Một loại hoa thường đổi màu theo thời gian với nhiều màu bắt mắt là kim ngân hoa.
Phải nắm được các đặc điểm và môi trường ưa thích của cây mới có thể trồng được.
Là một cây cảnh vừa cho sắc, vừa cho mùi hương dễ chịu, màu sắc đa dạng. Mà lại còn đóng vai trò như vị thuốc quý với y học cổ truyền (Đông y).
Nội dung
Giới thiệu hoa kim ngân
Một số người gọi là cây vàng bạc vì bông thường có màu vàng cam và màu trắng. Có nơi lại gọi là cây nhẫn đông, riêng tên tiếng Anh chỉ có một tên là Honeysuckle.
Danh pháp khoa học là Lonicera japonica Thunb, trong Đông y gọi là vị thuốc nhẫn đông hoa, song hoa,…
Thuộc họ cơm cháy và có nhiều ở nước ta trên các tỉnh miền núi Lào Cai, Cao Bằng. Ở Thanh Hóa hoặc Hòa Bình cũng rất phổ biến được người dân trồng diện tích lớn.
Tác dụng trong nhiều lĩnh vực: y học làm thuốc, môi trường đẹp hơn, hương dễ chịu. Trong đó làm thuốc trong đông y là nổi trội nhất, được xếp vào dược liệu quý.
Nghiên cứu sâu và áp dụng triệt để thì khả năng chữa được bách bệnh. Giúp đỡ rất nhiều cho y học, là loại thuốc quan trọng trị bệnh mà nhiều người đang săn tìm.
Đặc điểm chung
Được cho là mọc hoang dưới dạng cây leo với chiều dài thân khoảng 10 mét. Các cành có lông bọc xung quanh, còn non có màu xanh, chuyển nâu đỏ khi về già. Người ta quan sát khi non chúng khá sần sùi, già lại nhẵn dần.
Lá cây hình trứng, cuống ngắn và mọc đối nhau về 2 phía, có màu xanh đặc trưng. Đặc biệt là xanh suốt năm tháng, kể cả vào đông cũng không chuyển màu hay rụng.
Hoa có hình ống nhưng hai bên xẻ đôi, không mọc đơn lẻ. Mà thường mọc thành từng chùm đôi hoặc 3-4 bông/ chùm nên rất đẹp mắt.
Mỗi bông thường dài 1-5cm, đường kính đầu hoa là 20mm đến 50mm. Bên ngoài màu vàng nâu, lông ngắn, là đài màu lục, nhỏ, số lượng khoảng 5 lá ở ống tràng.
Màu đặc trưng là trắng khi mới nở, chuyển dần thành vàng khi nở được vài ngày. Có một số loại lại chuyển thành màu cam, đỏ, hồng,… tùy theo.
Khi nở bung thì 2 môi xẻ cuộn tròn lại lộ ra nhị và vòi nhụy. Hết mùa thì có quả mọng, nhỏ, màu đen và có hình cầu.
Cách trồng và chăm sóc
Khi trồng cây này phải canh đúng mùa xuân hoặc thu mát mẻ để trồng. Khi trồng vào hè quá nóng hoặc đông quá lạnh cây khó có thể phát triển được.
Trồng bằng cành, thân hay hạt giống đều được, chủ yếu là dùng dây. Nhiều người muốn trồng nhưng không biết mua cây kim ngân hoa ở đâu. Thì bạn có thể đến các cửa hàng cây cảnh để hỏi về hạt giống hoặc mua dây ở nhà vườn.
Chuẩn bị đất trồng, cuộn dây với đường kính 15cm, thành 3 vòng là được. Sau đó đặt vào túi đất, lấp kín trừ lại ngọn thò ra, tưới nước đều.
Chỉ sau 1 tháng sẽ thấy cây mọc tươi tốt, chú ý túi đất kích thước 30×30 cm. Trộn đất chung với phân chuồng ủ mục để có được giá thể tốt nhất.
