sao la hinh anh

Sao la là con gì đặc điểm hình ảnh chi tiết như thế nào

3.7/5 - (4 bình chọn)
399 Views

Một trong những loài thú đang được bảo tồn, xếp vào hạng quý hiếm đó là sao la. Từ khi phát hiện loại động vật này người ta vẫn coi đó là một ẩn số kỳ lạ.

Vì các thông tin liên quan đến nó khó tìm hiểu, vô cùng hạn chế, ít ỏi. Cũng do chúng sở hữu đặc điểm sinh trưởng và tập tính khác lạ so với động vật khác.

Nên khó tiếp cận để nghiên cứu cũng như quan sát để thu thông tin. Ngày nay số lượng đang ở mức báo động, tụt giảm nghiêm trọng, cần thành lập các trạm bảo tồn.

sao la

Giới thiệu về nguồn gốc

Chúng được mệnh danh là kỳ lân châu Á do phần lớn số lượng nằm ở Việt Nam và Lào. Một số rất ít được tìm thấy ở các nơi khác, tổng cộng chỉ khoảng 1000 con trên toàn cầu.

Năm nay là năm thứ 20 nước ta đánh dấu mốc thấy sao la lần đầu ở trong tự nhiên. Tại vườn quốc gia Vũ Quang đã tìm thấy khoảng 20 cá thể trong năm đó.

Việc tìm ra chúng gây nên một cuộc chấn động lớn, ngoài ra còn tìm thấy ở Nghệ An.

Sau năm 1998 phát hiện ở Nghệ An thì mãi năm 2013 mới ghi nhận một cá thể nữa. Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận qua máy ảnh, phải nói rằng rất hiếm hoi.

sao la nguon goc

Sách đỏ thế giới cũng phải ghi tên loài này, những mô tả về chúng đầu tiên. Được các nhà khoa học viết và xuất bản năm 1993 với danh pháp Pseudoryx nghetinhensis.

Trước kia mới phát hiện thì người ta gọi nó là dê sừng dài hay bò Vũ Quang. Rồi một số nhà động vật học đã yêu cầu thành lập giống và chi mới.

Thời điểm đó sao la là tên mà người Nghệ An gọi chúng và tồn tại gọi đến tận bây giờ.

Chúng thuộc họ với trâu bò, thuộc chi bò/ bò rừng bison với một số đặc điểm nổi bật.

Đặc điểm con sao la

Chiều dài thân mỗi cá thể thường từ 1,3 đến khoảng 1,5m/ con, chiều cao khoảng 90cm đến 1m. Toàn thân phủ màu nâu sẫm và có các đốm trắng khắp thân.

Cân nặng khoảng 1 tạ/ con, sừng rất dài và nhọn, có con dài đến 51cm. Có phần hướng ra sau, nhìn có vẻ mảnh nhưng rất chắc chắn.

Phần đầu nâu sẫm có một số vạch đen nhạt/ trắng tô điểm, trên và dưới mắt cũng có. Tai nhỏ nhắn so với chiếc đầu to, cặp mắt đen và chiếc cổ dài.

Cằm và cổ có nhiều vạch trắng hơn, tai màu trắng ở trước, sau màu nâu. Phần chóp của tai có một túm lông trắng, phân cách lưng và sườn cũng là các vạch trắng.

sao la dac diem

Có thể nói đặc điểm nhận dạng vô cùng đặc biệt loài vật này là các vạch trắng khắp thân.

Ngay cả 4 chân của nó cũng được đánh dấu như vậy, có hình dạng tương tự guốc trâu, bò.

Lông cực mềm, trông rất mượt, một số vị trí có vòng xoáy như mũi, cổ, vai. Giống đực hay cái đều có sừng nên không thể dựa vào đây để nhận diện được.

Sừng thẳng đuột không phân nhánh như linh dương. Chiếc đuôi ngắn ngủn, có túm lông đen nhìn giống đuôi của lợn rừng.

