cay sam dat bai thuoc

Cây sâm đất có mấy loại cách nhận biết và cách trồng

5/5 - (2 bình chọn)
427 Views

Cây sâm đất được dân gian ví như “món quà của tạo hóa” dành cho con người. Chúng không chỉ đơn giản là loại thực phẩm dùng trong xào nấu các món ăn.

Mà chúng còn là vị thuốc trong Đông Y có thể dùng để phòng và điều trị bệnh tật. Trước đây, rất khó tìm thấy sâm đất bởi chúng thường mọc trên núi cao hiểm trở.

Tuy nhiên, bây giờ chúng đã được đem về nhân giống trong các trại thuốc Đông Y. Nhờ đó, mà giá trị thương mại của cây cũng được đề cao.

cay sam dat

Đặc điểm hình thái

Cây sâm đất còn được dân gian đặt tên là thổ cao ly, chúng thuộc họ thân thảo, cao khoảng 0,6m. Chúng bắt nguồn từ vùng đất ở miền Trung nước Mỹ.

Tại Việt Nam, chúng xuất hiện khá nhiều trong các tỉnh miền núi phía Bắc. Loài cây này có thân phân thành nhiều nhánh nhỏ luồn dưới đất để hút dinh dưỡng.

Lá cây của chúng mọc không đối xứng và có hình thuôn dài dài hướng về phần thân. Cuốn lá rất ngắn nên nhiều người lầm tưởng chúng không hề có cuống.

Mép lá có dạng hình lượn sóng và  không có răng cưa. Nhìn bên ngoài cây không khác gì so với một loại rau thông thường. Và cũng rất khó phân biệt loài thảo dược quý này với các loại cây hoang dại khác.

cay sam dat dac diem

Đến mùa ra hoa, cây sâm đất thường cho hoa nhỏ có màu hồng tím hoa cà. Các bông hoa nhỏ xếp thành từng cụm ở phần ngọn cây.

Sau mùa sẽ đến mùa loài dược liệu này ra quả, vào độ tháng 9-10. Trước đó, thời gian chúng ra hoa sẽ kéo dài 1 tháng từ tháng 6 đến tháng 7. Quả xanh sau khi chín sẽ có màu nâu đỏ hoặc xám tro nhẹ.

Loại cây này phát triển trong tự nhiên nên rễ có thể to đến vài ký. Tuy nhiên, nếu trồng để thu hoạch, củ có thể nhỏ hơn và cũng ít chất hơn vì thời gian ngắn.

Sâm đất có mấy loại?

·        Thổ nhân sâm:
Thường được dân gian truyền miệng là cao ly hay sử sách y khoa Trung Hoa có ghi là: giả nhân sâm. Loài cây thuốc quý này thuộc họ cùng với rau sam và sống hoang dại là chủ yếu.

Cây không có quá nhiều sự khác biệt về hình thái so với cây sâm đất cổ. Vị của dược liệu này có tính bình, vị hơi ngọt, thích hợp với người muốn bồi bổ phổi.

Trong y học hiện đại, cây được dùng để chế tạo ra phenol điều chế thuốc tây y. Công dụng của loại cây này là: Bổ phí, chữa tiểu đường, tiêu chảy, ho, đổ mồ hôi trộm.

cay sam dat phan loai

·        Sâm mồng tơi
Sâm mồng tơi còn được gọi là cây rau sam đất trong dân gian, loại này chính là sâm đất. Chúng được trồng ở gia đình để dùng làm thuốc chữa bệnh và thực phẩm.

Theo nghiên cứu, thảo dược này chuyên điều trị các chứng bệnh về phổi. Trong loài cây này có chứa chất pectin – một chất nhầy hỗ trợ tiêu hóa khá tốt.

Chúng có khả năng tăng cường hấp thu dinh dưỡng cũng như hạn chế béo phì. Tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh ra các kháng thể, chống lại sự xâm nhập vi khuẩn.

·        Sâm nam
Còn được dân gian gọi với cái tên gần gũi hơn là cây chân chim. Loài cây này có thể có chiều cao từ 2-8m tùy điều kiện đất.

