Cây nắp ấm còn được gọi với cái tên gần gũi trong dân gian là cây bình nước. Loài cây này được trồng trong nhà chủ yếu để làm cảnh và bắt công trùng.
Vài năm gần đây, chúng còn được trồng như một nguồn cung cấp dược liệu quý. Chúng có khả năng trị bệnh khá hiệu quả và mang lại ích lợi cho sức khỏe.
Nội dung
Đặc điểm sinh thái
Cây nắp ấm là một loài dây leo có thân dài đến hơn 3m. Chúng là loài thân thảo, thân thường bò trườn trên mặt đất để tăng diện tích bắt côn trùng.
Với một số cây mọc trong rừng sâu, chúng có thể dài đến gần 20m, đường kính thân là 5cm.
Lá cây có điểm đặc biệt là phần cuống dài và ôm trọn vẹn vào phần thân. Những chiếc lá cây mọc ra đều có hình bầu dục, dài cỡ 10cm.
Ở đỉnh lá sẽ biến thành một sợi dây uốn cong dài 15cm. Tiếp đó, là phần đầu với hình dạng giống như một chiếc bình gắn trực tiếp với phần dây uốn.
Nhiều người nghĩ đây là hoa nắp ấm, nhưng thực ra chúng chị là một phần lá bị biến dạng.
Chiếc bình này sẽ có dạng hình trụ, hơi phồng ở đáy bình và nhỏ dần ở đỉnh đầu. Trên miệng bình sẽ có cơ quan đóng vai trò như nắp đậy. Khi côn trùng bay qua, chúng sẽ bị hấp dẫn bởi một chất được tiết ra từ bình.
Chất này không chỉ giúp thu hút mà còn có enzyme tiêu hóa côn trùng. Các chất dinh dưỡng thông qua việc bắt côn trùng sẽ dùng để nuôi cây.
Ngoài ra, chiếc bình này còn đóng vai trò hứng nước mưa cung cấp nước cho cây. Chính vì lí do trên mà rễ cây mọc rất nông so với các loài thực vật khác.
Hoa đơn tính của cây sẽ thường mọc vào độ từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm. Sau mùa hoa thì cây sẽ ra trái từ khoảng tháng 11 đến tháng 12. Những chiếc bình như là một phần của thân cây và không bị rơi rụng.
Ý nghĩa tiểu cảnh
Cây nắp ấm ngày nay được tiểu cảnh để trồng trong nhà mang đến hòa khí cho gia chủ. Trong phong thủy, việc cân bằng giữa 5 yếu tố: Kim,Mộc,Thủy,Hỏa,Thổ sẽ mang lại bình yên.
Đó là nguyên nhân, nhiều gia đình cực kì thích tiểu cảnh sân vườn để tạo nên sự hài hòa. Một ưu điểm khi sử dụng cây nắp ấm để làm tiểu cảnh trang trí là vì: chúng có thể bắt sâu bọ.
Điều này sẽ giúp gia đình bạn giảm đáng kể một lượng lớn ruồi muỗi, các loại côn trùng khác. Không chỉ khiến không gian sinh động hơn mà còn bảo vệ gia đình bạn.
Loài cây này nếu xét về mặt phong thủy thì chúng còn thể hiện sự gắn bó và bền bỉ. Với những ai trồng cây, nên chọn hướng Đông để trồng.
Ngoài việc giúp cây dễ đón ánh mặt trời khi nắng chiếu vào mà còn có ý nghĩa thăng tiến. Những người có mệnh Hỏa thì nên trồng loài cây này để gia tăng vượng khí trong nhà.
Công dụng nắp ấm
Cây nắp ấm có hình dáng cực kì lạ mắt và ngộ nghĩnh nên khá được ưa chuộng hiện nay. Trước đây, chúng vốn là loài cây mọc trong rừng với kích thước đến vài chục mét.
Tuy nhiên, bây giờ bạn có thể mua các loài nắp ấm tiểu cảnh để trồng trong gia. Phần lớn là trồng chúng ở dạng treo lơ lửng để dễ tiếp xúc với côn trùng.
