Cùng họ với sanh và đa phải kể đến cây si với công dụng chính là làm cảnh. Không chỉ có ở gia đình mà một số nơi công cộng cũng có rất nhiều.
Với sức sống bền bỉ, đây là hình ảnh của sự kiên cường và kiên trì. Khiến người ta nể phục và nhìn vào nó học tập được nhiều điều.
Nội dung
Giới thiệu cây si cảnh
Danh pháp khoa học chuẩn là Ficus microcarpa L, cùng họ với dâu tằm. Bắt nguồn từ Đông Nam Á và đặc biệt là Australia trồng rất nhiều.
Có nhiều tên tiếng Anh như Curtain fig, Chinese Banyan, Indian Laurel hay Malayan Banyan,…
Một vài tên gọi khác là cây cừa hay gừa nhưng không được phổ biến cho lắm. Chúng mọc ven rừng hoặc ở ven suối, một số bờ bụi gần đường.
Trên thế giới tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Thái Lan, một số có ở Campuchia hay Myanmar.
Riêng Việt Nam thì miền núi là khu vực có nhiều nhất, từ trung du miền Bắc đến miền Trung. Chia làm 2 loại là lá to và lá nhỏ, phân biệt cũng dựa vào bộ phận lá.
Đặc điểm chung
Là cây thân gỗ với chiều cao tối đa có thể đạt 30m nếu trồng tự do. Có nhiều cành/ nhánh, mọc ngang gốc với số lượng rễ phụ cực nhiều.
Tán rộng, xòe xum xuê, thân có nhiều bạnh, lồi và gồ. Trưởng thành thì rễ phụ được thả từ thân xuống đất như những sợi dây mảnh.
Càng nhiều tuổi thì càng thả nhiều rễ xuống và rễ càng to. Một số rễ to đâm sâu vô cùng chắc chắn, khứa thân sẽ thấy nhựa chảy ra màu trắng.
Các rễ này còn có tác dụng giúp si bám chắc vào đất mà không bị đổ. Trong trường hợp gió bão quật ngang thân, vô cùng chắc chắn.
Lá cây hình trái xoan với màu xanh, nhẵn bóng cả 2 mặt nhưng mặt dưới màu nhạt hơn. Vị trí mọc so le, mỗi lá dài 10-15cm, bề ngang to 5-6cm với phiến nhỏ.
Mép lá bo tròn, tháng 9-12 còn có quả không cuống, mọc thành chùm. Chúng có hình cầu/ hình trứng, vỏ xanh khi non, chín thành màu đen.
Các loại si
Nhờ những nghệ nhân cắt tỉa mà nó có nhiều dáng và hình thù nổi bật. Cây si đỏ hay còn được gọi là cây si nhựa đỏ với giá bán khá cao.
Được chia làm 2 loại: lá hơi tròn hoặc thuôn dài với mặt lá trên xanh, dưới hồng.
Thân gỗ với đường kính thân nhỏ hơn 60cm với vỏ dày, sần sùi. Khi vặt lá hoặc khứa vào thân sẽ thấy nhựa chảy ra màu đỏ như máu.
Chỉ sau khoảng 2-5 phút sẽ khô và có màu đen sì kết lại. Phân biệt với loại có nhựa hồng/ trắng rồi mới chuyển đỏ thì không phải giống này.
Chúng sống ở vách đá với ưu điểm bộ rễ bám cực sâu, trong các khe đá nhỏ. Đặc biệt nếu đóng một chiếc đinh lên thân thì đinh sẽ bị đẩy ra sau 3 ngày.
Công dụng hữu ích
Rất nhiều nơi trồng loại cây này như đền chùa, trong công viên hoặc ở đường làng. Bởi vì có tán lá xòe khá rộng và xum xuê, có thể tỏa bóng mát rợp đường.
Giống một số thực vật khác nó có 2 tác dụng trong một, vô cùng hữu dụng. Ngoài công dụng trang trí thì còn giúp không gian thêm xanh, thêm mát. Trong lành hơn nếu như đứng gần đó hoặc ngồi hóng mát dưới gốc.
