cay tre

Cây tre có những công dụng gì cấu tạo hình ảnh chi tiết

5/5 - (1 bình chọn)
315 Views

Cây tre là một loài cây truyền thống đi vào thơ ca, gắn bó với người nông dân Việt Nam. Luôn xuất hiện trong đời sống văn hóa của dân ta, làm vũ khí đánh giặc, làm đồ thủ công.

Ngày nay người ta còn phát hiện thêm nhiều công dụng của loài này ứng dụng trong các lĩnh vực. Sau đây là một số thông tin về tre và sự gắn bó của chúng với người Việt Nam ta.

cay tre

Tìm hiểu chung

Tre là một loài thực vật xanh thân trên bên trong rỗng, thuộc nhóm thân gỗ và có rễ chùm. Chúng thuộc tông bambuseae và thuộc bộ hòa thảo với số lượng nhóm loài rất lớn, có giá trị cao.

Không có thông tin chính xác về nguồn gốc cây tre, chỉ biết nó đã có từ rất lâu đời. Đây là loài rất dễ sinh trưởng trong bất kỳ loại địa hình nào nó cũng sinh sôi rất nhanh.

Sau những trận đánh bom khốc liệt tại Nhật Bản, thảm thực vật bị thiêu rụi, chỉ còn lại tre. Đủ để thấy sức sống bất diệt của loài cây này thế nào và người Nhật rất đề cao nó.

cay tre gioi thieu

Không chỉ tại Nhật mà hầu như người dân châu Á đều gắn liền với những văn hóa về chúng. Với người dân Việt Nam, hình ảnh cây tre trở thành dấu ấn in đậm trong tiềm thức chúng ta.

Chúng không chỉ là vũ khí chinh chiến thô sơ chủ yếu của ông cha ta từ thời xa xưa. Mà đến nay vẫn còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như xây dựng, thủ công mỹ nghệ,…

Hiện nay số lượng chúng đã giảm đi rất nhiều và không còn được trồng nhiều như trước đây nữa. Tuy nhiên chúng ta vẫn luôn cố gắng bảo tồn để giữ gìn hình ảnh văn hóa của dân tộc.

Tìm hiểu về đặc điểm

Về đặc điểm của cây tre, đầu tiên là đặc điểm sinh thái, đây là loài sinh sản hữu tính. Từ gốc cây hình thành nhánh và mọc những mầm non theo từng cụm, còn 1 số ít mọc đơn.

Chúng có thể mọc ở bất kể nơi đâu bằng cách tái sinh từ những đốt vẫn có rễ sống. Về đặc điểm hình thái, mỗi bộ phận của cây đều có những tác dụng riêng có thể sử dụng.

Thân được chia thành 3 loại là thân ngầm mọc cụm có cấu trúc gồm cổ thân ngầm và thân. Còn loại thứ 2 là thân ngầm mọc tản với phần ngầm mọc theo kiểu bò lan ra trong đất.

Loại thứ 3 là thân khí sinh gồm có phần thân và gốc thân, thân trên mặt đất khá cao. Trung bình có thể cao từ 1-20 mét, đường kính 1 đến 25 cm có hình tròn là phổ biến.

cay tre dac diem

Lá là bộ phận giúp cây quang hợp, có 2 phần là bẹ lá và phiến lá, không có lông. Bẹ lá có hình lòng máng, dài gắn trực tiếp vào cành và được nối với phiến lá bởi cuống.

Cuống lá dài 1 đến 3 mm, phiến lá có 3 đến 5 gân lá sọc dài song song nhau. Tán lá rộng có độ che phủ lớn mang lại bóng râm mát mẻ, là nơi nghỉ ngơi dừng chân.

Rễ thuộc loại rễ chùm được mọc ra từ thân ngầm, đâm sâu vào lòng đất để hút dinh dưỡng. Phần rễ ở thân khí sinh có số lượng tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước và điều kiện đất.

Rễ ở phần đốt thân ngầm có kích thước khoảng 70 đến 100 cm rất chắc chắn và kiên cố.

