thức hoặc làm đẹp vườn nhà. Vậy cách trồng hoa hồng như thế nào để sai hoa và luôn khỏe mạnh. Chuẩn bị những gì và tiến hành trồng ra sao sẽ có đủ trong bài dưới đây.

Giới thiệu về hoa hồng

Trước khi tiến hành trồng loại cây này thì cần nắm được một số đặc điểm về chúng. Cách sinh trưởng và thích hợp với điều kiện như thế nào.

Đây là cây bụi thân gỗ, chiều cao trung bình, một số giống cao vượt trội. Được chia thành nhiều cành con, tỏa ra khắp xung quanh trông khá xum xuê.

Nếu tiến hành cắt tỉa thường xuyên vẻ đẹp càng được phô ra rõ hơn. Lá tựa lông chim, lá kép với 3-9 lá/ cành, còn được viền răng cưa sắc nhọn.

Toàn thân phủ gai nhọn có thể gây chảy máu nếu bất cẩn, trông chúng thật mạnh mẽ.

cach trong cay hoa hong

Hồng có nhiều cánh đan xen với nhau dạng so le, có bông cánh cực nhiều và dày. Kích thước tùy loại mà to/ nhỏ khác nhau, có bông to như chiếc bát tô khi nở rộ.

Mỗi cành có từ 1-3 bông, tuy nhiên có thể có 5 bông với một số loài sai hoa. Màu sắc đa dạng: hồng, trắng, đỏ thẫm, đỏ cam, vàng,… Khi cắm kết hợp với nhau cực tinh tế và bắt mắt.

Hơn nữa nó là một trong số các loài hoa có hương thơm dễ chịu nhất. Mùi thơm thoang thoảng tỏa ngát ra không gian, có loại thì mùi thơm ẩn trong nhị.

Nói về ý nghĩa thì đây là biểu tượng cho mọi thứ, cả tình bạn, tình yêu. Có thể bày tỏ cả tình cảm với đồng nghiệp, người thân đều có màu sắc phù hợp.

Chúng sống được ở môi trường khắc nghiệt, tuổi thọ dài, dễ thích nghi. Về sâu bệnh cũng không bị nhiều, có thể tự thân chống chịu được.

Chuẩn bị trồng hoa

Để có thể có những cây khỏe mạnh, trổ nhiều bông to thì không thể bỏ qua bước chuẩn bị.

Đầu tiên cần lựa giống, cách nhân giống là giâm cành, trồng bằng hạy hay tách bụi. Hoặc cũng có thể mua các cành đã được các nhà vườn giâm sẵn.

Đó cũng là cách tốt nhất đối với những ai trồng hồng lần đầu vì dễ chăm nhất. Chú ý chọn cây nào mập một chút, trông khỏe, có nhiều cành và lá.

cach trong cay hoa hong chuan bi

Như vậy sẽ dễ sống và cũng không cần tốn công và bỏ nhiều thời gian chăm bón. Việc làm đất là vô cùng quan trọng, dùng đất tơi, xốp, thoát nước được là tốt nhất.

Không cần phải tuyển chọn đất giàu dinh dưỡng/ màu mỡ vì hồng không kén đất. Có thể dùng hỗn hợp đất & trùn quế/ xơ dừa sẽ thấy cây lớn cực nhanh.

Giống cây này ưa sáng, thoáng gió và cần nhiều nắng hơn, thường là 6-8 tiếng/ ngày. Nên nắm được điều đó và biết cách thì sẽ có được cây cực sai và hoa to, rạng rỡ.

Cách trồng và chăm sóc hoa hồng trong đất

Ưu điểm của phương pháp này so với sử dụng chậu là tốn ít công chăm sóc. Nếu quan sát và so sánh thì thấy hồng trồng dưới đất chịu bệnh tốt, ít mắc bệnh hơn.

Loại trồng tốt nhất dưới đất là cây cao trên nửa mét, dùng khoảng 40% đất thịt. 60% còn lại có thể dùng xơ dừa, phân hữu cơ, xỉ than trộn kèm.

cach trong cay hoa hong trong dat

Đào hố sâu 20-30 cm, hố sâu 10cm đối với nơi dễ ngập, đường kính miệng hố khoảng 60cm.

