Thu sang cũng là thời điểm củ niễng được bày bán trong lòng các con phố trên khắp cả nước. Thứ rau củ mộc mạc, bình dân này đã khiến cho nhiều người trở nên ưa thích và say mê.
Nhiều chị em phụ nữ còn ráo riết truy lùng để kịp thời chuẩn bị món ăn cho gia đình. Vậy điều gì khiến củ niễng trở thành món quà quê “bán chạy nhất” mỗi dịp thu về?
Nội dung
Giới thiệu
Củ niễng vốn là loại rau củ được dùng nhiều trong việc chế biến các món ăn mộc mạc. Trước đây, cây của chúng là loài mọc dại thường xuất hiện nhiều ven sông suối, ao đầm.
Đến mùa niễng nở rộ, người dân hay đi thu hoạch chúng về để tạo thêm thức ăn trong nhà. Tuy nhiên, vài năm gần đây các thương lái bắt đầu buôn bán thứ củ này.
Điều này khiến nhiều gia đình dỡ đất và bắt đầu canh tác chúng như cây lương thực. Dân gian hay gọi chúng với cái tên dễ nhớ hơn là cây lúa miêu (Zizania caduciflora).
Cây thuộc họ hàng thân thảo như cây lúa và có đặc tính sinh thái tương tự với họ hàng chúng. Cụ thể, chúng thích sống ở bờ ao, mực nước thấp có nhiều bùn hoặc chìm sâu trong nước.
Rễ cây phát triển cực kì mạnh trong khi đó, thân cây có thể cao đến 1-2m. Lá cây cũng dài xấp xỉ 70cm và có bề mặt nhiều lông nhám như cây lúa.
Chồi của cây thường mọc trong các nách lá và đến mùa phát triển sẽ cho ra lá mới. Cuống hoa rất khỏe, có chiều dài lên đến 50cm và nhiều nang nhỏ bao bọc phần nhụy phía trong.
Vào độ từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 là mùa thu hoạch của cây lúa miêu. Sau khi bẻ về, người ta sơ chế chúng và chỉ giữ lại phần non nhất của cây để bán.
Loại thực phẩm này có nhiều công dụng như: Làm vị thuốc, chế biến món ăn nhiều loại khác nhau. Đặc biệt, hàm lượng dinh dưỡng của củ niễng sẽ giúp cung cấp các vitamin cần thiết cho cơ thể.
Củ niễng mọc ở đâu?
Trước đây, cây củ niễng vốn là một loài cây hoang, nhưng sau được trồng để bán cho thương lái. Người ta tìm thấy chúng xung quanh các khu vực phía Đông của Xibia.
Sau đó, lan dần sang các nước Châu Á India, China,..và Việt Nam. Tại nước ta, cây thường xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc và được dùng nhiều trong chế biến món ăn gia đình.
Ngoài các cây được trồng trong bãi, thì củ niễng bỏ hoang thường mọc trong các đầm lầy. Hoặc chúng cũng ưa thích những nơi có mực nước thấp và nhiều bùn. Số còn lại thì chủ yếu được người dân tự trồng bằng mầm và thu hoạch để lấy bẹ.
Công dụng củ niễng
Củ niễng được sử dụng phổ biến trong việc điều chế các vị thuốc Nam chữa bệnh. Loại củ này có mùi vị dễ chịu, có thể xào chung với một số thực phẩm khác.
Cây chủ yếu sử dụng phần củ, một số khác được trồng để lấy rau (thu hoạch cây non). Thông thường, củ niễng được sử dụng chủ yếu để xào và nấu canh.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về hàm lượng chất dinh dưỡng trong loại rau củ này. Họ nhận thấy rằng, chúng chứa lượng lớn protein, lipit, vitamin A, B, C,…
Ngoài ra, còn chứa thêm một số chất như Kali, kẽm, đồng, natri,…Các chất này có tác động lớn đến việc điều trị bệnh tật trong y học.
Cụ thể, những người sử dụng củ niễng có thể giảm bớt tình trạng tăng huyết áp. Bên cạnh đó, chúng còn giúp ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch.
Giúp cải thiện chứng xơ gan và hàm lượng ure trong máu cao đối với bệnh nhân lớn tuổi.
Củ niễng cực kì lành tính, có công dụng thanh nhiệt giải độc, giúp lợi tiểu và giảm đầy bụng. Vài năm gần đây, người ta còn khám phá thêm một công dụng thú vị của chúng là đẹp da.
Việc sử dụng loại thực phẩm này một cách thường xuyên có thể trắng da và giúp giữ ẩm.
Cách chế biến củ niễng
Làm món trộn: Nhiều gia đình sử dụng củ niễng trộn chúng với dăm bông chín, trứng gà và gia vị. Sau khi sơ chế và làm sạch phần bẹ, bỏ tất cả vào nồi và luộc chín.
Đập vài quả trứng gà sau đó khuấy đều và cho vào chảo rán mỏng. Thái củ niễng sau khi luộc thành từng sợi và trộng cùng dăm bông với trứng gà thái sợi. Đảo đều và nêm nếm gia vị là bạn đã được một món ăn ngon miệng.
Nấu cháo: Xưa nay, khi nấu cháo đa số người thường chọn các loại thực phẩm như: Cà rốt, khoai tây, măng tây, súp lơ xanh,…
Thế nhưng lại ít người biết rằng củ niễng cũng có thể tạo nên một món cháo tuyệt vời. Bạn có thể băm nhỏ loại củ này, sau đó nấu cùng thịt năm dầu vừng, nấm hương,…Đây là món ăn cực kì tốt cho những người mắc chứng tiểu đường.
Củ niễng xào thịt: Có thể nói đây là món ăn phổ biến nhất tại các tỉnh phía Bắc nước ta. Sau khi được thái lát, chúng sẽ được xào chung cùng thịt lợn và các gia vị đi kèm. Có thể xào cùng cà rốt và hành tây để tạo hương vị thơm ngon hơn.
Món ăn này giúp thanh nhiệt, có thích hợp với những ai đang điều trị viêm tuyến tiền luyệt.
Chữa bệnh bằng củ niễng
Trước đây, người ta thường dùng củ niễng vào việc chế biến các món ăn dân dã. Tuy nhiên, bây giờ, loại củ này còn được dùng để bào chế ra các vị thuốc Đông Y. Chúng có vị ngọt thanh, hàn tính, hỗ trợ điều trị dạ dày và viêm vuột.
Nhiều người còn lựa chọn cách xay nhuyễn chúng để uống để chữa bệnh kiết lỵ của sốt rét. Loại quả này còn được dùng để thông sữa cho chị em phụ nữ. Hoặc thúc sữa đối với các chị em bị tắt sữa giai đoạn sinh em bé.
Trong quan niệm của một số chuyên gia thẩm mỹ tại Nhật Bản, chúng còn là món ăn dưỡng thần. Các thành phần dinh dưỡng có trong củ niễng giúp làn da sáng và đẹp hơn.
Đồng thời, giữ ẩm trong cấu trúc da, tạo sự căng mịn hoàn hảo. Những món ăn từ loại thực phẩm này giúp thanh nhiệt và detox cơ thể. Do đó, có thể đào thải các độc tố không tốt cho gan, giúp da dẻ bạn đẹp hơn.
Với nhiều công dụng tuyệt vời mà loại thực phẩm này mang lại, khiến chúng có tính thương mại cao.