“Cúc – trúc – tùng – mai” là bốn loài cây thể hiện rõ nhất phẩm chất của người Việt Nam. Trong đó, cây trúc biểu tượng cho cốt cách của bậc chính nhân quân tử trong quan niệm Á Đông.
Ngày nay, trúc vốn được trồng rất nhiều trong các gia đình như là một loại Bonsai. Vậy điều gì khiến những chủng loại của dòng cây nằm trong Tứ Quý Bình được nhiều thích đến vậy?
Nội dung
Cây trúc Nhật
Cây trúc Nhật (Dracaena surculosa punctulata) thường mọc thành từng bụi nhỏ như lau. Thông thường cây cao khoảng từ 50-100cm tùy theo từng loại đất khác nhau.
Một số người có sở thích cắt tỉa cây thường xuyên sẽ khiến chiều cao cây có thể thấp hơn.
Điểm thú vị ở loài Bonsai này chính là phiến lá không hề xanh mướt như trúc thường. Mà thay vào đó là có nhiều đốm trắng hoặc vàng nhạt trên bề mặt lá.
Vào mùa chúng ra hoa, những cụm hoa màu trắng muốt nhẹ nhàng và thư thái. Hoa mọc thành từng chùm dài và có cuống vươn ra xung quanh.
Cây trúc vốn dĩ là loài ưa bóng râm và thích hợp với độ ẩm tương đối từ 20-30 độC. Chúng không sinh trưởng nhanh như một số loài thân thảo khác.
Bù lại cây rất dễ sống, hầu như là phù hợp với rất nhiều kiểu khí hậu ở nước ta. Chúng có sức sống bền bỉ ngay cả trong điều kiện khô hạn. Cũng chính vì điều này là cây trúc thường hay xuất hiện trong câu hát, câu thơ của người Việt.
Loài Bonsai này mang ý nghĩa cho sự kiên trì bền bỉ, dám thách thức số phận và sẵn sàng đối mặt. Cây còn mang dáng dấp của các vị tướng, trên dưới hiên ngang khẳng khái.
Nó còn đem lại ý nghĩa cát tường, chúc mọi sự đều như ý và thuận buồm xuôi gió.
Những người mệnh Thủy và mệnh Hỏa thì nên chọn trồng loại cây này trong nhà. Không những mang lại năng lượng tích cực, chúng còn giúp tăng vẻ đẹp và làm mát không gian.
Cây trúc mây
Người ta hay ví von cây trúc mây như là một chiếc máy lọc và làm sạch không khí. Chúng có nguồn gốc từ Nhật Bản sau lan sang Trung Quốc và các nước Đông Á.
Loài Bonsai này cực kì dễ chăm bón nên thường phổ biến ở sân vườn, ban công,…Chúng không có quá nhiều yêu cầu về điều kiện nuôi trồng và nhỏ gọn dễ di chuyển.
Cây phát triển tốt nhất ở những nơi đất thịt giàu hữu cơ với nhiệt độ là 15-25 độ C. Nếu trồng ở nhà, người trồng có thể trộn thêm trấu để tạo sự tơi xốp cho đất hơn.
Chúng có thể sống ở cả điều kiện có nhiều ánh sáng hoặc thiếu sáng. Thông thường, ở giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ, nên đặt chúng ở vị trí có nắng nhẹ.
Điều này sẽ khiến chúng không bị cháy do tác động của ánh nắng trực tiếp lên bề mặt lá.
Loài Bonsai này mang lại ý nghĩa về sự đoàn kết và gắn bó keo sơn như anh em một nhà. Đối với nhiều gia đình hay bất hòa thì được khuyên là nên trồng một chậu trúc mây.
Khía cạnh đối tác, loài Bonsai này hàm ý sự thăng tiến và đạt nhiều thành tựu giữa các bên. Và tất nhiên cây cực kì thích hợp với tuổi của những người thuộc hành Thủy hoặc Hỏa.
