cay song doi cham soc

Cây sống đời là cây gì có những loại nào và cách trồng

5/5 - (1 bình chọn)
404 Views

Một trong những loại cây mang 3 tác dụng trong một phải kể đến cây sống đời. Nó vừa cho bông đẹp, có thể trưng làm cảnh, vừa là bài thuốc công hiệu.

Nhiều người chưa biết rõ về công dụng thực sự của nó nên vẫn coi như thực vật thông thường.

Tuy nhiên, những ai nắm rõ thì luôn tìm kiếm chúng để trồng tiện sử dụng hàng ngày.

cay song doi

Giới thiệu chung

Đây là cây thuộc cùng họ với Crassulaceae – thuốc bỏng, mọng nước. Danh pháp khoa học chuẩn là Kalanchoe pinnata Pers, xuất hiện đầu tiên ở Madagascar.

Một số tên khác được gọi: cây bỏng, đả bất tử, trường sinh hoặc diệp sinh căn đều là nó. Dân tộc Dao gọi là tầu púa sung, có nơi gọi là thổ tam thất, trường sanh,…

cay song doi gioi thieu

Được cho là bắt nguồn từ châu Á và khu vực Thái Bình Dương, chia làm 2 loại chính.

Hiện nay có thể tìm được số lượng lớn ở nước ta hoặc ở Úc, tây Ấn Độ,… Thường thấy trên các vách đá, sườn đồi hay ở ven các con suối.

Nông thôn người ta hay trồng trước sân nhà, thành phố lại ngắm hoa trong chậu. Cực kỳ dễ trồng, trước kia mọc hoang dã, nay mới được trồng & chăm sóc nhiều. Đôi khi ngắt lá già cắm xuống đất cũng mọc lên được cây mới.

Đặc điểm nhận biết

Thuộc giống cây thân thảo, từ thân phân ra nhiều cành/ nhánh. Chiều cao trung bình cỡ 40-60 cm, thân cực nhẵn và mọng nước.

Một số có thêm đốm tía rất đẹp, lá mọc đối nhau dạng chéo. Mỗi chiếc dài 5-15cm, to cỡ 2-10cm, có phiến khá dày.

Mọc đơn hoặc 3-4 lá tròn, dày và có mép răng cưa. Từ các kẽ lá có thể mọc lên nhiều cây con.

cay song doi dac diem

Lá có cuống ngắn, mọc từ 2 vị trí là thân hoặc cành, có lá chứa nhớt. Đặc điểm lá xẻ thùy hoặc trơn tròn, ngoài mép lá cũng mọc được nhánh mới.

Hoa của loài này có 2 màu chính là vàng cam/ đỏ, nở khi xuân đến. Được tạo nên từ nhiều cánh, trổ ra từ đầu một cán dài.

Tuy nhiên một số loại sở hữu màu sắc khác như vàng, trắng, tím,… Đặc biệt còn có quả, xuất hiện 2 thời điểm tháng 2-5 hoặc 3-6 mỗi năm.

Các loại cây bỏng

Có nhiều nhưng phổ biến là sống đời ta hay gọi với tên quen thuộc bỏng ta/ bông lồng đèn.

Riêng Đà Lạt có một loại riêng, lá cực lớn, được trồng chính tại Đà Lạt. Bỏng đỏ là loại có bông nhuyễn, nhỏ, hoa đỏ thẫm cực đẹp. Cứ dịp Tết là chúng nở rộ, đua sắc cùng các loại khác vô cùng bắt mắt.

Loại ngũ sắc sở hữu 5 màu khác biệt, cũng nở đúng Tết Nguyên đán nên được ưa chuộng.

Giống cây sống đời lá dài có kiểu dáng khác biệt, lạ mắt hơn các loại khác. Hầu như tháng Giêng chúng mới xuất hiện với sắc hoa màu hồng tuyệt đẹp.

Lá dài, viền răng cưa, đôi khi cong và rủ xuống, hoa mọc thẳng đứng lên trên. Vì thế nó có thể thỏa sức khoe sắc mà không sợ bị lá che đi mất.

Cách trồng cây sống đời

Nhân giống có 4 cách là giâm lá, tách cây con, gieo hạt hoặc giâm cành. Mua hạt giống ở các cửa hàng rồi gieo xuống đất nhưng hiệu quả không cao, ít sử dụng.

