cay sa

Cây sả có những tác dụng gì hình ảnh và cách trồng

5/5 - (1 bình chọn)
350 Views

Ngoài hành, gừng, tỏi thì một trong những gia vị không thiếu được cho bữa ăn, mâm cơm Việt. Đó chính là cây sả với hương vị đặc biệt, hầu như chế biến cách nào cũng có thể dùng được.

Ngoài ra còn là dược phẩm và vị thuốc chữa nhiều bệnh và ứng dụng cao. Nó cũng không mấy xa lạ với người dân, rất dễ trồng thậm chí mọc hoang dễ tìm kiếm.

cay sa cach trong

Giới thiệu chung

Nó còn được gọi với tên là cỏ/ lá sả hoặc là hương mao. Danh pháp khoa học là Cymbopogon nasdus Rendl, cùng họ với hòa thảo. Nhiều người thắc mắc cây sả tiếng anh là gì thì nước ngoài gọi là citronella.

Loài này có mặt ở những vùng nhiệt đới là nhiều nhất, một số ở cận nhiệt. Một số nước châu Á có nhiều phải kể qua Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Ấn Độ,…

Đối với Việt Nam chúng mọc khắp nơi, mọc hoang dại um tùm. Tuy nhiên cũng có nhiều hộ gia đình trồng và kinh doanh với lợi ích kinh tế hiệu quả.

cay sa gioi thieu

Các tỉnh cũng có nơi trồng hàng ngàn hecta để làm tinh dầu, gia vị, dược liệu. Do nhận thấy mùi thơm cực kỳ cuốn hút, hấp dẫn từ chúng.

Nghiên cứu cũng thấy trong sả có nhiều chất hữu cơ mà khó tìm được ở thực vật khác.

Hiện tại loài này có giá trị kinh tế lớn về ngành nông sản. Đối với thế giới nói chung, và Việt Nam một số nơi cũng có thu nhập lớn từ trồng sả.

Đặc điểm cây sả

Là giống cây thân cỏ, thường mọc thành những khóm/ bụi to. Đặc điểm sống lâu năm, mỗi cây cao trên 80 cm, có nhánh cao đến 1,5m.

Sống lâu năm được cũng là do bộ rễ của nó cực phát triển mà lại hút được dinh dưỡng. Ăn và cắm sâu trong đất nên có thể nuôi thân phát triển mạnh.

cay sa dac diem

Các bẹ lá ôm sát nhau tạo nên thân hình tròn, khá chắc chắn, gốc có màu tím. Nếu bóc từng bẹ ra sẽ thấy trơ lại các đốt nhỏ.

Củ sả thực chất chính là phần thân được phình to, trồi lên mặt đất. Thường khá dài và màu xanh nhạt, các bẹ lá nhỏ. Dài và vuốt cao lên trông giống với lá lúa khá sắc.

Nhìn kỹ thì mép có nhiều răng cưa li ti, đầu lá thường cong xuống. Sả cũng có cả hoa nhỏ, không cuống rất thơm.

Các loại sả và phân bố

Phân loại chủ yếu có 2 loại chính là sả chanh và sả java là phổ biến nhất. Hoàn toàn có thể dựa qua hình thái bên ngoài để phân biệt giữa chúng.

Cây sả chanh có chiều cao khoảng 1-1,5m với bộ rễ trắng xanh/ màu tía. Mọc dạng bụi với các lá dài 1m, bẹ lá có sọc dọc, không lông, bám chặt vào nhau.

Mép lá hơi nhám một chút, kèm theo mùi thơm khó cưỡng. Có hoa nhưng rất nhỏ, không cuống, khó nhìn thấy được.

cay sa cham soc

Bắt nguồn từ Ấn Độ, hiện nay được trồng ở Đông Nam Bộ nước ta và Tây Nguyên.

Sả java thì cao hơn, chừng 2m/ cây, gốc có màu đỏ tím/ hồng, rễ cắm vào đất 20-25cm.

Lá màu xanh mướt, mép nhám, lá thường cong xuống đất 2/3 chiều dài. Loài này có hoa mọc thẳng đứng và thành chùm nên dễ quan sát hơn.

