duong dua dac diem

Đuông dừa sống ở đâu cách nuôi và bắt nó như thế nào

5/5 - (1 bình chọn)
396 Views

Nhắc đến Bến Tre ngoài kẹo dừa ra thì người ta còn nhớ đến đuông dừa. Một trong những đặc sản của riêng địa phương với nhiều món ăn lạ miệng.

Dù gây hại cho cây nhưng lại là món ăn rất độc đáo, rất riêng của miền Tây. Nhiều người nhìn thấy chúng có phần sợ hãi nhưng quả thực vị rất béo và ngậy.

duong dua

Giới thiệu con đuông dừa là gì

Tên gọi khác của loài này là ấu trùng sago, đôi khi gọi là đuông chả lả hay mọt cỏ châu Á.

Danh pháp khoa học được đặt là Rhychophorus ferrugineus, cùng họ với vòi voi. Chủ yếu sống ở châu Á, các khu vực nhiệt đới trong các thân cây cau, dừa hay chà là.

Chúng là ấu trùng của loài kiến dương/ bọ rầy, đẻ trứng ở thân/ gốc cây tươi xanh. Trên ngọn cây, khoét 1 vị trí rồi trú ngụ ở đó.

duong dua gioi thieu

Sống bằng cách hấp thụ, hút chất dinh dưỡng ở cổ hủ dừa. Dần lớn lên, khi trưởng thành thì sẽ khiến thân cây rỗng ngoác, làm thủng cả ngọn dừa.

Được đánh giá là thực phẩm bổ béo, thơm ngon, đặc sản miền sông nước Cửu Long. Thực khách nào ghé qua cũng phải nếm thử, mới nhìn qua nhiều người sẽ thấy ghê sợ.

Do nó cứ trườn qua trườn lại, béo múp, trông qua cũng rất giống loài sâu. Nhưng người dân miền Tây thì cực kỳ quen thuộc, thậm chí là cực kỳ đáng yêu.

Đặc điểm chung

Như các loài khác, cũng chia thành giống đực và cái, trong đó con cái có thân dài hơn. Phân biệt qua đầu vòi, con đực có thêm lông tơ vàng nhạt/ nâu sẫm mọc thành nhúm ở đó.

Khi lớn lên nó sẽ đục khoét thân cây để chui vào. Có thể thông qua các vết lỗ, kẽ hở ở cây hoặc chui từ cuống lá vào.

Chúng béo mập mạp, thân có màu vàng/ màu trắng khi mới sinh ra. Đầu nhỏ, thân phình to, đuôi nhỏ và nhọn dần, toàn thân có nhiều vết nhăn.

duong dua dac diem

Phần đầu màu đỏ thẫm như cánh gián hoặc màu đen tùy loại. Trườn bò bằng thân vì không có chân, di chuyển như sâu. Không có lông, thân trơn, con đực có nhúm lông nhỏ như đã nói phía trên.

Khi đã thâm nhập được vào thân một cây nào đó chúng bắt đầu đẻ trứng. Số trứng mỗi lần được sinh ra lên đến hàng trăm quả.

Trứng thon dài giống hạt gạo, màu trắng với kích thước 2mm. Chỉ sau 3-4 ngày là nở thành ấu trùng không chân, thân màu vàng nhạt cỡ 5cm. Từ khi là ấu trùng chuyển sang nhộng phải mất từ 40 đến 80 ngày.

Tác hại đối với cây

Đặc tính ăn khỏe nên dù cây già hay non chúng vẫn ăn được. Mới sinh ra sẽ ăn hết phần lõi của thân cây, ngón cây. Rồi phá xuống phần củ, khiến củ bị hư, thối, cây chuyển héo vàng.

Không lâu sẽ bật gốc và đổ xuống do không có gì chống đỡ. Ngọn chết, các lá còn lại trở nên khô héo, thậm chí chuyển màu nâu đen.

duong dua tac hai

Nếu áp nhẹ tai vào phần vỏ thân có thể nghe rõ các âm thanh xào xạo bên trong. Đó chính là do đuông dừa đang ăn/ đục khoét ở trong.

Quanh năm, thời điểm nào chúng cũng gây hại được, đặc biệt nhiều vào tháng 7-10.

