Gà lôi là một gia cầm có nguồn gốc từ Bắc Mỹ được du nhập vào nước ta gần đây. Trước đây người ta không mấy ưa chuộng loài này vì cho rằng thịt chúng nhạt và không thơm ngon.
Tuy nhiên mấy năm nay người ta thấy chăn nuôi loài này mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt. Nên chúng ngày càng phổ biến và được người dùng đón nhận hơn cả về chất lượng thịt và trứng.
Nội dung
Tìm hiểu về nguồn gốc
Gà lôi có danh pháp khoa học là Meleagris Gallopavo bộ gà, họ trĩ và thuộc chi của bộ Phasianinae
Chúng còn được gọi là gà tây, là gia cầm kích thước khá lớn có nguồn gốc từ châu Mỹ. Chúng được người Ấn và người Pháp du nhập vào nước ta khi họ bắt đầu đặt chân đến đây.
Đây là một loài dị hình lưỡng tính và có nhiều ưu điểm trong chăn nuôi, tiết kiệm lương thực. Khi chúng mới được đưa vào Việt Nam thì thường chỉ có người Tây mới ăn, còn ta thì không.
Người ta cho rằng thịt chúng nhạt, không thơm ngon bằng gà ta nên thực phẩm không được ưa chuộng. Thực chất đúng là vậy, so với gà ta thì không bằng, nhưng nuôi nó thì năng suất khá cao.
Và người tiêu dùng cũng ngày càng đón nhận nhiều hơn nên chúng hiện đang được nuôi rất phổ biến.
Tìm hiểu về đặc điểm
Đây là một loại gia cầm có kích thước khá lớn so với đa số các loài gia cầm khác. Thông thường chúng có bộ lông màu xám trắng hoặc màu xám đen và bộ lông khá dày và bông.
Một số ít cũng có màu trắng, và con trống hầu hết có bộ lông sặc sỡ hơn con cái. Phần mào và tích hay chính là đuôi con trống cũng rất dài, dài hơn nhiều so với con cái.
Khi trưởng thành đến khoảng tuần thứ 28 – 30 thì con trống có cân nặng 5 – 6 kg 1 con. Còn con mái cũng nuôi thời gian như vậy thì nhẹ hơn với trọng lượng 3 – 4 kg 1 con.
Đây là loài siêu cả thịt và trứng với mỗi lưa đẻ 10 – 12 quả trọng lượng 60-65g 1 quả. Tỷ lệ ấp trứng của con mái thành công là khoảng 70% với thời gian nở là 28–30 ngày.
Con trống cũng tham gia một phần cùng với con mái vào quá trình chăm con khi chúng còn nhỏ. Và mỗi năm thì một con mái có thể mang lại sản lượng trứng năng suất khoảng 70 – 80 quả.
Tìm hiểu về mức giá
Đối với những người kinh doanh nuôi giống này để thịt thì chỉ khoảng 3 – 4 tháng là bán được. Mức giá xuất bán luôn rất thu hút người tiêu dùng với khoảng 120 nghìn – 130 nghìn đồng 1 kg.
Đối với những người kinh doanh giống chăn nuôi thì những con thông thường mới nở khoảng 10 – 15 ngày. Khi đó chúng sẽ có trọng lượng khoảng 200 kg và có mức giá khoảng 50 – 75.000 đồng 1 con.
Giá gà lôi khoảng 25 – 30 ngày tuổi thì rơi vào khoảng là 100 nghìn – 200 nghìn đồng 1 con.
Đó là những giống để kinh doanh là thực phẩm thông thường còn những giống hiếm thì như thế nào?
Tùy vào mức độ thuần chủng chúng sẽ có giá khác nhau đặc biệt là các loại gà lôi rừng. Như gà lôi trắng và gà lôi hồng tía đặc biệt quý hiếm và đã được đưa vào sách Đỏ.
Để có thể sở hữu một con đẹp có tiền chưa chắc đã mua được, phải đặt cả năm trời. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu để có được một con mà mình ưng ý về nuôi.
