Với ý nghĩa phong thủy ngay từ tên gọi, cây phú quý luôn được ưa chuộng ở mọi nơi. Ngoài ra thì nó có màu đẹp mắt nên dùng để trang trí rất tuyệt vời.
Mới nghe tên là đã thấy được tài lộc và giàu sang, sung túc ngập tràn. Vậy thực sự nó có tốt và công dụng như thế nào, có dễ trồng không, cùng tìm hiểu ngay.
Nội dung
Giới thiệu
Tên gọi khác là hồng phú quý, thuộc cùng họ với ráy. Danh pháp khoa học là Aglaonema hybrid, bắt nguồn từ vùng Indonesia.
Được lai tạo cách đây 39 năm bởi Gregori có màu như hiện nay thay vì màu xanh thuần.
Là loài thường xanh của châu Á, có nhiều ở Trung Quốc cũng như Việt Nam. Ngoài màu truyền thống còn có nhiều giống lai khác nhau độc đáo.
Nhìn qua thì giống với loài bạch mã hoàng tử nhưng màu thì đặc biệt hơn. Bông ít khi thấy bởi khó xuất hiện với điều kiện trồng trong phòng kín.
Tốc độ sinh trưởng nhanh, chịu được nơi ít ánh sáng, không khí thiếu ẩm. Hội tụ nhiều yếu tố như đẹp, dễ trồng, dễ chăm, có ý nghĩa phong thủy.
Một số loại phổ biến là lá đỏ, lá đơn một màu hay lá xanh viền đỏ bắt mắt. Trồng được ở mọi nơi, ngoài nhà hay trong phòng, nơi nhiều hay ít ánh sáng đều được.
Đặc điểm chung
Thuộc dòng thân thảo, không mọc đơn mà mọc thành bụi. Mỗi cây cao từ 20 đến 50 cm, tách bụi ra để nhân giống rất thích hợp.
Rễ dài, dạng chùm, màu trắng ngà, từ thân tỏa ra nhiều cành lá. Khi trồng vào nước thả xuống rất đẹp, rất nổi bật.
Thân ngắn và mềm, có màu hồng phớt. Lá của cây to bản, không có viền răng cưa, một đầu nhọn. Màu chủ đạo là xanh đậm, viền và gân có màu hồng nổi hẳn lên.
Cây phú quý ra hoa rất hiếm, số lượng ít và không nở thường xuyên. Vẻ đẹp có lẽ đến từ lá là nhiều, có nhiều giống khác nhau.
Các đường gân nổi rõ như tô điểm thêm cho chúng. Không có tên gọi cụ thể cho các loại mà người ta dựa vào đặc điểm lá nó sở hữu để gọi tên.
Cách trồng trong đất & nước
Nếu trồng trong đất thì phải là đất nhiều dinh dưỡng, thêm điều kiện tơi xốp. Trộn chung với mùn cưa, tro trấu hoặc xơ dừa để giữ ẩm được lâu.
Chậu phải có lỗ dưới đáy để thoát nước, trước khi trồng bón lót bằng phân hữu cơ. Chế độ nước 2 lần/ tuần là hợp lý, trời có mưa/ sương thì giảm lượng nước đi.
Khi thấy cây ra nhiều, thành bụi rậm rạp thì tách ra nhiều chậu. Đó cũng là cách nhân giống cho nhiều cây, đủ đất cho nhánh mới phát triển.
Cây phú quý trồng trong nước được nhiều người áp dụng hơn vì có thể thấy được rễ của nó.
Dùng bình thủy tinh, cho nước rồi cắm vào, trang trí bằng sỏi trắng. Cũng có thể thả thêm cá bảy màu trong đó cũng rất phù hợp.
Nếu chuyển trồng từ đất sang thì rễ phải rửa sạch hết đất đi, bỏ rễ thối. Có điều kiện thì ngâm vào nước 1-2 ngày, rồi hòa với dung dịch thủy sinh.
Chú ý chỉ để nước ngập rễ, không cho quá nhiều ngập lá. Như vậy lá rất rễ bị thối khiến nước cũng thối theo, không phát triển được.