Là một trong những dạng bonsai dễ uốn và tạo kiểu bởi độ dai và bền bỉ. Các nghệ nhân hoàn toàn có thể tạo mọi hình dáng độc đáo.
Nhờ đó mà nâng giá trị của nó lên rất nhiều, mang đến giá trị kinh tế. Ngoài trồng vào đất thì còn được trồng ở bể cá hoặc tô điểm cho hòn non bộ.
Bộ rễ chùm của nó có khả năng giữ đất nên người ta trồng ở ven hồ. Để giữ được đất cho hồ đỡ bị lở bờ, lớp rễ ấy ôm chặt lấy đất xung quanh.
Si trắng là loại phổ biến nhất, hay còn được gọi là loại si thường. Dễ trồng và cũng dễ nhận biết nhất, nhìn qua là có thể biết được.
Người ta quan tâm nhất có lẽ là các bài thuốc điều chế từ loại thực vật này. Bộ phận dùng chính là rễ và lá với đặc tính mát và đắng.
Nên dùng để thanh nhiệt cực tốt, đồng thời tiêu viêm và giải độc. Sau khi rửa sạch đem cắt ngắn rồi phơi/ sao cho khô, bảo quản dùng dần.
Sắc uống để giảm triệu chứng nhức đầu hoặc chữa sốt, đau khắp thân. Trường hợp bị bầm tím người do bị ngã cũng có thể đánh tan được.
Vết mụn nhọt hay trầy xước chân tay uống nước lá si, phần bã đắp lên sẽ thấy giảm đau. Đồng thời cũng cắt được các cơn ho hen vô cùng hữu hiệu.
Cách trồng cây si
Đặc điểm của loài này là sống được ở nơi khắc nghiệt, đất kém dinh dưỡng. Có thể dùng đất pha cát hoặc có đất đá đều sống tốt, nếu đất thịt thì càng xanh tốt.
Chủ yếu gieo hạt/ giâm cành để nhân giống, và chỉ sau 90-100 ngày là có cây con. Với mọi điều kiện bạn có đều có thể canh tác loại cây này, rất dễ dàng.
Có thể trồng làm cảnh trong chậu dưới dạng bonsai, hoặc trồng làm bóng mát. 2 cách trên thì có cách chăm sóc khác nhau, trong chậu cần cắt tỉa kỹ.
Chú ý cả về đất, có dinh dưỡng nhiều, lót ở dưới một lớp phân vi sinh. Lúc mới trồng nên cắm cọc để giữ cho nó thẳng đứng và gió to không bị đổ.
Về chăm sóc, cần tưới đủ nước tạo độ ẩm, còn non đặt trong bóng râm là tốt nhất. Dần chuyển sang nơi có ánh sáng nhẹ khi lớn, không chuyển ngay đến nơi ánh sáng mạnh.
Vì như vậy khó thích nghi được, chế độ tưới là 1 lần/ ngày kèm bón phân. Nên sử dụng 2 loại là bón lá và bón rễ, bón rễ nên hòa nước và tưới vào gốc.
Đối với dạng bonsai, muốn tạo hình thì phải uốn lúc còn non, cành mềm/ dẻo và dai. Nếu uốn khi cây trưởng thành/ già thì cành giòn, rất dễ gãy, khó uốn.
Ý nghĩa của cây si
Đây là một trong 4 cây trong bộ Tứ linh: đa, sung, sanh, si với ý nghĩa may mắn. Khi trồng trong nhà hay văn lòng thì mang đến nhiều sinh khí cực tốt.
Tuy nhiên tránh trồng ngay trước cửa nhà vì ngăn cản đường tiền tài trong kinh doanh.
Dù có ý nghĩa tốt nhưng khi trồng cũng nên chú ý về tính phong thủy. Nên trồng và không nên trồng ở đâu, kiêng kỵ ra sao để có được ý nghĩa tốt nhất.