Nuôi nhân tạo và thu hoạch đuông dừa

Do nhu cầu khách ăn nhiều và trong tự nhiên khó đáp ứng đủ. Vì thế ra đời cách nuôi nhân tạo nguồn thực phẩm này cũng không quá khó.

Sử dụng chai lọ hoặc xô chậu, nuôi quy mô lớn thì xây bể nuôi. Chỉ cần đảm bảo yêu cầu sạch và cao ráo, không bị chó, kiến hay mèo, chuột xâm nhập.

Thức ăn nuôi tương tự như trong tự nhiên là xơ dừa, cau, cây chà là,… Cũng có thể bổ sung 2 loại cám gà và cám chim để thu hoạch năng suất hơn.

Chỉ cần đảm bảo dinh dưỡng và thức ăn cho chúng. Là có thể tạo sự ổn định cho sự phát triển của loài này.

Chú ý tạo độ trưởng cho môi trường sống bằng cách phun sương vào chuồng nuôi. Tần suất 1 tuần khoảng 2 lần, nhân giống qua con trưởng thành.

duong dua cach nuoi

Chọn con nào to nhất, khỏe cho vào chai có đục lỗ khoảng nửa tháng. Sẽ thấy chúng lột xác, không lâu sẽ đẻ trứng, đẻ liên tiếp 10- 20 ngày và chết sau đó.

12 ngày sau trứng sẽ nở thành con rất nhỏ, khi đó cần cho ăn xơ dừa băm nhỏ. Khi lớn lên thì tách thành nhiều chuộng để nuôi đến khi thu hoạch.

Cách thu hoạch là quan sát các lỗ đục ở ngọn, thân và bẹ lá của cây. Bên ngoài thấy phần mùn bã rơi ra, kèm theo mùi khai và nhựa nâu tỏa ra.

Khi đó dùng tay hoặc nhíp gắp ra, có thể nghe xem có tiếng sột soạt không. Như vậy sẽ định vị được chính xác và không tốn nhiều thời gian.

Các cách chế biến

Có rất nhiều món, điển hình tuyệt vời nhất là chấm mắm ăn đuông dừa sống. Hay còn gọi với cái tên khá đặc sắc là đuông dừa tắm mắm ngon khó cưỡng.

Cách pha mắm đúng chuẩn là dùng loại nước mắm truyền thống, đường, chanh. Tỏi, ớt, gừng là 3 vị không thể thiếu, đem xay nhuyễn/ giã nhuyễn. Cần có thêm tương xí muội, cùng chút tương ớt tạo mùi và vị đặc biệt.

Hòa mắm với đường trước, khi tan thì vắt chanh vào khuấy đều. Rồi cho tỏi, ớt, gừng và tương ớt/ tương xí muội vào khuấy chung sẽ có màu đẹp mắt.

Cũng có thể cho thêm ngò vào không ảnh hưởng gì, nên pha cay một chút sẽ ngon hơn. Sau đó thả đuông đã sơ chế vào và thưởng thức ngay.

Ngoài ra cũng có các món chiên/ nướng, luộc hoặc nấu xôi khiến nhiều thực khách trầm trồ.

duong dua che bien

Nếu đã có trong tay nguyên liệu này bạn có thể làm món rang mặn cho cả gia đình. Sơ chế xong cho vào chảo rang khô với các gia vị muối, đường để ăn với cơm.

Tẩm bột chiên cũng vô cùng hấp dẫn, nhồi lạc vào thân đuông cho ngậy. Lăn lần lượt thứ tự bột mì trộn bột năng, nhúng với trứng gà rồi qua bột chiên giòn.

Chiên trong chảo ngập dầu đến khi vàng ruộm, đảo lần nữa qua bơ thực vật. Như vậy sẽ tăng màu sắc cũng như độ béo ngậy hơn cho món ăn. Có thể ăn kèm rau sống và dưa leo, chấm tương ớt cho đỡ ngấy, rất ngon.

Hiện nay giá đuông dừa dao động từ 7 đến 10 ngàn đồng/ con với 2 loại chính. Là để sống/ đông lạnh nhưng tùy số lượng mua giá bán cũng dao động cao hơn.

Thực tế có rất nhiều nơi bán đuông dừa, các cửa hàng ở mọi nơi. Nếu muốn mua đuông dừa thì cần tìm địa cung cấp chuẩn từ miền Tây sẽ có chất lượng tốt.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.