hoa phuong cach trong

Hoa phượng mang ý nghĩa gì hình ảnh chi tiết ra sao

5/5 - (1 bình chọn)
330 Views

Hè về tiếng ve râm ran trong tán hoa phượng làm người ta không thể quên được. Tuổi học trò có lẽ người ta nhớ nhất hình ảnh của nó với bao kỷ niệm buồn vui.

Phải chăng hoa nở đúng mùa chia tay kết thúc năm học nên mới được gọi là hoa học trò.

hoa phuong

Giới thiệu hoa phượng đỏ

Ngoài tên gọi phổ biến trên thì nó còn được gọi là cây điệp tây hay phượng vĩ. Danh pháp khoa học ghi là Delonix regia, thuộc cùng họ Fabaceae. Nguồn gốc của loài này là từ Madagascar, chủ yếu ở phía tây Malagasy.

Chủ yếu sống ở 2 vùng khí hậu nhiệt đới, vùng cận nhiệt đới, nơi có thời tiết nắng. Tên tiếng Anh của cây có 3 tên gọi là Flamboyant, Mohur tree và Royal Poinciana.

Phượng là dạng cây đại thụ có thể đạt chiều cao 20m/ cây. Tuy nhiên phượng vỹ lại có kích thước nhỏ hơn khoảng 5m, phải phân biệt vì chúng khác nhau.

hoa phuong gioi thieu

Nhìn chung cây có chồi phát triển mạnh, hạt có thể tái sinh. Đặc biệt dễ sống, dù ở trung du hay ven biển, vùng núi/ đồng bằng đều có thể trồng được.

Ưa sáng và phát triển cực nhanh, khỏe mạnh, ít sâu bệnh, không kén đất. Chỉ có nhược điểm là tuổi thọ không được cao như các cây khác cùng loại.

Thường trồng 30 năm là trở nên già cỗi, thân trở nên mục rỗng, rất dễ bật gốc. Khi đó thường bị nấm và sâu bệnh tấn công mạnh.

Đặc điểm chung

Chiều cao trung bình mỗi cây có thể đạt được từ 10 đến 20 mét gồm nhiều cành nhánh. Cành to, nhánh nhỏ cùng nhau xòe rộng ra xung quanh tạo tán kích thước lớn.

Vỏ cây có màu xám trắng, nhẵn nhụi, rễ cây lớn, có thể trồi lên trên mặt đất. Lá dạng kép, giống lông chim vì thế nhìn qua lá mỏng manh. Nhưng thực ra cực dày dặn, được tạo bởi nhiều lá nhỏ li ti kết thành cành lá.

Màu sắc của là thường là lục nhạt/ xanh thẫm đối với lá già. Mỗi cành lá như vậy thường dài từ 30-50 cm bao gồm 20-40 lá chét lông chim.

Cùng với lá chét phụ số lượng khoảng 20 đôi xếp sát nhau.

hoa phuong dac diem

Hoa phượng vĩ khi nở có dạng chùm khá lớn và dài, màu đỏ thẫm. Mỗi bông thưa, cánh dài, xòe rộng, có thể đạt 20-50 cm/ bông.

Mép cánh nhăn lại độc đáo, có một cánh lớn nhất tone màu cam đỏ. Những cánh khác cũng có màu tương tự nhưng được điểm thêm đốm trắng. Thường là đốm trắng vàng hoặc cam vàng, đôi khi còn có kim phượng vàng.

Nhị có bao phấn cũng màu đỏ, nhỏ xinh đậu ở đầu bông. Bông tàn cũng là khi xuất hiện những quả phượng dài màu xanh non rất dài.

Quả ngắn nhất khoảng 20cm, dài nhất là 60cm, có hạt cứng bên trong. Khi quả già chuyển sang màu nâu xám và có thể rụng xuống gốc. Mỗi quả to 5cm, hạt như ngón tay út, ăn được, vị bùi và ngon.

Đặc điểm sinh trưởng

Cây phát triển tốc độ trung bình, phát triển cực nhanh nếu có điều kiện thích hợp. Không chỉ có vẻ đẹp từ hoa mà còn cho bóng mát từ tán lá dày đặc.

Đối với trồng ở trường học hay khuôn viên thì có thể tăng tuổi thọ thêm 10-20 năm.

