con gian

Con gián là con gì và cách tiêu diệt chúng hiệu quả nhất

4.3/5 - (3 bình chọn)
437 Views

Trong số các loại côn trùng gây hại khó trị nhất không thể nào bỏ qua con gián. Chỉ cần xuất hiện một con trong nhà là hôm sau có thể có cả đàn, cả tổ.

Khó tiêu diệt nhưng nắm được các đặc điểm của nó vẫn có thể xua đuổi chúng. Có rất nhiều tips diệt loại côn trùng này khiến cho nhà cửa sạch sẽ.

con gian

Đặc điểm con gián đất

Chúng thuộc họ Blattidae với danh pháp khoa học là Periplaneta. Con gián tiếng Anh có rất nhiều tên như blackbeetle, cockroach,…

Là một trong những côn trùng dễ thích nghi, đa dạng về kích thước và gây hại nghiêm trọng.

Nghiên cứu loại côn trùng này đã xuất hiện được 300 triệu năm, phát triển cực nhanh.

Thân dài cỡ 3mm đến 8cm tùy loại, có màu nâu sáng/ nâu sẫm/ đen. Cơ thể trơn như được bôi dầu, nhìn qua khá bóng bẩy.

con gian dac diem

Mình dẹt nên dễ luồn lách vào nơi hẹp, ngực tròn như tấm khiên, đầu ẩn sau đó. Cặp râu dài, mảnh được chia thành nhiều đốt, cơ hàm chắc khỏe dạng nhai/ gặm.

Miệng của nó có phần thiên về sau và chúi xuống dưới hơn, mắt dạng kép. Cánh ôm sát lưng nhưng chủ yếu là bò, ít khi thấy chúng bay.

Bò rất nhanh với 6 chiếc chân, hai chân sau dài, các chân đều có gai. Bàn chân rất đặc biệt cấu tạo xương cổ chân thích hợp leo tường, trần nhà.

So sánh giữa con đực và cái thì con đực nhỏ hơn và có cánh. Loài côn trùng này có thể quan sát một lần nhiều vật thể do cấu tạo trên 1000 thấu kính.

Các loại gián và sinh trưởng

Thực tế nhìn giống nhau mọi người thường không phân biệt được mà nghĩ chỉ có một loại.

Tuy nhiên có rất nhiều loại khác nhau gây hại như gián Đức/ Đông Phương/ Mỹ/ Úc/ gián vành nâu.

Tổng cộng có trên 3500 loài trên khắp năm châu, nhiều nhất ở Mỹ có đến 55 loài.

Nhiều người không biết gián đẻ trứng hay đẻ con, trông như thế nào. Chúng sinh trưởng trải qua 3 giai đoạn thường thấy ở côn trùng là trứng/ thiếu trùng/ trưởng thành.

con gian gioi thieu

Vậy câu trả lời là chúng đẻ trứng, trứng gián sau 1-3 tháng sẽ nở thành thiếu trùng. Tùy vào điều kiện về khí hậu, nhiệt độ mà diễn ra nhanh/ lâu hơn.

Thiếu trùng chính là gián con, đặc điểm không có cánh, kích thước siêu nhỏ. Chỉ cỡ vài milimet và màu trắng rất khó quan sát.

Chỉ sau vài giờ là đã chuyển thành màu đen, sau đó tiến hành lột xác. Chúng lớn dần và trưởng thành từ tháng thứ 4 đến trên 1 năm.

Không phải con nào trưởng thành đều có cánh, có con có, cũng có con không có, tùy loại.

Cực kỳ cần nước để sống, không ăn nhưng chúng sẽ chết khi không có nước trong 7 ngày.

Môi trường sống và tập tính

Chúng sống ở nơi có môi trường ẩm thấp cả ở ôn và nhiệt đới, nơi ấm áp một chút. Nơi có thức ăn thích hợp thì lại càng sống nhiều thành đàn.

Chủ yếu hoạt động khi đêm đến, ban ngày rúc vào xó, nơi nào tối tăm để trú ẩn. Ví dụ như các kẽ tường hở, các hố, hốc trong nhà, cả kẽ cửa hay nhà vệ sinh.

