Trong số các loại côn trùng thì chiếm số lượng lớn nhất là loài bọ cánh cứng. Trên thế giới có đến hàng chục loài rất đa dạng, vì thế nhiều người không phân biệt được.
Không hẳn tất cả chúng đều có hại, cũng có nhiều loại có lợi. Nhưng đa số ấu trùng của nó đều gây hại lớn với mùa màng, làm giảm năng suất.
Nội dung
Giới thiệu con bọ cánh cứng
Loài này thuộc bộ Coleoptera, riêng khu vực Bắc Mỹ có đến 25 nghìn loài khác nhau.
Nhiều người nhầm loài này với con gián, nhưng dựa vào cánh rất dễ nhận ra. Chúng có miệng rất sắc, 2 hàm dạng nhai ngậm, râu phát triển mạnh.
Ngoài bộ cánh thật mỏng manh bên trong thì bên ngoài có lớp cánh bảo vệ. Đôi cánh này chỉ được chúng sử dụng khi bộ cánh bên ngoài mở hết cỡ.
Cánh cứng có đặc điểm không bị thấm nước, rất bền, chống được nhiều tác động. Cánh được chia làm hai bởi một đường thẳng dọc sống lưng.
Nhìn chung có nhiều loại với đa màu sắc và các kích thước to/ nhỏ khác nhau. Thường có kích thước từ 2,8mm đến 5 cm với thân dài dẹt, bầu dục hoặc tròn. Đặc tính bay kém, có màu đen vảy vàng/ trắng, đốm,…
Vòng đời và sinh sản
Có 4 giai đoạn chúng phải trải qua là trứng, ấu trùng, thành nhộng và cuối cùng là thành trùng.
Khi sinh sản, mỗi con sẽ đẻ số lượng lớn từ 90 đến 100 trứng/ lần. 1 con trưởng thành có thể sống 1-2 tháng, cụ thể con đực là 13 ngày.
Con cái sống lâu hơn từ 2 tuần tuổi đến khoảng 1 tháng rưỡi.
Chúng sống lâu hay không phần lớn nhờ vào lượng thức ăn có ở tự nhiên. Mặt khác cũng do môi trường sống hay khí hậu,…
Một số loài lớn nhanh, sinh sản nhiều lần trong năm khiến số lượng bọ tăng vọt. Bên cạnh đó cũng có những loài phát triển cực chậm, vài năm mới trưởng thành.
Các loại bọ cánh cứng
Đầu tiên là bọ lực sĩ với danh pháp khoa học Dynastes Hercule, kích thước lớn. Vùng Trung và Nam Mỹ, Mexico có rất nhiều, có cả ở đảo Caribbean.
Có khả năng mang vật nặng gấp 850 thân do có lớp vỏ siêu cứng. Sống về đêm, mùa mưa giao phối, con đực lúc này cực kỳ hung dữ.
Chúng giao đấu với nhau bằng sừng, con thắng cuộc sẽ được giao phối.
Thuộc dòng bọ hung có Goliath, danh pháp khoa học là Goliathus giganteus. Có mặt ở châu Phi, trong các rừng nhiệt đới.
Ở trán của con đực có sừng – một vũ khí phục vụ cả săn mồi và chiến đấu. Còn con cái thì tác dụng của sừng chữ V chỉ để đào hang để sinh sản.
Thân hình dài, mảnh khảnh là bọ gậy có khả năng ngụy trang cực đỉnh. Lẩn trốn như một cành cây nhỏ màu xanh, có lúc lại màu sặc sỡ, có khi lại kẻ,…
Sống ở nhiệt đới/ cận nhiệt đới với 3000 loại khác nhau, loại có gai, có cánh,… Chúng ăn lá cây, sinh hoạt về đêm, thường hay giả chết hoặc rụng chân để thoát chết.
Nhìn qua khá rùng rợn với nhiều chân và thân hình màu trắng là bọ chân đều. Danh pháp khoa học là Bathynomus giganteus, sống trong nước sâu. Chủ yếu có ở Đại Tây Dương, cặp mắt phản chiếu ánh sáng cực tốt.