Kiểu trồng này giúp tăng thêm vẻ thẩm mỹ, mà chúng còn giúp giảm ruồi bọ. Công dụng bắt sâu bọ của loài cây này được ứng dụng hầu hết trong các gia đình.
Chúng có thể xua đuổi muỗi, kiến, côn trùng nhỏ,..bảo vệ bạn khỏi các bệnh như: sốt rét, xuất huyết,…
Trong dân gian, cây nắp ấm cũng là một bài thuốc hiếm phòng và chữa bệnh:
Tiểu đường: Sử dụng 30g cây nắp ấm tiến hành đun sôi cùng với râu bắp và thiên môn đông. Sắc khoảng trong 15p thì ngưng, lấy nước uống liên tục từ 1-3 tháng liên tiếp.
Huyết áp cao: Sử dụng 30g loại cây này, đun sôi với nước sau đó xông hơi. Có thể cho thêm vào nước một ít hy thiêm để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Gan nhiễm mỡ: Sử dụng nước nấu từ 30g cây nắp ấm để uống liên tục.
Sỏi thận: Chọn cây đã được phơi khô kết hợp với mộc hương và một ít bòng bong. Đun sôi với nước cho đến khi chỉ còn khoảng 500ml thì ngừng và uống liên tục.
Viêm gan: Thanh nhiệt và giải độc cho gan bằng cách nấu cây với nước để uống thay nước hằng ngày. Bạn có thể cho thêm ít mã đề để chữa tình trạng viêm gan.
Kỹ thuật trồng cây
Cây nắp ấm nên được trồng trong các chậu treo lơ lửng để tạo điều kiện thoát nước. Nên lựa loại chậu đất nung, sứ hoặc là nhựa có lỗ thoát nước lớn.
Cây thuộc loài thực vật ưa bóng, do đó, cần thiết phải chọn nơi ít tiếp xúc ánh nắng. Bạn có thể cho chúng thích nghi dần với ánh nắng nếu muốn trồng chúng ngoài sáng.
Mỗi ngày, loài cây này chỉ cần cung cấp khoảng 2h chiếu sáng là đủ để quang hợp. Một điều thú vị là những chiếc bình của cây nắp ấm khi ra nắng sẽ đỏ rực như lồng đẻn rất đẹp.
Cây ưa mát nhưng vẫn chịu được mức nhiệt trong khoảng từ 18-30 độ C.
Ở những nơi mà loài cây này sống, nên duy trì mức độ ẩm là 70% để cho bình to và đẹp hơn.
Cây nắp ấm nếu được trồng ở đất đủ hàm lượng dinh dưỡng chúng sẽ không ra ấm. Nên chọn trồng với cát, xơ dừa để giữ ẩm và thông thoáng là đủ.
Vì thông thường, cây sử dụng chất dinh dưỡng bằng việc bắt côn trùng và tiêu hóa chúng.
Lượng nước tưới cây nên chọn khoảng 2-3 lần một ngày trong giai đoạn đầu tiên. Vì nếu không cung cấp đủ nước, số lượng bình của cây sẽ bị hạn chế.
Bởi khả năng săn mồi đã là bản tính của loài cây này, nên cũng không cần bón thêm phân.
Lưu ý khi dùng
Cây nắp ấm không phù hợp với sản phụ, do đó, không nên dùng vị thuốc từ loại cây này. Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đêm thì tuyệt đối không được sử dụng nước sắc từ cây buổi tối.
Bởi cây có thành phần lợi tiểu khiến phá đi giấc ngủ ngon của bạn. Hiện tượng nước tiểu đỏ cũng không phải là một điều gì đáng ngại khi sử dụng loại cây này.
Trước khi sử dụng các bài thuốc từ cây nắp ấm, bạn nên tham khảo một số các bác sĩ. Điều này sẽ giúp người dùng cảm thấy yên tâm khi chữa bệnh bằng dược liệu này hơn.