cay siro gioi thieu

Cây siro giá bao nhiêu mua giống cây trồng ở đâu bán

5/5 - (1 bình chọn)
279 Views

Cây siro nghe thì khá lạ tai nhưng thực chất chúng cực kì gần gũi. Loài cây ăn quả này khá phổ biến ở chợ trái cây Đông Nam Bộ.

Nhắc tới chúng người ta liên tưởng ngay đến loại quả độc đáo, tròn tròn xinh xinh. Hiện nay, loài thực vật này ngoài việc trồng lấy quả thì còn trồng kiểng ở nhiều gia đình.

Cây ngày càng phát huy được công dụng của mình ở nhiều khía cạnh của đời sống.

cay siro

Đặc điểm

Cây siro là loài cây thuộc họ Dừa cạn có xuất xứ từ vùng Nam Á. Sau đó du nhập vào Việt Nam và được trồng dưới dạng cây ăn trái hoặc làm bonsai trong nhiều gia đình.

Các nhà khoa học gọi giống thực vật này là Carissa carandas – một thức quả quen thuộc của người Ấn. Hiện nay, ở nước ta, loại quả này tìm thấy nhiều nhất chủ yếu là ở một số các tỉnh phía Nam Việt Nam.

Đây là loài thực vật ưa kiểu khí hậu cận nhiệt hoặc chính xác hơn là nhiệt đới. Do đó, chúng khá ưa kiểu khí hậu của nước ta và thường cho quả quanh năm.

Mùa mà cây cho trái nhiều nhất chính là vào mùa hè, kích thước trái khoản 1,5-2cm. Khi trái chưa chín chúng thường có màu xanh, khi chín chuyển màu hồng rồi tím đậm. Khi ngửi sẽ thấy được mùi hương thoang thoảng của loại quả này.

cay siro dac diem

Trái hái xuống bảo quản vẫn lưu giữ được mùi thơm trong khoảng từ 3-4 ngày.

Cái tên Siro bắt nguồn từ Việc chúng được sử dụng để điều chế ra nước siro trái cây, nên bà con mới đặt tên chúng như vậy.

Chúng thường được trồng để lấy quả và lấy cảnh ở một số miền quê. Tuy mủ của loài cây này khá là độc, nhưng chúng vẫn được ứng dụng nhiều.

Khi ăn, tuyệt đối không nên tiếp xúc trực tiếp với mủ quả vì rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc. Hạn chế ăn các quả non, và khi sử dụng quả chín phải cẩn thận ở phần cuống.

Cây được sơ chế theo công thức chủ yếu là cho vào nồi, thêm đường cát theo tỷ lệ 1:1. Rim liên tục để tạo ra siro, uống cực kì có lợi cho cơ thể con người.

Ứng dụng

Ngày nay, loài cây này ngoài công dụng cung cấp trái cây ngon tuyệt thì còn được dùng làm cảnh. Ở nông thôn, cây siro thường được trồng để lấy bóng và làm hàng rào.

Ở các đô thị, loài cây này được tiểu cảnh để trồng trong nhà cho thêm phần sinh động. Bạn cũng có thể tìm thấy chúng ở các quán cà phê, văn phòng công ty,…

Cây chủ yếu được trồng với công dụng chính là tăng thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số ít người quan niệm màu đỏ của quả siro còn mang đến may mắn và an lành.

Tạo cảm giác sum họp và gắn kết mọi người trong cơ quan, gia đình lại với nhau.

cay siro gioi thieu

Quả của chúng cực kì ngon và ngọt, do đó, được sử dụng để chiết ra nước siro đóng chai. Là thức uống giải nhiệt mùa hè được mọi người cực nghiện.

Bởi bên trong quả chứa hàm lượng Vitamin không những làm mát cơ thể. Chúng còn ngăn không cho các gốc tự do biến đổi và gây bệnh cho con người.