Giá của chúng phụ thuộc khá nhiều và thị hiếu của người dùng có khi được đẩy lên rất cao. Thông thường giá gà lôi trắng là khoảng 3 – 4,5 triệu đồng 1 cặp tùy vào mức độ thuần chủng.
Giá gà lôi rừng nuôi nhốt đã cao nhưng những con mới bẫy chưa thuần hóa còn cao hơn hẳn.
Tìm hiểu cách chăn nuôi
Đầu tiên chọn gà lôi giống, chọn những con có rốn kín, dáng thon, hoạt động linh hoạt, nhanh nhẹn. Ngoài ra để ý cánh gà áp sát vào thân mình, đôi mắt sáng và không mắc những dị tật.
Nên tìm những địa chỉ cung cấp giống uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất, năng suất cao.
Tiếp đến là xây dựng chuồng trại, đây là nơi bảo vệ gà nên cần đảm bảo đúng yêu cầu. Lựa chọn xây dựng chuồng nơi khô ráo, ít ao hồ, nhiều cây, có bóng mát không bị ngập úng.
Nếu có điều kiện thì dựng ở những nơi có bãi cỏ để tiện cho việc kết hợp chăn thả. Ngoài ra người nuôi cũng nên lựa chọn đúng hướng dựng chuồng trại và nên là hướng về phía đông.
Hướng đông sẽ giúp vật nuôi được hưởng ánh nắng vào sớm và tránh ánh nắng gắt vào buổi trưa.
Sàn nhà khô ráo không bị ngập úng vì loài gà này rất thích ngủ ở những nơi như vậy. Hơn nữa điều này cũng giúp chúng không bị nhiễm bệnh và các vi trùng, vi khuẩn khi ẩm ướt.
Có thể làm nhiều kênh thoát nước xung quanh, còn nuôi trên nền đất thì cần lát gạch xi măng. Dọn dẹp thường xuyên và lót rơm ủ vào nền để tránh gà nhiễm lạnh vào trời đông giá lạnh.
Thức ăn cũng tùy vào từng giai đoạn mà có những chế độ thích hợp để đảm bảo dinh dưỡng. Đặc biệt là nước cần phải thay thường xuyên và cung cấp đầy đủ nước sạch cho chúng mỗi ngày.
Tìm hiểu cách chăm sóc
Trong kỹ thuật nuôi gà lôi thì cách chăm sóc và phòng bệnh cho chúng cũng vô cùng quan trọng. Đầu tiên là việc dọn dẹp chuồng trại, cần thay máng ăn và uống, máng phân sạch sẽ mỗi ngày.
Các khu vực lối đi và cả trong chuồng đều phải quét dọn sạch sẽ tránh mầm bệnh xâm nhập. Ngoài ra cũng cần thường xuyên khử khuẩn các dụng cụ lau dọn như chổi xẻng, thau thúng, xe rùa,…
Theo định kỳ thì xịt rửa khử hôi thậm chí là sát khùng khử khuẩn để đảm bảo vệ sinh.
Đặc biệt để phòng bệnh tốt nhất thì bà con nên có kế hoạch tiêm vắc xin có kế hoạch. Khi gà nuôi khoảng 3 tới 5 ngày thì dùng Newcastle nhỏ mũi và mắt, 7 ngày tiêm đậu gà.
8- 10 ngày tuổi là giai đoạn để bà con tiêm Gumboro rồi đến ngày 21 mới thực hiện tiếp. Lúc này dùng chủng Lasota của vắc xin Newcastle trộn cùng vào thức ăn hoặc cho chúng uống trực tiếp.
Ngày tuổi thứ 23 – 25 tiêm Gumboro đợt 2 và đến ngày 30 – 45 tiêm phòng huyết trùng gia cầm. Đến 60 ngày tuổi thì dùng chủng M của vắc xin Newcastle và sau 6 tháng tiêm lại lần nữa.
Xem thêm :
- Gà hồ có những đặc điểm nổi bật nào giá bán bao nhiêu
- Gà tây nặng bao nhiêu kg thịt có ngon không mua ở đâu