Loài này có hoa nhưng để ra được hoa thì cần thời gian rất lâu, khoảng 60 – 100 năm tuổi. Chính vì vậy mà rất hiếm và may mắn lắm mới có người tận mắt nhìn thấy hoa cây tre.

Hoa nở thành từng chùm bên ngoài có màu vàng nhạt và bên trong bao phấn có màu vàng tươi.

Tìm hiểu về ý nghĩa

Khi đi học hẳn ai cũng được cô giáo dạy tả cây tre hay soạn bài cây tre Việt Nam. Đủ thấy chúng đã gắn liền với cuộc sống của chúng ta thế nào, luôn đi sâu vào tiềm thức.

Có biết bao bài thơ bài văn hay ra đời để ngợi ca hay nên biểu cảm về cây tre. Trong văn hóa của người Việt Nam, tre tượng trưng cho sự bất khuất phi thường của người anh hùng.

Biểu tượng của hình ảnh người quân tử luôn mạnh mẽ để vươn lên bất chấp hoàn cảnh khó khăn.Trong phong thủy, chúng được coi là tín vật đem lại may mắn sức khỏe hạnh phúc và thịnh vượng.

cay tre y nghia

Trong lịch sử dựng nước chống giặc từ thời ông cha ta, tre gắn liền với hình tượng Thánh Gióng. Người đã chỉ dùng chúng để làm vũ khí chiến đấu diệt biết bao kẻ thù xâm lược đất nước.

Rồi đến những cuộc chiến hiện đại, tre là tường lũy bảo vệ, chế tạo ra nỏ cung, vũ khí,… Những cành cây khẳng khiu tưởng chừng như vô ích lại giúp ta chiến thắng được hàng ngàn kẻ thù.

Tìm hiểu về công dụng

Trong đời sống thời xa xưa chưa có bê tông cốt thép, tre là công cụ chính để xây nhà. Thân cây chắc lại bền và dẻo dai nên được dùng làm những phên lợp mái và vách ngăn tường.

Hiện trong công trình người ta vẫn sử dụng chúng để đắp đập, ngăn đê và gia cố đất nền.

cay tre tac dung

Trong các bài thuốc nam người ta cho rằng tre có tính dược nên có thể điều chế thành thuốc. Phần măng mới mọc còn có thể làm thực phẩm chế biến ra rất nhiều món ăn rất hấp dẫn.

Nan tre được dùng làm đồ thủ công như gậy, đũa, rổ rá và các đồ mỹ nghệ trang trí. Trong nông nghiệp chúng được dùng trong canh tác lúa nước với dụng cụ dùng làm cán cuốc, gầu tát,…

Cách trồng và chăm sóc

Do nhu cầu sử dụng những vật liệu được làm bằng tre nứa vẫn luôn được đặc biệt ưa chuộng. Nên việc trồng và canh tác chúng vẫn được bà con chú trọng, bởi trồng không tốn công, thời gian.

Người trồng có thể nhân giống từ các thân ngầm hoặc trồng bằng hạt, lựa chọn cụm không sâu bệnh. Đất trồng thì nên lựa chọn những nơi trên cao để tránh gây ngập úng, mật độ trồng 3 mét.

Để giúp rễ bén nhanh hơn thì có thể cung cấp thêm một lượng phân hữu cơ 10–15 kg.

cay tre cach trong

Sau khi đặt cây xuống hố với góc nghiêng 45 độ thì lấp đất kín và tưới thật đẫm nước. Sau đó mỗi năm chỉ cần bón thúc 2 lần mà không cần phải chăm sóc, tưới tắm gì nhiều.

Sau 2 năm sẽ bắt đầu ra măng còn thân tre để khai thác được thì cần 2-4 năm trồng.

Khi khai thác cần đan xen các cây tránh để đất trống, cây con cũng có điều kiện phát triển.

Hiện nay ngoài trồng cây canh tác thì người ta cũng trồng cây tre cảnh với ý nghĩa phong thủy.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.