Loài này thì chỉ có nhiều ở Indonesia, hiện nay chưa có ở Việt Nam. Có thể tìm thấy ở Thái Lan, Madagascar, Trung Quốc và Ấn Độ,…

Công dụng cây sả

Loài cây này có thể thu hoạch quanh năm, sử dụng lá và thân là chủ yếu, dùng tươi.

Các món hấp hay nướng không thể thiếu được mùi vị của sả băm. Gà sả ớt, chiên sả, cá hấp sả,… đều là những món khoái khẩu sử dụng gia vị này.

Ngoài công dụng làm gia vị thì còn tốt cho sức khỏe, trong có chứa nhiều chất tốt. Trị được chứng trầm cảm hay ngăn ung thư hiệu quả, rối loạn kinh nguyệt,…

Đặc tính ấm và vị cay nên giải độc được cơ thể, nhất là đối với tiêu hóa. Hơn nữa còn hiệu quả với thận, bàng quang, gan và tuyến tụy giúp vệ sinh sạch sẽ.

Nghiên cứu trong đó có tinh chất có thể tiêu diệt được vi khuẩn gấp nhiều lần kháng sinh.

cay sa tac dung

Cách đây 11 năm đã có kết quả nó có thể chống viêm, nhất là bệnh viêm ruột. Đặc biệt 2 loại ung thư gan và vú có thể dùng chúng để tiêu diệt tế bào độc. Vì nó có luteolin vừa ức chế, vừa làm chậm các tế bào ung thư.

Bên cạnh đó là cải thiện được da, loại bỏ triệu chứng chóng mặt, giảm cân. Hoàn toàn an toàn, không có khả năng gây dị ứng. Tuy nhiên với sản phụ hay mới sinh xong muốn sử dụng nên cân nhắc.

Bán chạy và cũng được ưa chuộng nhất là sản phẩm tinh dầu sả, giúp đuổi muỗi, côn trùng.

Tạo hương thơm trong phòng làm việc, phòng ngủ cực kỳ dễ chịu. Khiến người ta xóa bỏ muộn phiền, stress, tâm hồn thư thái và thư giãn hơn.

Ngành công nghiệp mỹ phẩm hay chế biến xà phòng cũng sử dụng. Ngành dược dùng sả chế biến được thuốc trị cảm cúm hay chứng viêm mũi. Y tế sử dụng trong phòng mổ để tẩy vết uế, ố vàng hiệu quả.

Cách trồng cây sả

Ở nông thôn thì chúng rất dễ lớn, đôi khi còn mọc hoang dại ngoài đường. Từ 1 cây có thể đẻ được thành bụi lớn gồm nhiều nhánh khác nhau.

Cũng vì thế mà chúng trở nên còi cọc do quá đông đúc, không có dinh dưỡng. Vì thế người ta quan sát đến một thời điểm nào đó sẽ tách ra thành nhiều bụi. Để chúng có đủ dinh dưỡng, cho củ/ thân to.

Chú ý trồng ở nơi nào cao ráo một chút, đào hố nông, có điều kiện thì bón lót trước. Tưới nước đủ, tránh gây ngập úng, không lâu sẽ cho củ to và thu hoạch.

cay sa cach trong

Ngoài ra cũng có thể trồng trong nước, với những cây không có rễ. Khi mua về cắt bớt ngọn, chỉ để khoảng 15cm rồi thả vào bình có sẵn nước.

Để bình ở vị trí mặt trời có thể hướng đến, chỉ 2-3 ngày là ra rễ mới. 1 tuần sau đó là có lá, khoảng 3-4 ngày nên thay nước mới cho cây.
Sau 2 tuần là có đủ rễ, lá, lúc này có thể trồng vào đất. Ở thành phố có thể tận dụng thùng xốp để trồng cũng cho củ to không kém.

Tuy nhiên ở đáy nên thiết kế lỗ thoát nước để khi tưới quá tay không bị úng. Về phần chăm sóc thì không cần cầu kỳ, cấp ẩm là được. Nếu có cỏ dại mọc ở gốc thì loại bỏ đi, nếu lớn thì tách ra nhiều chậu khác nhau.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.