ga da

Gà đá ( Chọi ) có những loại nào cách nuôi ra sao cho tốt

5/5 - (1 bình chọn)
320 Views

Gà đá là một loại gà truyền thống rất phổ biến ở nước ta đã xuất hiện từ lâu đời. Chúng được nuôi dưỡng đa phần đều nhằm mục đích đem đi đá chọi vào các dịp lễ ngày tết.

Hầu hết các nước phương Đông đều có thú vui nuôi và đưa đến các cuộc thi để so tài. Các phương pháp để nuôi loài này hiệu quả, có sức chiến tốt luôn rất được quan tâm đông đảo.

ga da

Tìm hiểu về đặc điểm

Gà đá hay còn được biết đến là gà chọi, gà đòn rất phổ biến ở miền Bắc và Trung. Khác với loài gà đá cựa ở miền Nam, tuy cũng là vật chiến nhưng loài này không có cựa.

Thực tế thì chúng vẫn có cựa nhưng cựa này không mọc dài và mọc rất lâu bởi gốc to. Một phần cũng là vì chúng được nuôi chủ yếu nhằm mục đích để chiến đấu trong các lễ hội.

Đặc biệt là ở Thái Lan người ta thường xuyên tổ chức đá gà Thái Lan với quy mô lớn.

Cựa đòn thường được mài nhẵn hoặc bị cưa đi để chúng dễ dùng bàn chân và đòn tấn công. Những người chơi đa số đều sẽ bấm cựa khi chúng chỉ mới nhú lên chỉ bằng một hạt bắp.

ga da gioi thieu

Mục đích là để đầu cựa bị tầy và cựa sẽ không thể nhú thêm ra được lần nào nữa. Chính vì vậy người ta đặt tên cho chúng là loài gà không cựa nhưng thực tế chúng vẫn có.

So với đồng loại thì phần đầu của gà đòn khá to nhất là đỉnh đầu, xương gò má cao. Chúng có một cặp chân to cứng cáp được bao phủ bởi 2 hàng vảy lớn và đường chỉ dọc.

Có 2 loại là loại chân vuông hoặc không và có một số loại hiếm có 3- 4 hàng vảy.

Quản gà hay chính là cần cổ, là phần nối liền thân mình và đầu, phần cổ dài, cứng cáp. Quản cũng là một bộ phận chính để chúng chiến đấu nên cần cổ rất lớn và nhìn mạnh bạo.

Các khớp cổ đều đặn xếp với nhau liền mạch, chiều dài rất tương xứng so với toàn thân mình.

Những người chơi quen thường sẽ bóp da loài này bằng rượu nghệ nên da chúng rất dày và đỏ. Phần da cổ nhăn nheo xếp lớn thành từng tầng sóng gợn, các cơ toàn thân vô cùng săn chắc.

Tìm hiểu về đặc tính riêng

Mỗi khu vực có chăm sóc khác nhau vì vậy gà đòn nước ta cũng có 1 số điểm riêng. Đầu tiên là chúng có phần đùi cực kỳ nở nang, săn chắc và dài hơn cả bộ phận quản.

Đôi chân dài và cao. Thuộc loại chân tam giác hoặc cũng có loại chân vuông rất được ưa thích. Chúng có bộ lông cứng nhất là phần hai cánh, tạo thành hình vòng cung hỗ trợ bay, chiến đấu.

ga da dac diem

Lông đuôi ngắn còn lông đầu, cổ và đùi thưa, hơn nửa của các bộ phận này không có lông. Chủng loại của chúng rất đa dạng về màu sắc lông nhưng phổ biến nhất vẫn là màu xanh đen.

Loài này được chăm sóc đặc biệt và thường xuyên tiếp xúc với con người nên chúng rất tự tin. Mỗi khi có người lạ chúng nghiêng đầu để đưa mắt ra quan sát, có khi lộ cả sát khí.

Tuy không gáy nhiều chủng loại khác trên thế giới nhưng tiếng của loài này rất vang và dũng mãnh.

