Một trong những loại cây tưởng chừng như cỏ dại nhưng lại có công dụng tuyệt vời. Đó chính là cây chó đẻ đã có từ rất lâu, đặc biệt xuất hiện nhiều ở nông thôn.
Với những thành phần và dược tính tìm thấy nó đã giúp chữa nhiều bệnh. Không ít người băn khoăn về những bệnh ấy cụ thể sử dụng như thế nào.
Nội dung
Giới thiệu chung
Tên khác của loài này được biết đến là diệp hạ châu với tên trong tiếng Anh là Chamber bitter.
Ngoài ra còn có một số tên tiếng Anh khác như Gripeweed, Stonebreaker, Leaf Flower, Shatter Stone, …
Thuộc cùng họ với thầu dầu với danh pháp khoa học là Phyllanthus urinaria L. Một số tên gọi khác là chó đẻ răng cưa, diệp hòe thái, cau trời.
Một số địa phương gọi là lão nha châu, diệp hậu châu, trân châu thảo hay nhật khai dạ bế,…
Hình ảnh cây chó đẻ có lẽ quá quen thuộc ở vùng nông thôn, mọc dại bên đường. Nguồn gốc từ tên này là vì thấy chó mẹ sau khi sinh con tìm loại cây này để ăn.
Còn tên diệp hạ châu nghĩa là ngọc dưới lá, do hoa của nó mọc ở dưới lá. Thành từng hàng dạng quả tròn như ngọc nhỏ xinh màu xanh.
Đặc điểm nhận biết
Thuộc dòng cây thân thảo, tuổi thọ dài, nhìn qua cây hơi mảnh. Chiều cao trung bình khoảng từ 30 đến 60cm, cao nhất là 80cm, có thân cứng và nhẵn.
Gần gốc có nhiều nhánh dạng thẳng, có cánh, lông cứng mọc dọc 1 bên. Lá của nó có hình bầu dục, nhỏ li ti, mọc so le, chi chít theo cành nhỏ.
Xếp thành 2 dãy thành lá kép dạng lông chim có màu lục nhạt ở mặt trên. Mặt dưới lá lại có màu xám nhạt khác mặt trên với cuống ngắn. Kích thước lá dài khoảng 1cm, bề rộng rất nhỏ, chỉ 3-4 mm/ lá.
Từ các kẽ lá mọc ra nhiều hoa đơn tính cuống ngắn gồm cả hoa đực/ cái. Trong đó hoa cái có 6 lá dài hình trứng, mọc ở cuối cành. Còn hoa đực cũng có 6 lá dài nhưng gồm 3 nhị với chỉ nhị ngắn hơn.
Có quả nang với dạng hình cầu hơi dẹt chỉ từ 2-2,5 mm/ quả. Mọc ở dưới lá, rủ xuống, có gai và có khía mờ mờ.
Hạt bên trong màu đỏ pha chút xám nhạt, có quả vào tháng 7-11. Vì thường tháng 4-6 là cây bắt đầu có hoa.
Cây chó đẻ có mấy loại?
Được chia làm 2 loại chủ yếu là là diệp hạ châu dạng đắng và ngọt với công dụng riêng.
Cây chó đẻ thân xanh chính là diệp hạ châu đắng với cành ngắn, thân xanh mướt. Phiến lá xanh nhạt, mỏng hơn giống thân đỏ, nhai ra có vị đắng ngắt. Dược tính loại này cực mạnh nên áp dụng trị bệnh cực tốt.
Còn dạng thân đỏ là diệp hạ châu ngọt với đặc điểm thân màu hanh đỏ, phân thành nhiều nhánh.
Phiến lá dài và có màu xanh đậm, nhai ra có vị ngọt, có dược tính nhưng không nhiều.
Một loại nữa không có tác dụng làm thuốc mà chỉ như loại cây dại. Với đặc điểm lá rời rạc, chóp nhọn, to bản hơn với màu xanh đậm, phiến lá khá hẹp.
Cây chó đẻ có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu, trong đó có phenol, tanin, tritequen,… Cùng vô vàn acid hữu cơ như ellagic, phenolic, gallic có lợi cho sức khỏe.