Khi thấy nước chuyển màu vàng, hoặc đục thì cần phải thay ngay. Nếu còn trong nhưng cạn bớt thì thêm nước sạch vào.
Tuy nhiên cũng cần thay nước 1 tháng 2 lần, sử dụng nước sạch. Tuyệt đối tránh các loại nước phèn, mặn hay chua, nhiều hóa chất. Nước máy (không có clo) và nước lọc là tốt nhất, nhớ vệ sinh bình khi thay nước.
Một vấn đề khi trồng mà ai cũng lo lắng đó là cây phú quý có độc không. Thì các bộ phận của cây rất an toàn, không hề độc nên có thể trồng thỏa thích.
Cách chăm sóc cây phú quý
Đầu tiên phải kể đến điều kiện ánh sáng, tuy nhiên mỗi loại lại cần mức ánh sáng khác nhau. Đối với điều kiện bóng râm thì chỉ những cây nào có màu xanh đậm mới phát triển được.
Những cây lá đỏ/ trắng thì cần mức ánh sáng tối đa. Nhưng chú ý không được để ánh nắng rọi trực tiếp vào cây mà chỉ hứng nắng gián tiếp.
Nhiệt độ tốt nhất là 15 đến 28 độ C, lúc này phát triển nhanh. Tuy nhiên lạnh 10 độ hoặc nắng nóng 35 độ cây vẫn sống được nhưng phát triển chậm hơn.
Thực vật nói chung và hồng phú quý nói riêng đều rất cần nước. Tưới cho cây lượng vừa đủ, nếu không sẽ gặp tình trạng vàng lá.
Hè tưới đều mỗi ngày 1 lần, phun sương liên tục để cấp ẩm, tăng thêm độ ẩm. Giảm lượng nước vào mùa đông, nhưng vẫn đảm bảo gốc ẩm.
Tần suất tưới mỗi tuần từ 3-4 lần là phù hợp, tránh để nơi gió lạnh vì rất kỵ. Về đất trồng thì nên ưu tiên loại đất nhiều dinh dưỡng, xốp, tươi, nhanh thoát nước.
Phân bón cũng rất cần thiết, bón 1 năm 1 lần là được, không cần nhiều. Thời điểm là vào mùa sinh trưởng, tránh bón vào mùa đông.
Về sâu bệnh thường mắc đốm lá, bọ rầy, hoặc bị phấn trắng phủ. Lúc này chỉ cần lau lá bằng nước vôi loãng là được. Có thể sử dụng thuốc trị bệnh nếu bệnh quá nặng.
Cây phú quý trong phong thủy
Trong số các loài thực vật đây là loài có ý nghĩa sâu sắc và may mắn nhất về phong thủy. Khi nhìn ngắm cây, gia chủ sẽ thấy vô cùng thư thái, bình tĩnh.
Những căng thẳng trước đó như được xua đi hết, vận khí tăng cường. Từ đó làm việc tập trung, học hành tốt hơn, làm ăn cũng thuận lợi.
Màu hồng phớt đỏ giống màu của sự hoan hỷ, màu xanh là màu tràn sức sống. Nó mang đến niềm vui, hạnh phúc, kèm theo sự giàu sang.
Tất nhiên không thể thiếu ý nghĩa phú quý như tên gọi của nó được. Một công dụng khác khiến nhiều người ưa thích trồng nó đó là khả năng lọc khí.
Các thiết bị điện như wifi, điện thoại thải khí độc hầu như đều hấp thụ được hết. Cũng bởi lý do này mà giới văn phòng trồng nhiều, bàn làm việc lúc nào cũng có một chậu.
Khi trồng người ta thường quan tâm xem cây phú quý hợp mệnh gì, có phù hợp phong thủy không? Thì loài cây này có hành Mộc, viền đỏ phù hợp với mệnh Hỏa.
Vì vậy những ai mệnh Hỏa vô cùng hợp với chúng, nếu trồng thì sẽ rất thuận lợi. Vận khí luôn tốt, căng thẳng giảm hẳn, sự nghiệp cực phát triển.