Kỹ thuật chọn và nhân giống

Trong một gia đình gà thông thường sẽ có 1 – 2 con trống và khoảng 10 -12 con mái. Khi nhân giống người ta sẽ đánh số riêng từng con ở chân hoặc cánh để tiện cho theo dõi.

Trứng được gà mái đẻ ra cũng được để ở các khay riêng và đánh số, khay ấp có đậy. Người ta phân loại và chọn lọc chúng theo giai đoạn và từng cá thể sẽ được đánh giá giống.

Công việc này sẽ giúp họ lai ghép các thế hệ mới theo quan hệ cùng bố mẹ hoặc khác.

ga da cach chon

Con trống được chọn làm giống thì cần khỏe mạnh có dáng vóc đẹp và có sức chiến dẻo dai. Người ta ưa chuộng những con có thân hình giọt nước vì cho rằng chúng cực kỳ mạnh mẽ.

Ngoài ra bạn cũng cần biết cách coi chân gà đá, chân nhỏ nhưng chắc và hàng vảy rõ ràng.

Con mái chính là yếu tố vô cùng quan trọng để quyết định chất lượng cải tạo của lứa mới. Thông thường những con mái được chọn sẽ có thân mình nhỏ và gọn để ấp trứng không bị vỡ.

Bố mẹ đã đạt yêu cầu nhưng con con khi nở ra cũng cần phải chọn lọc những ưu điểm.

Hướng dẫn cách chăm sóc

Để sở hữu chú gà chiến xuất sắc thì bạn nên lựa chọn những nơi bán gà đá chất lượng. Hoặc bạn cũng có thể tự mình nuôi gà đá từ khi chúng còn nhỏ theo hướng dẫn như sau.

Kể từ khi  mới nở đến khi nặng khoảng nửa cân thì nên cho ăn thức ăn công nghiệp 30%. Đối với những con trưởng thành khoảng 1,8 đến 2 kg lúc này nên lựa chọn nuôi có chọn lọc.

Chế độ ăn của chúng phải vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa đúng cách kết hợp huấn luyện bài bản. Người nuôi cần phải tuân thủ mỗi ngày chỉ nên cho ăn khoảng hai diều lúa kết hợp rau xanh.

ga da cham soc

Vì loài này nuôi chủ yếu để đi đá chọi nên cơ thể cần săn chắc, tránh nuôi béo quá. Khoảng vài ngày mới nên cho chúng ăn thịt một lần để đảm bảo dinh dưỡng và tránh bị nục.

Hàng ngày dùng nghệ tươi kết hợp cùng phèn chua và lá ngũ chảo rồi giã cùng rượu để xoa. Xoa toàn cơ thể cho chúng kết hợp cùng phơi nắng sẽ giúp chúng có một làn da dày dặn.

Khi chiến đấu sẽ giảm được tình trạng xây xước, không bị đau nhiều và có sức chịu đựng tốt.

Những lưu ý khi nuôi

Một số người hay có thói quen cho gà chọi ăn những thức ăn nhiều đạm như ếch và nhái. Điều này không chỉ khiến chúng thừa chất, nhanh béo mà sức chiến cũng kém bền và nhanh bở hơi.

Khi chọn giống cũng tránh những con cùng bố mẹ kết hợp với nhau để cho ra thế hệ mới. Điều này sẽ khiến chúng bị thoái hóa do đồng huyết, nên chọn con mẹ tốt và bố đá hay.

ga da cach nuoi

Lúc mới nở cho ăn đủ chất nuôi thả tự nhiên kết hợp tấm cám và rau xanh đậu xanh,… Tháng thứ 6 thì thực hiện nuôi nhốt và cho ăn lúa, tháng thứ 8 cắt tai, lông và tích.

Cũng vào tháng 8 thì bắt đầu cho chúng tập luyện đá chọi mỗi ngày 10 phút rồi nâng lên. Ngoài ra để chúng có sức khỏe dẻo dai thì nên thường xuyên kết hợp cho chúng tập chạy lồng.

Xem thêm :

Liên hệ

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.