Đặc tính đắng và mát, vị ngọt nhẹ nên thanh nhiệt và giải độc là chức năng chính. Ngoài ra còn chống viêm và chống nhiễm khuẩn, đồng thời lợi tiểu và có tính sát trùng.
Nếu bị côn trùng cắn có thể dùng để giảm sưng/ ngứa, giúp phụ nữ mới sinh lợi sữa.
Chị em bị rối loạn kinh sử dụng điều hòa kinh rất hữu hiệu. Chữa được các bệnh về gan hay bị tiểu đường, viêm ruột, rắn cắn, mụn nhọt,… Thậm chí là cả các bệnh lậu/ giang mai khó chữa cũng có thể tiêu biến.
Có lời đồn răng cây chó đẻ gây vô sinh nhưng thực tế chưa có kết luận nào về việc này. Việc lạm dụng sử dụng quá nhiều cũng ảnh hưởng đến việc đậu thai.
Tác dụng chữa bệnh
Với câu hỏi cây chó đẻ chữa bệnh gì thì nó chữa được nhiều bệnh qua nhiều cách khác nhau.
Với người mắc bệnh gan kết hợp cây này với cỏ nhọ nồi, chua ngút sắc lên. Đến khi cạn bớt còn 1/4 lượng nước thì chia làm 3 uống thành 3 lần trong ngày.
Không sắc 1 lần uống nhiều ngày mà uống hết trong ngày. Duy trì như vậy sẽ thấy đỡ, không lâu sẽ khỏi hẳn và thấy người khỏe mạnh.
Người bị xơ gan cổ trướng sử dụng diệp hạ châu răng cưa sắc lấy nước uống. Hoạt chất trong đó giúp giảm tình trạng suy gan/ ung thư gan hiệu quả.
Kết hợp diệp hạ châu với thảo quả, hạ khô thảo, đinh lăng cùng với binh lang và thường sơn. Bằng cách sắc uống sẽ chữa được sốt rét cực nhạy.
Những ai mắc bệnh huyết áp thấp tránh dùng vì nó làm giảm hồng cầu. Sẽ có triệu chứng bị mất nước, nôn ói và tụt huyết áp cực nhanh.
Sử dụng quá nhiều, lạm dụng nó dẫn đến teo gan, xơ gan, giảm miễn dịch. Khi sử dụng chú ý về loại diệp hạ châu và bệnh tình của mình để chọn độ dược tính.
Đặc điểm sinh thái và cách trồng
Do có sức sống mạnh mẽ nên nó có thể mọc hoang và sống ở mọi môi trường. Ở bờ ruộng, ven đồi, bãi đất trống hay kể cả kẽ nứt ở đường đều mọc lên.
Nhận thấy được tác dụng, dược tính của nó nên nhiều người trồng theo quy mô. Đặc tính ưa sáng và ẩm nhưng ngập úng lại dễ chết, phù hợp nhiều loại đất.
Có thể dùng đất phù sa, đất pha cát hoặc đất bazan đều được. Thời tiết ấm áp khoảng 25 độ C thuận lợi nhất, nhân giống qua gieo hạt.
Đất phải được cày bừa kỹ, loại bỏ cỏ, sỏi đá, mầm bệnh rồi bón lót phân trước. Ví dụ như phân vi sinh hoặc phân chuồng kèm vôi bột cho đất.
Tạo luống cao 20cm với mật độ gieo 10 mét vuông đất khoảng 1 gram hạt giống. Ngâm hạt với dung dịch atonik pha nước rồi ủ 3-4 ngày với cát mới đem gieo.
Khi đó 95% hạt sẽ nảy mầm, vãi đều tay rồi xoa mặt đất để lấp hạt. Bên trên phủ rơm rạ rồi tưới nước giữ ẩm, chỉ sau 5 ngày là mọc cây.
Để mau bén rễ thì hòa atonik với nước rồi phun vào luống. Rễ đã bén thì có thể đánh sang trồng vào hốc, duy trì tưới nước vào buổi chiều tối.