Bọ gây hại, bọ có ích
Có rất nhiều loại gây hại như bọ thảm làm hỏng len, vải, ăn lông vũ, sợi tự nhiên. Mọt gỗ/ mọt phấn làm hại các đồ gỗ, tre, nứa hoặc bàn ghế, nội thất. Chúng đục khoét từ trong ra ngoài làm hỏng, mục, không sử dụng được.
Có loài gây hỏng thực phẩm như mọt bột mì/ ngũ cốc, nhất là các xưởng sản xuất. Ấu trùng của bọ làm các loại cỏ cảnh chết héo, thối rễ hoặc trụi lá. Vì thế gây ám ảnh cho nhiều người và lo lắng khi thấy chúng hoành hành.
Chúng gây hại nhiều nhất là tháng 4-5 và tháng 9-10, rất khó kiểm soát. Mùa mưa thì sẽ có nhiều lá non của cây được mọc lên. Chúng tăng trưởng nhanh hơn cũng là nhờ thời điểm này có nhiều thức ăn.
Châu chấu, dế hay ve sầu cũng thuộc cùng bộ này, có tiếng kêu khá ồn ào. Mọt gỗ cũng có tiếng cót két gây phiền đến cuộc sống.
Để tránh loài côn trùng này gây hại thì hãy giữ môi trường quanh bạn sạch sẽ. Nếu như chúng đang tàn phá cây cối quá nhiều thì có thể dùng thuốc diệt côn trùng.
Tuy nhiên cũng có nhiều loài có ích, ăn côn trùng khác, đóng vai trò làm thiên địch.
Điển hình là bọ rùa, chúng loại bỏ được rệp sáp cho cây, ăn côn trùng gây hại. Khả năng đẻ trứng trong rệp/ con mồi có lợi ích tiêu diệt ngay khi mới nở.
Sử dụng loại côn trùng có ích này diệt rệp bảo vệ môi trường hơn so với thuốc trừ sâu.
Cách nuôi bọ cánh cứng
Chỉ cần dùng hộp nhựa hoặc lọ thủy tinh là có thể nuôi được, có nắp đậy càng tốt. Đục một vài lỗ nhỏ để bên trong có thể trao đổi không khí.
Không đục quá to, như vậy ruồi muỗi có thể chui vào trong và đẻ trứng. Khử trùng, diệt khuẩn trước khi sử dụng, đặt chuồng nuôi ở nơi ít ánh sáng.
Một chuồng 25x15x15 cm có thể nuôi được 1 cặp đực cái hoặc 4-5 con cái. Chú ý không nuôi nhiều con đực trong 1 chuồng vì chúng sẽ cắn nhau.
Đáy chuồng rải đất nền là đất trồng trộn với vỏ bào của gỗ dạng vụn. Có thể dùng nguyên đất, hoặc thay thế bằng mùn từ xơ dừa.
Nhiều người thắc mắc bọ cánh cứng ăn gì trong tự nhiên. Đây là loài đa thực nên chúng sẽ ăn thực vật là chính.
Cũng có ngoại lệ một số loài ăn động vật nhỏ. Một số loại khác ăn chất hữu cơ, đồ mục nát hay nấm, di thể của động/ thực vật. Còn có loài sống cộng sinh/ ký sinh, vừa có hại, vừa là thiên địch cho cây trồng.
Vậy khi nuôi bạn cho ăn hoa quả ngọt như chuối, táo, xoài,… hoặc thạch rau câu. Cho ăn vào buổi tối theo tập tính của chúng, thức ăn thừa dọn sạch. Không để lưu lâu ngày sẽ khiến kiến bu vào, mỗi ngày thay thức ăn 1 lần.
Có thể đặt thêm cành cây, lá khô hay gỗ mục hoặc vài viên đá. Một là giống với tự nhiên, 2 là chúng có thể leo trèo trên đó.
Bạn có thể mua bọ cánh cứng giống ở một số cửa hàng côn trùng. Các địa chỉ bán bọ cánh cứng không hiếm, rất dễ tìm và phổ biến.