Quan trọng là giàn leo cho cây, dùng tre hoặc cột bê tông tùy vào điều kiện. Chỉ dùng tre làm cột còn khi tạo các ô vuông 20×20 cm nên dùng dây thép mạ kẽm.
4 cột thì dưới chân mỗi cột đào một hố 40 đến 50cm và lấy cây trong túi trồng vào đó. Quan sát hàng ngày xem nó có leo tới giàn không, nếu không thì phải buộc thêm que tre.
Chú ý khi trồng thì phải để ở nơi đón nắng, như vậy cây lớn nhanh, cho sai bông. Nơi nào khuất thì cây dễ bị bệnh rệp, ít bông, đặc biệt có sâu cũng không phun thuốc. Nên bắt thủ công để nó giữ nguyên được tính chất để làm thuốc.
Khi thu hoạch kéo cành xuống để ngắt hoa, thường vào tháng 4-5, sấy khô/ phơi để bảo quản. Còn cành cắt thành đoạn 2-3 cm, lá thu hoạch cũng sấy tương tự.
Tác dụng của kim ngân hoa
Trang trí, làm đẹp cảnh quan chắc chắn là công dụng chung của các loại cây. Chứ không riêng gì loại cây này, nhưng nó còn có mùi hương nên mọi người ưa chuộng.
Đặc biệt dựa vào cây hoa kim ngân có thể biết được thời tiết sắp tới như thế nào. Vì chúng có hương thơm nên khi nào mùi hương nồng nàn tức là sắp có mưa. Khoảng 7 đến 10 giờ nữa mưa sẽ đến, dự báo khá chính xác.
Tác dụng điển hình của loại cây này là kháng khuẩn và virus, chống nấm xâm nhập.
Khoa học đã nghiên cứu thấy nó ức chế được nhiều vi khuẩn như cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,… Do đó điều chế được các loại thuốc trị mụn, mẩn đỏ hay kể cả cảm cúm, quai bị,…
Ngoài ra còn giúp chặn sốc phản vệ, kháng khuẩn mạnh mới trực khuẩn lao, thương hàn, ho gà,…
Các bệnh lý có thể dùng là đau đầu, bị nhiễm khuẩn hô hấp, viêm khớp. Hay các bệnh về tiêu hóa, đái tháo đường, bệnh nhân ung thư cũng có thể dùng được.
Áp dụng khi trị bệnh
Với người cảm cúm áp dụng nhẫn đông cới cam thảo tỷ lệ 6:3 và 200ml nước. Đem sắc khi nào thấy cạn một nửa nước thì bắt ra và chắt uống phần nước còn lại. Chia làm 2-3 lần, uống sáng – trưa – tối, cứ như vậy đến khi khỏi.
Cách khác là sắc với kinh giới, cam thảo, tía tô, khúc tần và gừng. Nếu theo cách này thì phải để nguội nước mới uống, uống 3 lần như trên.
Sắc hoa kim ngân hoặc cành lá của nó, lấy nước uống trị bệnh tiêu chảy. Kết hợp với cỏ ban tỷ lệ 1:1 là liều thuốc tốt nhất trị bệnh sởi hiệu quả.
Dùng lá, cành hoặc kim ngân hoa trị mụn nhọt và mẩn ngứa hay dị ứng rất hữu hiệu.
Áp dụng tỷ lệ 6:12 với hoa và cành/ lá cây sắc với 100ml cùng với 4g đường. Sắc khi nào cạn còn 1/10 mất tầm 15 phút – 30 phút là có thể uống được.
Muốn bảo quản thì đóng vào ống có nắp bịt kín, dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Liều lượng cho trẻ là 1-2 liều, người lớn gấp đôi 2-4 liều.
Trường hợp sốt xuất huyết thì chuẩn bị 20g mỗi loại gồm kim ngân, rễ cỏ tranh. Kèm theo hoa hòe, cây nhọ nồi, hoàng cầm, liên kiều và sắc uống.
Khi sử dụng cũng nên chú ý xem có bị dị ứng hay tác dụng không mong muốn nào không. Chú ý cả về liều lượng, vừa phải, không nên uống quá nhiều.