Rất dễ bắt gặp ở đường phố, hai bên hè phố hay trong công viên, bệnh viện. Vì là cây gắn với tuổi học trò ngây thơ nên trường học nào cũng có ít nhất 1 cây.

hoa phuong cham soc

Thời kỳ khô hạn cây thường rụng lá, đối với khí hậu mùa khô/ mùa mưa rõ rệt. Những nơi khác phát triển như một cây thường xanh.

Với kiểu khí hậu cận nhiệt/ nhiệt đới thì cây lại càng phát triển mạnh. Kể cả đất mặn hay khô hạn lâu ngày đều có thể sống được.

Đẹp và độc đáo hơn là hoa phượng tím Đà Lạt với sắc thơ mộng và trữ tình. Khác hẳn vẻ rực cháy ở những nơi khác, làm rạo rực trong tim.

Cách trồng cây hoa phượng

Nhắc đến thành phố hoa phượng đỏ thì không nơi nào khác ngoài Hải Phòng. Tuy nhiên một số nơi như Sài Gòn hay Đà Nẵng cũng trồng rất nhiều khắp con đường.

Loài cây này trồng rất dễ, không kén đất hay khí hậu, chỉ lưu ý một chút là được. Cây ưa sáng nên trồng nơi thoáng, đón được ánh sáng tối đa.

Sử dụng đất nào cũng được nhưng khi đào hố thì nên lót thêm lớp phân hữu cơ. Như vậy cây nhanh ra rễ hơn và lớn nhanh, cần chống cây sau khi trồng. Để cây không bị đổ/ ngã, rễ sẽ bén vào đất nhanh và chắc hơn.

Khi được 3-4 tháng tuổi thì có thể bỏ cọc chống, giai đoạn đầu tưới nước nhiều. Sau đó giảm lượng nước đi, chỉ tưới vừa đủ kèm theo bón phân.

hoa phuong cach trong

Chuẩn bị trổ bông thì bón NPK 16-16-2, tần suất 1 tháng/ lần trong 2 tháng. Tuy nhiên chú ý bón cách xa gốc từ 15-20 cm, đào 1 rãnh nhỏ và bón vào đó.

Chứ không bón trực tiếp, mùa đông tuyệt nhiên không cần bón. Do cây ngủ đông, rụng hết lá nên không cần thiết.

Cây hoa phượng png ra lá non thường bị sâu ăn lá hoành hành. Nên có thể phun thuốc sâu, kiểm tra hàng ngày để tránh sâu ăn hết lá.

Ý nghĩa hoa phượng học trò

Được gọi tên như vậy cũng là do hình dáng bông giống đuôi của chim phượng. Hình ảnh hoa phượng nơi sân trường nở rộ vào đầu hè khiến nhiều học sinh buồn man mác.

Bởi đó là thời điểm tạm biệt nhau sau 1 năm học về nghỉ hè. Xa trường, xa bạn bè và chứa đựng nhiều nỗi nhớ nhung.

Nụ e ấp được ví như mối tình học sinh chớm bắt đầu, nhu nhú đã phải chia ly. Đến khi trở lại trường học tập, mối tình ấy lại hé nở thêm rất hồn nhiên.

hoa phuong y nghia

Mùa hoa phượng sân trường, có người lạc nhau, nhưng cũng có người tìm thấy nhau. Nhiều cô cậu học trò còn ép cánh phượng trong những trang sách, trang sổ lưu bút.

Các công trình, khuôn viên có thêm cây này cũng trở nên sống động và tươi sáng hơn. Ngồi dưới gốc ngắm hoa quả thực dễ chịu kèm theo sự mát mẻ hiếm hoi.

Ngoài về vẻ đẹp thì còn có thể lấy gỗ làm đồ dùng, đóng hòm hay làm ván,… Vỏ cây còn có tác dụng làm thuốc trị tê thấp, đầy bụng, hạ sốt hiệu quả.

Lá cây có thể chữa tình trạng đầy hơi, hơn nữa còn chiết xuất được dầu thơm. Dùng để xoa bóp, mát xa cực thích, giúp cơ bắp thoải mái hơ, xua đi mệt mỏi, giảm stress.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.