hoa cut lon gioi thieu

Hoa cứt lợn có mấy loại tác dụng để chữa bệnh gì

5/5 - (1 bình chọn)
346 Views

Hoa cứt lợn nghe tên có vẻ không được hoa mỹ lắm nhưng đây lại là một thảo dược cực tốt.

Chữa được nhiều bệnh, áp dụng trong Đông y kể cả khi còn tươi hay sấy khô. Mỗi bệnh lại có một bài thuốc áp dụng riêng, cực kỳ đơn giản.

hoa cut lon

Giới thiệu cây hoa cứt lợn

Loài này còn được gọi là cỏ hôi, hoa ngũ sắc/ ngũ vị, cỏ cứt heo, bù xích,… Hay một số nơi gọi là thắng hồng kế, nhờ hất bồ,… nhưng dường như không được gọi phổ biến.

Danh pháp khoa học được ghi lại là Ageratum conyzoides, thuộc cùng họ với cúc.

Vì có thể thích nghi và sống trên các loại đất từ xấu đến dinh dưỡng. Nên ở khắp nơi đều xuất hiện loại cây này, chúng mọc hoang trên đất trống.

Đôi khi là các bờ ruộng hoặc vệ đường và cả trong vườn nhà đều tìm thấy. Hình ảnh hoa cứt lợn ở các vùng quê nông thôn có phần quen thuộc hơn so với hành phố.

hoa cut lon gioi thieu

Đặc điểm nhận biết

Đây là loại cây có thân nhỏ và mềm, nhưng mọc vươn thẳng lên trên. Chiều cao của nó tầm trung khoảng 30cm, thân có màu tím/ xanh tím.

Bên ngoài thân có một lớp lông bao phủ khá ngắn và có màu trắng. Lá cây mọc đối xứng nhau qua thân và có dạng hình trứng.

Cuống lá ngắn, một đầu lá nhọn, trung bình mỗi lá to 1-3cm và dài 2-6cm. Mép lá có răng cưa hơi tròn, có phủ lông mao ở cả 2 mặt lá.

hoa cut lon dac diem

Toàn lá có màu xanh đặc trưng nhưng mặt trên đậm hơn. Nếu vò nát lá ngửi sẽ thấy có mùi hắc khó chịu.

Từ ngọn cây mọc ra nhiều bông màu tím, đôi khi là màu trắng/ tím xanh. Nhìn kỹ thì nó được tạo bởi nhiều cánh hoa nhỏ xíu.

Hết mùa hoa cũng đậu nhiều quả bế màu đen, quan sát kỹ thấy có 3-5 sống dọc quả.

Thu hoạch và bảo quản

Vì mọc hoang là chủ yếu nên rất dễ tìm được chúng, nhất là ở các vùng núi. Bộ phận sử dụng hầu như là cả cây, chỉ trừ rễ là không dùng được. Thời gian thu hoạch quanh năm vì là giống cây mọc suốt 4 mùa.

Trong cây ngoài tinh dầu thì có rất nhiều loại acid như acid fumaric, acid cafeic. Cùng nhiều chất khác như resins, phenol, cadinne, saponin,… tốt cho sức khỏe.

Nhổ những cây trưởng thành rồi bỏ phần rễ, những lá héo úa, bị sâu bệnh. Rửa sạch đất/ bụi bẩn, khử trùng bằng nước muối loãng cho đảm bảo.

Muốn đem phơi thì cắt/ chặt nhỏ từng khúc 2-3cm, để nơi khô ráo. Nhưng giữ tươi thì dược tính trong đó mới không bị mất đi, đảm bảo hơn.

Rồi để ráo nước, cho vào túi có đục lỗ và đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này có thể giữ trọn dược tính và sử dụng được trong vòng 2-3 ngày.

Tác dụng của cây hoa cứt lợn tím trong chữa bệnh

Cây có tính mát và vị cay pha đắng nhẹ nên có thể tiêu sỏi và giải nhiệt. Đông y sử dụng cây để thải độc, giải nhiệt và giảm sưng, trị mụn nhọt.

Ngoài ra là lợi ích khác khi trị được cả đau nhức xương và bệnh phong thấp ở người già. Phụ nữ sinh xong bị băng huyết hoặc rong huyết có thể dùng nó để cầm máu.