3 cách còn lại dễ dàng hơn, lấy cành/ lá cắm xuống đất ẩm là mọc thành cây con. Cách chăm sóc cây sống đời mini chú ý đến công đoạn tưới nước 2 lần/ ngày.

Chế độ bón phân ngoài giai đoạn lá xanh mướt ra thì đều bón được. Sau 5 ngày trồng bón lần 1 bằng phân chuồng hoai mục tỷ lệ nhỏ. 15 ngày sau đó bón NPK pha loãng, tưới đều, tránh tưới vào hoa.

cay song doi cach trong

Muốn có nhiều cành, xanh tốt và phát triển mạnh thì phải bấm ngọn. Từ ngọn của phần thân chính ngắt 2-3 cm, thường bấm 2 lần/ thân.

Cây sống đời trong nhà nên trồng vào chậu, sử dụng đất trộn chung xơ dừa, vôi bột, tro, trấu. Tỷ lệ trộn là 1:1:1:1 với các loại trên, hướng phong thủy là Bắc – Nam.

Loài này cũng hay bị rầy mềm, bọ trĩ hoặc các loại sâu vẽ bừa, sâu ăn lá tấn công. Khi đó chú ý phải phun ngay các loại thuốc như Sherzol, Ofunack hoặc Cyper.

Công dụng trong đời sống

Đặc tính mát, có vị hơi chua nên được xếp vào kinh can. Chữa được các bệnh đau xương khớp, giúp chống viêm hoặc tiêu độc, cầm máu. Ngoài ra còn giúp chữa trĩ hoặc bệnh viêm họng,…

Ở Indonesia và Malaysia chúng được áp dụng chữa nhức đầu, chốc đầu hoặc đau mắt. Cũng như bệnh về họng, ngứa ngáy và mụn nhọt cũng sử dụng được.

Ấn Độ chuyên dùng lá bỏng để chữa những vết côn trùng cắn, bầm da hoặc bệnh sởi.

Đó là công dụng với đông y, ứng dụng trong tây y cũng không kém hiệu quả. Do tìm thấy được hoạt chất Bryophylin kháng khuẩn nên chữa được đường ruột.

cay song doi tac dung

Ngoài ra là các vết bị lở loét do trĩ gây ra, hay đơn giản là các vết thương hở.

Ăn sống lá bỏng sau khi rửa sạch bằng nước muối chữa được viêm dạ dày. Nhưng người bệnh nhẹ và mới bị thì mới có khả năng lành bệnh.

Viêm đại tràng cũng áp dụng tương tự, liều lượng 8 lá buổi sáng. Trưa và tối lần lượt 8 và 4 lá, nhai lâu, thật kỹ, nuốt từ từ.

Viêm họng thì sáng – trưa – tối lần lượt 4 – 2 – 4 lá tiến hành như trên. Bệnh lỵ thì kết hợp với lá mơ lông, cỏ seo gà và cam thảo đất, rửa sạch. Rồi đem sắc kỹ uống hàng ngày, duy trì đều 1 tháng sẽ thấy khỏi bệnh.

Bệnh trĩ thì áp dụng kèm lá rau sam tỷ lệ 1:1, ăn sống trực tiếp. Cũng có thể sắc với nước khi nào cạn bớt 3 chén còn 1 thì uống phần nước cốt đó.

Nếu bị trĩ ngoại, lòi dom thì rửa hậu môn bằng nước lá bồ kết. Rồi đắp 2-5 lá bỏng giã nát vào đó qua đêm sẽ thấy dễ chịu hơn.

cay song doi cham soc

Ý nghĩa cây sống đời phong thủy

Hình ảnh cây sống đời không còn xa lạ nhưng ý nghĩa nó sở hữu không phải ai cũng biết.

Đối với gia đình nó là thông điệp mang nhiều sức khỏe và bình an cho mọi thành viên. Kèm theo là sự hạnh phúc, con cháu đề huề và sung túc.

Giống như sự sinh sôi cực kỳ mạnh mẽ của nó vậy, ngoài ra còn thể hiện tình đoàn kết.

Với bạn bè chính là tình bạn hồn nhiên, chân thành và bên nhau mãi mãi. Nó còn là tinh thần cổ vũ cho ý chí vươn lên trong công việc, không ngại khó.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.