Kể cả kẽ tủ, trong nhà vệ sinh, gần nơi để rác, sau tivi, chuồng trại của gia súc. Các rãnh thoát nước hay gần công cụ điện (ổ điện) chúng đều không bỏ qua.

con gian tieu diet

Chỉ cần phù hợp là chúng sẽ ẩn mình trong đó, chờ đêm tối thì hoành hành. Trạn bát đĩa, nhà bếp, thùng rác, cống thoát nước là các địa điểm chúng thường tìm thức ăn.

Bất kể thứ gì đều ăn được, cả thức ăn của người, rất phàm ăn mà lại ăn tạp. Thức ăn yêu thích là bánh ngọt, bơ sữa, socola,… không có thì ăn cả giấy, sách.

Hoặc đế giày, trần già có bột, ăn tủ, máu, phân, móng chân/ tay của người,… Bay hoặc bò thành đàn để di cư nếu chỗ đang sống quá đông và không đủ thức ăn.

Con gián gây hại như thế nào?

Được cho là côn trùng gây hại nhất vì có nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Trước hết là phá hoại đồ đạc như sách vở, quần áo với mùi hôi khó chịu.

Nó đã đi qua mùi hôi ấy vẫn còn vương lại rất lâu phai. Chúng còn vừa ăn vừa đào thải phân khắp mọi bề mặt, rất bẩn nên truyền bệnh nguy hiểm.

con gian gay hai

Như bệnh E.coli hoặc là Salmonella với nhiều triệu chứng về tiêu hóa. Như buồn nôn dẫn đến nôn mửa hoặc co thắt dạ dày, đau bụng gây ra tiêu chảy.

Với Salmonella thì còn nguy hiểm hơn, nó gây viêm nhiều cơ quan, vi khuẩn ăn vào máu.

Gián còn là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn, gây nấm, dị ứng. Một số người bị viêm ở mí mắt hoặc da, đường ruột có trứng giun, rối loạn về hô hấp.

Cách diệt gián

Dễ dàng nhất là mua thuốc xịt côn trùng, xịt trực tiếp vào tổ của chúng. Nhưng thường các thuốc xịt ấy khá độc hại và nguy hiểm với người.

Ngoài cách dùng thuốc diệt gián, xịt khử thì có cách khác an toàn hơn. Chuẩn bị lòng đỏ trứng gà, bột axit boric trộn đều lên cho sệt.

Vo tròn lại kích thước như quả bóng bàn, đợi 1 giờ cho khô rồi đem đặt ở góc nhà. Các nơi như gần kệ, tủ, trạn bát, chúng sẽ đến ăn ngay.

con gian cach diet

Tuy nhiên sẽ bị axit boric làm hỏng tiêu hóa khiến chúng chết ngay. Tuy nhiên khi dùng cách này đặc biệt chú ý trẻ nhỏ, vật nuôi, ăn nhầm rất nguy hiểm.

Cách đuổi gián: cắt dưa chuột hoặc hành tây để gần nơi có đồ ăn chúng sẽ không đến gần.

Hoặc dùng hỗn hợp tía tô & đường để ở nơi thấy con gián xuất hiện. Sau 2 tuần sẽ không thấy bóng dáng chúng nữa, khá hiệu quả.

Các cách bẫy gián

Chỉ với một chai nước ngọt rỗng là có thể bẫy sạch lũ gián trong nhà. Trước hết cắt chai nhựa như sau: từ nắp chai cắt lấy 1/3 và lộn ngược lại.

Lúc này sẽ có dạng như cái phễu, bên trong đặt các thức ăn chúng thích. Như bánh ngọt, dầu, mỡ, thân dưới của chai đổ 10 cm nước.

Đặt ở góc nhà, góc bếp, sau một đêm chúng sẽ sa bẫy và giãy dụa không thoát ra được. Muốn chúng chết hẳn thì cho dầu rửa bát hoặc bột giặt vào đó.

Ngoài cách diệt và bẫy thì việc giữ môi trường, nơi ở sạch sẽ rất quan trọng. Lau dọn nhà cửa thường xuyên, sửa chữa ống nước bị rỉ, đặc biệt là khu bếp. Khi chiên, nấu xong lau sạch dầu mỡ vì chúng cực kỳ thích mỡ, đổ rác hàng ngày.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.