Một loài côn trùng xếp vào hàng số 1 về kích thước phải kể đến cà cuống. Trong nó có lượng tinh dầu cực quý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chữa bệnh.
Chúng có tên trong danh sách côn trùng quý hiếm đang ngày càng hiếm hơn. Nó có thể chế biến được một số món ăn mà nhiều người ao ước được thưởng thức.
Nội dung
Giới thiệu con cà cuống
Nó còn có tên khác là long sắt hay sâu quế, một số vùng gọi lái đi là đà cuống. Danh pháp khoa học được đặt là Belostoma indica Vitalis, thuộc họ chân bơi.
Tên tiếng Anh của loài này là Lethocerus indicus, có chân bơi và bơi được. Hoàn toàn sống được ở dưới nước, có nhiều ở Liên bang Nga.
Một số xuất hiện ở vùng Ấn Độ trải dài đến Australia, cũng có ở Việt Nam. Trải khắp đất nước ta hầu như nơi nào cũng có, nhưng số lượng nhiều hơn ở miền Bắc.
Hiện nay theo quan sát thì chúng đang giảm đi về số lượng do môi trường khó tồn tại. Chúng sống ở các ruộng, hồ ao hoặc ngòi, kênh, những nơi có nước.
Đặc điểm nhận biết
Nhìn qua thân mình mỏng và dẹt giống con gián nhưng toàn thân màu đen. Hình dáng như chiếc lá dài 7-12 cm, bề ngang thân khoảng 3,5 cm.
Thân khá bóng bẩy với các gạch đen và chéo ở khắp thân. Một số con có màu nâu xám, đôi khi lại pha thêm màu vàng nhạt.
Đầu nhỏ với cặp mắt lồi hẳn lên màu đen, dạng mắt kép có hút nhọn và quặp xuống.
Phần ngực và lưng phát triển nhanh, có 3 cặp chân dẹt rất chắc khỏe. Các cặp chân này được chia thành các đốt và kèm theo những móng nhọn.
Mỗi cặp chân có nhiệm vụ khác nhau, cặp chân trước ưu tiên để vồ mồi. Và giữ con mồi thật chặt, 2 cặp chân còn lại hỗ trợ bơi uyển chuyển trong nước.
Cánh không đều, phần đầu cánh mỏng, phần còn lại cứng cáp hơn. Ngực có túi nhỏ chứa tinh dầu gồm 2 túi dài, có mùi thơm cực mạnh.
Đây là vũ khí để nó tấn công được con mồi và đuổi những đối thủ khác. Phần bụng của nó có nhiều khía ngang và vài sợi lông vàng nhạt khá mịn.
Cách nuôi cà cuống
Muốn nuôi thành công loài này thì bước chọn cà cuống giống rất quan trọng. Đảm bảo con giống phải linh hoạt khi đi lại, chân cứng, khỏe, chắc.
Thân mình và chân đều không mang dị tật gì, nhìn qua thấy được sự khỏe mạnh. Đặc biệt khi mua giống cần quan sát phần túi tinh dầu xem có đủ hay không.
Kỹ thuật nuôi cà cuống không có, hầu như ai cũng có thể bắt tay vào nuôi được. Chú ý lời khuyên là nuôi nhiều con đực hơn, con cái cũng nên đáp ứng tiêu chuẩn trên.
Chuẩn bị bể thủy sinh kích thước 80x40x40 cm, mỗi bể như vậy nuôi khoảng 50 con.
Đáy bể có lớp đất nền, sỏi đá, phân bón, trồng bèo, lục bình hoặc rong, cần trôi vào đó. Rồi cho nước vào nhẹ nhàng, nếu có điều kiện thêm thiết bị lọc nước.
Thức ăn và sinh sản
Thức ăn là tôm tép nhỏ, cá nhỏ hay ếch nhái còn sống, thả trực tiếp vào bể nuôi. Phải đảm bảo tươi để chúng có thể hút máu, những con chết sẽ không có dinh dưỡng.