Cây thường phát triển ở độ cao từ khoảng 100m tính từ mực nước biển trở lên. Tại Việt Nam, chúng xuất hiện nhiều ở Lào Cai và Phú Thọ. Trong sâm nam chứa nhiều chất như tanin và saponin, chế biến thuốc tây y.

Tác dụng

Cây sâm đất sở hữu rất nhiều công dụng đã được nhân dân ta phát hiện. Cụ thể, chúng có thể giải độc gan và ngăn tình trạng nhiễm mỡ ở cơ quan này. Việc thanh nhiệt, mát gan còn giúp hạn chế mụn nhọt trên cơ thể.

Công dụng điều trị sỏi thận bằng thảo dược này đã được bác sĩ nghiên cứu. Một số tình trạng gần giống như sỏi ở bàng quang cũng có thể tan đi.

Chúng có khả năng ngăn tình trạng mồ hôi trộm thường thấy ở các bé. Và được dùng chủ yếu trong việc bồi bổ người ốm yếu, mất sức, hồi phục sau phẫu thuật.

cay sam dat tac dung

Đối với người mắc chứng động kinh, nên thường xuyên dùng loại dược liệu này. Để ngăn cản những cơn co giật có thể xảy ra cũng như bồi bổ cho cơ thể.

Y học hiện đại cũng chứng minh qua nhiều nghiên cứu về khả năng chữa trị của cây sâm đất. Cụ thể, người ta phân tích được một hàm lượng lớn Kali trong loại thảo dược này.

Có thể kích hoạt được các amino oxidase giúp lợi tiểu. Đồng thời chúng cũng ngăn sản sinh succinic dehydrogenase và tăng cường punarnavine.

Ngoài ra, một số thực nghiệm lâm sàng chỉ rõ khả năng chữa chứng thận hư hiệu quả của cây.

Một số bài thuốc

Điều trị tiểu đường: Sử dụng rễ của cây sâm đất ở dạng khô, sau đó đổ thêm 1L nước. Ninh trên lửa cho đến cạn khoảng còn 500ml là tắt bếp, để nguội và uống.

Thời gian điều trị nên trong khoảng từ 1-2 tháng liên tiếp sử dụng.

Hỗ trợ tiêu hóa: Với những người bị bụng yếu, nên sử dụng nước sắc từ táo và sâm đất. Duy trì uống liên tục trong nhiều tuần liên để cải thiện hệ tiêu hóa.

cay sam dat bai thuoc

Chữa tiểu láy: Đi tiểu láy vốn được chữa trị bằng râu bắp, tuy nhiên chúng có thể chữa bằng cao ly kết hợp với rễ cây kim anh. Nên sắc nước uống để gia tăng hiệu quả và uống liên tiếp khoảng 5 ngày là khỏi

Chữa táo bón: Chuẩn bị rễ sâm khô, sắc chung kèm với đinh lăng và thêm một ít vừng đen. Có thể đem hầm chung với gà để ăn tẩm bổ, hoặc sắc nước uống liên tục 3 ngày là khỏi.

Chữa mồ hôi trộm: Dùng bao tử lợn sơ chế sạch sẽ rồi bỏ chung hầm với rễ của cây cao ly. Sau đó, ăn chung với cơm, kiên trì dùng nhiều ngày liền sẽ ngăn được mồ hôi trộm.

cay sam dat gioi thieu

Lưu ý khi dùng

Sâm đất vốn có tính mát, nhưng dùng nhiều quá cũng có thể gây ra độc tố. Người dùng sẽ bị tình trạng nôn ói và chóng mặt, nhất là sản phụ giai đoạn đầu.

Sâm đất có giá trị dược lý rất là cao, nên được ứng dụng rộng rãi trong chế thuốc. Tuy nhiên, để dùng loài cây này lại không hề dễ dàng.

Do đó, khi dùng bạn phải có bài thuốc từ bác sĩ đông y, để đảm bảo an toàn. Cũng như tăng công hiệu chữa bệnh nhanh chóng nhất.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.