Ngoài ý nghĩa phong thủy, chúng còn có khả năng lọc sạch bầu các bụi mịn có trong không khí. Do đó, giúp không gian luôn trong lành, tạo cảm giác thư giãn và thoải mái tận hưởng cuộc sống.
Cây trúc đào
Cây trúc đào hiện đang có tất cả 400 loài được tìm thấy trên khắp thế giới. Chúng thường xuất hiện nhiều nhất ở những vùng khí hậu nhiệt đới.
Vốn là loài thân bụi mọc hoang ở các vùng đất trống hoặc bỏ hoang ven biển hoặc ven đường.
Chúng có khả năng sống mà không cần tưới nước và lạnh dưới âm 10 độ C.
Trúc đào đến mùa trổ hoa rất đẹp, những đóa hoa sặc sỡ màu hồng thoảng mùi thơm nhẹ. Một số, do điều kiện khí hậu hoa sẽ có màu trắng hoặc màu đỏ tím.
Chiều dài thông thường của cây có thể lên đến chiều cao tối đa là 4-5m tùy môi trường.
Khác với một số loài khác cùng họ, trúc đào là loài cây có độc tố gây nguy hiểm. Người ta thường dùng lá của chúng để chiết lấy Neriolin.
Đây là chất được dùng để trợ tim, lợi tiểu, giảm đờm hay điều trị các bệnh động kinh. Một số vị thuốc chiết từ chúng có thể được sử dụng ngoài da hỗ trợ trị chứng ghẻ lở.
Lưu ý, người chăm chúng không được tự ý sử dụng chúng để ngâm rượu. Vì độc tính mạnh có thể dễ đến tình trạng ngộ độc, nôn khan và rối loạn nhịp tim.
Một số người còn hôn mê và tụt huyết áp nhanh gây nguy hiểm cực kỳ cho người sử dụng.
Cây trúc quân tử
Cây trúc quân tử xưa kia thường xuất hiện ở khu vực các tỉnh miền nam Trung Quốc. Một số giống loài khác lại được tìm thấy ở Nepal và Đông Á. Đặc tính của cây là mọc thành từng bụi nhỏ và dễ sống ở bất kỳ môi trường nào.
Chúng cùng họ với loài trúc đào nhưng lại không mang trong mình độc tính mạnh. Cây có chiều cao thông thường từ 150 – 300cm. Khi cây ra hoa, hoa sẽ trổ thành từng chùy trông rất lạ mắt.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có may mắn để chiêm ngưỡng hoa của chúng một lần. Vì trong suốt vòng đời, cây chỉ ra hoa có một lần duy nhất lúc sắp kết thúc sự sống.
Người trồng có thể đặt chúng ở trong bóng râm hoặc nơi có nắng nhẹ.
Chúng thường được dùng trang trí trong các nhà hàng, khách sạn, phòng khách,…Ngoài việc làm tăng thẩm mỹ cho không gian nội thất, cây còn mang ý nghĩa đặc biệt phong thủy.
Chúng mang đến khá nhiều tài lộc và may mắn cho người chăm bón của chúng. Là biểu tượng của ý chí sắt đá, trung thành khẳng khái.
Cây trúc bách hợp
Cây trúc bách hợp hay Phát Dụ Trúc có xuất xứ từ các khu vực ở phía Bắc Ấn Độ. Chúng thuộc họ hàng thân gỗ và khi mọc thường thành từng bụi rất cứng cáp.
Mỗi bụi như vậy có chiều cao lên đến 2m và được trồng ở trong vườn hoặc công viên.
Chúng có hàm lượng các chất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa và cảm sốt. Đây là một vị thuốc dân gian được khá nhiều thầy thuốc nam lựa chọn khi chẩn bệnh.
Bên cạnh giúp loại bỏ khí bụi độc hại trong môi trường, chúng còn có ý nghĩa tốt đẹp.