Thời kỳ sinh sản là mùa mưa do nhiều thức ăn, thời tiết thích hợp cho con con phát triển.
Con đực dùng túi tinh dầu dụ con cái giao phối, con cái sẽ đẻ trứng ở trên bèo. Trên các cánh bèo, thân bèo hoặc 1 số lá úa ở trên mặt nước.
Thời gian đà cuống cái mang thai là 1 tháng, khi mới đẻ trứng có màu xám. Sau đó chuyển màu trắng, chỉ trong 1-2 tuần là nở.
Con con tồn tại bằng cách hút máu các côn trùng nhỏ khác. 1 tháng sau đã trưởng thành và 2,5 tháng tuổi có khả năng giao phối được.
Tác dụng của cà cuống
Có 3 bộ phận chính của loài này được sử dụng là tinh dầu, trứng và thịt của nó. Thời gian thu hoạch là từ tháng 4-9, khi bắt về cắt bỏ cánh ngay.
Nên dùng tươi sống là tốt nhất, giữ được mọi thứ đạt chuẩn. Trong thịt & trứng có nhiều protein cùng với các loại vitamin, lipid,…
Đặc tính là vị cay và ngọt, không hề độc, có tính bình nên rất tốt cho thận và tiêu hóa. Sử dụng tinh dầu cà cuống sẽ giúp hưng phấn cả về thần kinh và sinh lý.
Xưa kia đây chính là vật cống nạp cho vua chúa, chính là sơn hào hải vị ở triều đình.
Cách lấy tinh dầu từ cá thể đực bằng cách rạch ngang phần bụng ở giữa cặp chân thứ 3. Gập nhẹ bụng của nó sẽ thấy lộ ra 2 túi tinh dầu rất rõ.
Khi đó dùng kẹp để gắp ra/ rút ra thật khéo léo để không bị rách. Chuẩn bị một lọ sạch, khô ráo để đựng tinh dầu sẽ giữ được lâu.
Tinh dầu có mùi thơm như quế, có thể dùng làm gia vị cực đỉnh. Ngoài ra còn có thể làm nước mắm, chế biến các món ăn ngon và bổ, độc đáo.
Chế biến cà cuống
Không chỉ Việt Nam coi là đặc sản mà nó còn lan sang nhiều nước khác. Điển hình là Lào, Thái Lan, Trung Quốc,… với món long sắt chiên vàng.
Sơ chế xong thì đem long sắt rửa và ngâm với muối cho thật sạch. Đem ướp mắm, ớt bột, không cần thêm các gia vị khác. Cuối cùng chiên với chảo dầu sôi, chiên nhỏ lửa liu riu cho giòn ruộm.
Nước mắm cà cuống hảo hạng làm nhiều người chết mê với mùi quế rất thơm. Giá bán đắt đỏ vậy nên tự tay bạn có thể làm cho gia đình để tiết kiệm.
Chỉ cần 2 con long sắt giống đực, 1 chai mắm kèm gia vị chanh, ớt, đường, tỏi,… Trước hết phải nướng long sắt cho thật vàng rồi đem giã thành nước.
Lọc bỏ bã, lấy phần nước hòa với nước cốt chanh và mì chính & đường. Khi tan thì cho thêm tỏi ớt băm vào là đã hoàn thành, có thể chấm hoặc ăn với cơm. Đặc biệt sử dụng để chấm bánh cuốn thì không còn gì tuyệt hơn.
Nổi tiếng song song với đó phải kể đến rượu long sắt rất tốt cho sức khỏe. Được coi là bài thuốc trong đông y, nam giới dùng thường xuyên rất tốt cho sinh lực.
Giá bán cà cuống hiện nay khá rẻ chỉ vào khoảng 30 đến 40 ngàn đồng/ con. Nhưng tinh dầu của chúng giá khá cao khoảng 70 đến 120 ngàn đồng/ giọt.