Ngoài việc làm nước siro thì cũng có thể dùng làm mức, sấy khô, ngâm,..Có rất nhiều cách để khiến loại quả này ngon hơn so với khi dùng trực tiếp.

Một trong những công dụng tuyệt vời mà ít người biết đến về chúng chính là công dụng làm thuốc. Thông thường, người ta sử dụng bộ phận rễ của quả để điều chế các bài thuốc trị các bệnh về đường ruột. Số khác là dùng để trị các bệnh về túi mật hay sát trùng.

Công dụng

Dùng làm thuốc:

Đây là công dụng quan trọng nhất của loài cây này vì chúng có thể điều trị được nhiều bệnh. Tất cả các bộ phận như hoa, trái, hạt, thân, lá hay rễ đều có chứa những thành phần nhất định.

Người ta ước tính hàm lượng dinh dưỡng của loài cây này thông qua: Cứ 100g nước ép siro sẽ cung cấp khoảng 43 Kcal năng lượng, 21mg Ca, 28mg P, vitamin A, C.

Như vậy đủ để thấy được chúng cực kì nhiều dinh dưỡng và có ích cho người dùng nó. Đặc biệt, phần rễ cây siro được dùng để điều chế ra 14 hợp chất, có giá trị chữa bệnh cao.

cay siro cong dung

Dùng làm thức ăn:

Đây là công dụng quen thuộc nhất bởi lẽ hầu như ai cũng từng dùng quả này trong cuộc sống thường nhật. Trái siro khi còn xanh, chưa chín thì thường dùng để làm mắm ăn thay cho chanh.

Vì tính chua của loại trái cây này không mãnh liệt như khi dùng chanh. Ở Ấn Độ loại quả này được dùng chủ yếu làm dưa chua để giúp bữa ăn thêm đậm vị.

Những trái khi chín sẽ được thu gom lại và chế biến trong ngành nước giải khát. Vị chua chua ngọt ngọt của chúng khiến bạn có thể chế biến nào là mức, rượu,…

Cách trồng

Cây siro cực kì dễ trồng và nó rất ít sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng của mình. Đặc biệt loài cây này cực kì “dễ dãi” với đất mà bạn không cần phải quá cầu kỳ khi chăm sóc. Cụ thể:

Cây cực kì ưa thích những chỗ có nhiều ánh sáng, càng nhiều sáng cây càng lớn nhanh hơn. Đặc biệt, nếu cây ở những chỗ có ánh sáng mặt trời tốt, chúng sẽ cho nhiều quả hơn.

Màu bên ngoài của quả cũng đẹp hơn và quả giòn ngon ngọt hơn so với khi trồng nơi thiếu sáng.

cay siro cach trong

Nhiệt độ của cây ưa thích thì ngưỡng dao động là từ 15-28 độ C. Cây thường chịu lạnh giỏi hơn chịu nóng, vì khi ở nhiệt độ quá cao cây sinh trưởng kém hơn.

Độ ẩm mà cây ưa thích là ở mức trung bình khoảng 65-70%, hạn chế trồng cây nơi ngập úng. Nếu trồng trong chậu nên có lỗ thoát nước và đặt cây nơi nhiều ánh mặt trời.

Bón phân cho cây chủ yếu vào thời kỳ cây ra quả, tưới nước khoảng 2L/ngày.

Một số lưu ý

Cây siro không hề kén đất, do đó bạn có thể tùy ý canh tác chúng ở nơi đồi hoang. Đây là phương pháp thường dùng để tạo ra những vựa trái cây siro lớn ở một số tỉnh phía nam.

cay siro luu y

Phần mủ của quả vẫn nên cực kỳ cẩn thận khi sử dụng để tránh bị ngộ độc đáng tiếc. Khi ăn nên vứt cuống trước khi dùng và không nên ăn quả này quá nhiều trong này.

Chúng có thể gây nóng bên trong và đầy hơi tạo cảm giác cực kì khó chịu.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.