Không chỉ vậy y học hiện đại dùng cây cứt lợn để điều chế thuốc tiêu sưng, kháng viêm.

hoa cut lon tac dung

Đã có nghiên cứu về khả năng trị đái tháo đường từ chiết xuất cây này. Hiệu quả khá tốt khi lượng đường thử nghiệm ở chuột cho thấy đường huyết giảm 39,1%.

Bệnh tim mạch, đột quỵ cũng có thể ngăn ngừa nếu sử dụng. Do có lượng protein, chất xơ dồi dào nên những ai bị táo bón có thể áp dụng.

Hoa cứt lợn chữa viêm xoang

Tác dụng đặc biệt nhất của cây này là chữa bệnh viêm xoang được y sĩ Phú Thọ phát hiện.

Cách đây 56 năm, Điều Ngọc Thực là người tìm ra và áp dụng trên chính bản thân ông. Sau đó ông thử trên một số người cho kết quả khả quan, hơn nữa là rất tốt.

Với những ai mới phát hiện bệnh có thể tự làm thuốc sau khi thu hái cỏ hôi. Việc đầu tiên là rũ hết đất và rửa với 1 lần nước, sau đó ngâm với nước muối để khử.

Rửa lại với nước sạch lần cuối để đảm bảo phát huy được hết dược tính. Muốn làm 1 lần mà dùng được lâu thì cho vào tủ lạnh, mỗi ngày dùng 4-5 lần.

hoa cut lon chua benh

Bằng cách dùng tăm bông bôi vào bên cánh mũi bị đau. Hoặc nhỏ trực tiếp 1-2 giọt, dùng được cả cho trẻ em nhưng liều nhỏ.

Kết hợp xông mũi bằng nước sắc cỏ hôi rồi uống. Cách làm là sắc phần lá và cành khô với nước đến khi thấy sôi và bốc hơi lên. Thì xông mũi với hơi đó đến khi nguội thì chia đôi lượng nước đó uống 2 lần.

Có thể kết hợp cỏ hôi với lá chanh và long não, tỷ lệ 10:1:5, tất cả còn tươi. Sắc với nước lọc 3 phần đến khi cạn còn 1 phần thì dùng nước đó bôi vào trong mũi. Sử dụng liên tục 10 ngày sẽ dễ thở, đỡ đau, bệnh thuyên giảm nhiều.

Các bài thuốc với cây cứt lợn

Có nhiều cách áp dụng trị bệnh trong đó có chữa nhiễm trùng, đau tai giữa. Nghiền nát cả cây cỏ hôi bỏ rễ và lấy nước nhỏ vào lỗ tai 2 giọt/ lần và 4 lần/ ngày.

Các vết thương không may chảy máu, vết chàm hay loét da cũng áp dụng được. Làm như trên nhưng giữ lại cả bã, băng vào vết thương bằng băng gạc.

Đắp 3-4 lần/ ngày, khoảng 4-5 tiếng thì thay băng 1 lần. Làm liên tục đến khi vết thương liền lại, hồi phục và khỏi hẳn.

Xay hỗn hợp cỏ hôi tươi, gạo còn cám, muối hạt trắng đến khi mịn. Lấy vải xô bọc hỗn hợp rồi đắp lên vết bỏng sẽ thấy dịu nhẹ và nhanh lành.

hoa cut lon bai thuoc

Những ai bị bong gân, chi sưng tấy hay bị thấp khớp có thể sử dụng bài thuốc. Dùng lá và cành non của cỏ hôi, gạo, muối trắng giã/ nghiền thành bột.

Thoa bột vào khớp bị sưng, lấy vải xô bó lại trong 1-2 giờ/ ngày. Làm 3-4 ngày đến khi thấy đỡ đau và hết đau hẳn, khá nhạy.

Phần rễ của nó không dùng đến như đã nói ở trên nhưng gốc rễ thì sử dụng được. Tác dụng là hạ sốt, sắc với nước uống 2-3 lần/ ngày để thấy hiệu quả nhanh chóng.

Các chị em có thể dùng bột nghiền từ lá/ cành để ủ tóc rồi gội sạch. Sẽ thấy da đầu trắng hơn, không bị dầu, tóc bóng, mượt mà ít loại dầu gội mang lại được.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.