Đặt cây vào hố, phủ đất và giá thể lên, lấy gậy chống cho cây đứng thẳng. Và cũng tránh bị rung lắc lúc gió to khi rễ cây chưa bám chặt vào đất.

Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu

Đối với trồng trong chậu có điểm khác biệt so với trong đất khá nhiều. Chọn chậu phải phù hợp với kích thước tối đa của cây để không phải chuyển chậu nhiều lần.

Giống có thân lớn thì chọn loại chậu to để có thể tích được nhiều nước cung cấp cho rễ.

Nếu bắt đầu trồng bằng cành giâm thì chọn chậu nhỏ cao 30cm, bán kính 40cm. Như vậy rễ cây hút được đủ nước, không bị úng, ngập, thối rễ. Khi cây lớn hơn thì có thể đánh sang đất hoặc chậu khác to hơn cho cây phát triển.

cach trong cay hoa hong trong chau

Đặt chậu ở nơi nhiều ánh sáng nhất, nhưng tránh việc cây bị nắng chiếu thẳng vào. Nếu đặt ở nơi thiếu sáng có thể cây lụi dần, không trổ bông, còi cọc, bị bệnh, lá vàng,..

Đặc biệt đáy phải có lỗ thoát nước, đặt chậu cao hơn mặt đất để có thể thoát nước được. Có thể xếp một lớp đá/ sỏi hoặc than/ củi khô ở đáy rồi với cho đất lên trên.

Làm đất như trên và san bằng vào chậu, cách miệng từ 5-7 cm (chậu nhỏ). Hoặc cách 10cm với loại chậu to, đặt cây vào giữa phủ đều đất lên trên.

Đối với cành giâm tưới bằng vòi nhỏ mỗi sáng, ngày nắng tăng cường thành 2 lần/ ngày. Đối với cây trưởng thành thì tưới nhiều hơn, khoảng 2 ngày tưới 1 lần.

Cách chăm sóc hoa hồng ngoại leo

Đối với giống leo nên cắt cành, ngâm vào nước chứng 3 tiếng và mang đi trồng. Không cần đào hố to nhưng cần phải sâu, nhấn chặt gốc.

Nên trộn thêm phân hữu cơ vào đất và tưới sơ một lượng nước nhỏ cho cây. Tưới mỗi sáng, chỉ nên tưới gốc, kèm theo bón phân nito, photpho và kali.

cach trong cay hoa hong leo

Nhưng chỉ bón vào mùa xuân, tháng 7 mưa nhiều thì không bón nito.

Có thể cho leo vào ban công, hàng rào, nếu không thì làm giàn cho chúng leo. Nên cắt tỉa bớt cành nhỏ và hoa tàn, lá úa và các mầm phụ nhỏ.

Trừ mùa đông thì mùa nào bạn cũng có thể trồng hồng leo và trồng hướng đón nắng.

Cách chăm sóc hoa hồng khi bị bệnh

Dù chống chịu tốt nhưng cũng không tránh khỏi một số bệnh đặc trưng của hồng. Đó là bị rệp vẩy nến, tốt nhất là cạo thủ công bằng bìa/ nhựa cứng.

Sau đó bỏ đốt, hạn chế phun thuốc diệt rệp vì như vậy khá hại cây.

cach trong cay hoa hong cham soc

Sâu lá cũng là hiện tượng thường gặp, trứng sâu xuất hiện ở mặt dưới của lá. Quan sát vị trí ấy và ngắt bỏ có thể loại bỏ được đáng kể sâu bệnh.

Nếu quá nhiều thì có thể phun Pegacus 500 SC, Supracide hoặc Cyperin 5EC. Ngoài ra còn bị bệnh đốm đen, phấn trắng ở lá.

Ba loại thuốc có thể dùng là Daconil 500 SC, Anvil 5SC và Score 250 ND lượng nhỏ.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.