Tập tính sinh trưởng

Khu vực sống của chúng là các rừng rậm, nơi mà gần nguồn nước, gần suối. Chủ yếu là dọc dãy Trường Sơn nước ta tầm độ cao 200 đến khoảng 600m.

Thời tiết lạnh hay mùa đông đến thì chúng di chuyển đến nơi thấp và ấm hơn. Không phải động vật ăn thịt, chỉ ăn lá cây hoặc là cỏ, rất lành.

Chúng thấy người luôn lẩn trốn nên có tổng bao nhiêu cá thể người ta vẫn chưa thống kê được.

sao la con

Tháng 5-6 là thời điểm sinh sản, con non 7-8 tháng ăn được nhiều loại thực vật. Đặc tính về sinh sản và sinh sống không có nhiều thông tin.

Các khu vực thích hợp cho chúng sinh sống và hiện nay sao la vẫn xuất hiện ở Việt Nam. Bao gồm Quảng Trị, Hà Tĩnh, Huế và Nghệ An, nước bạn Lào cũng có một số.

Người dân bắt giữ và nuôi chúng vào những năm 1994 thì sau đó một thời gian đều chết. Vậy người ta kết luận không thể nuôi nhốt loại động vật này.

Nó chính là đại diện duy nhất của dãy Trường Sơn, vẫn đang tiến hóa, ẩn náu.

Mối đe dọa của sao la

Môi trường sống của sao la bị đe dọa do hình thành nhiều vùng đô thị. Rừng tự nhiên bị phá hủy biến thành các rừng lâm nghiệp, khai thác gỗ. Hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng, lấn rừng khiến chúng không có nơi nương thân.

Tuy nhiên việc chúng bị săn bắt hàng ngày mới là trở ngại và mối nguy hiểm lớn. Có thể nói lúc nào sao la cũng trong tình trạng lo sợ và trốn tránh.

Hành vi săn bắt trộm, đánh bẫy với động vật quý hiếm đáng bị lên án và xử phạt. Có thể chủ đích là bẫy hươu, lợn rừng hay một số động vật hoang dã khác.

sao la nguon goc

Nhưng động vật dính bẫy lại là những con sao la, người săn bắt được lại có lợi nhuận cao.

Từ đó họ lại càng tăng cường săn bắt, đặt bẫy nhiều hơn. Nguồn thu mua chính là Trung Quốc để làm thuốc đông y hoặc phục vụ ẩm thực.

Một số khu vực ở Lào và nước ta cũng thu mua ở các cửa khẩu với giá trị cực cao.

Những vật phẩm thu từ loài vật này có thể bán với giá 25 đến 65 USD, rất hấp dẫn. Nên thu hút sự tò mò cũng như lòng tham của con người, bất chấp lệnh cấm.

Do số lượng cực ít trên toàn cầu nên mỗi con mất đi sẽ gây ảnh hưởng và đe dọa lớn.

Bảo tồn sao la

Nhận thấy sự suy giảm đột ngột và sự ít ỏi của các cá thể còn lại. Việt Nam hợp tác với Lào thành lập nên các khu bảo tồn đặt tại vùng sinh cảnh của chúng.

Đặc biệt ở Thừa Thiên Huế có đội tuần tra rừng đi tuần dở bở bẫy và lán lâm tặc. Số lượng bẫy gỡ được lên đến con số 12.500 và số lán trại của lâm tặc gần 200 cái.

sao la bao ton

Tuy nhiên cũng cần có biện pháp răn đe, nỗ lực hơn nữa. Điều quan trọng là giảm nhu cầu của người thu mua thì mới có thể bảo tồn được chúng.

Saola Nature Reserve ở Quảng Nam đang bảo tồn khoảng 50-60 con rông 160km. Tại Vũ Quang thì người ta dự đoán còn không quá 100 cá thể.

Chúng đã được ghi tên Sách đỏ, thuộc danh lục đỏ cấm buôn bán, săn, bắn, bẫy, bắt. Biện pháp răn đe, phạt nặng với những đối tượng vi phạm cần áp dụng triệt hơn nữa.

Xem thêm :

Liên hệ

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.