ca kiem bien

Cá kiếm có những loại nào sống ở đâu giá bao nhiêu

5/5 - (1 bình chọn)
399 Views

Có lẽ cá kiếm là loài đã rất quen thuộc với chúng ta, không chỉ dân biển. Mà cả dân chơi cá hoặc người dân khắp vùng miền.

Nghe qua tên có thể đã đoán ra hình dạng của loại này. Tuy nhiên về tập tính hay cụ thể chúng có đặc điểm ra sao thì không phải ai cũng biết.

Ngoài để chế biến các món ăn thì đây còn là một trong số những giống cá cảnh đẹp. Được nhiều người nuôi với ý nghĩa tốt đẹp, cách chăm sóc cũng không cầu kỳ.

ca kiem

Giới thiệu chung về cá kiếm

Cùng là một loại nhưng chúng còn có tên là cá đao hay mũi kiếm cũng bởi vì phần mũi nhọn.

Thuộc dòng cá ăn thịt có kích thước lớn, loại này cũng gây nguy hiểm cho người bắt.

Chúng có thể đạt chiều dài max là 4.3m và sở hữu trọng lượng khổng lồ trên nửa tấn (536kg).

Sống chủ yếu ở đại dương, vùng biển ôn đới, gặp nhiều ở vùng hải lưu giao nhau. Hoặc cũng có thể tìm thấy ở biển cận nhiệt đới với kích thước mỗi con ở mức trung bình.

ca kiem dac diem

Nhiệt độ mà chúng sống từ 5-15 độ C, tuy nhiên nhiệt độ thấp chúng chỉ bơi trong phút chốc.

Bên cạnh loài kích thước lớn ở đại dương thì còn có cá kiếm cảnh. Với tên tiếng anh là Swordtails hoặc gọi là hồng kiếm, hồng kim, thuộc họ khổng tước.

Tuổi thọ của dòng cảnh khoảng 5 năm với bản tính hiền lành. Chứ không hề dữ dằn và nguy hiểm như giống hoang dã.

Đặc điểm, tập tính

Nếu như loài maclin có mũi trọn, nhọn thì loại cá này lại có mỏ dài, nhọn hoắt, khá phẳng. Đây cũng là đặc điểm nổi bật để nhận diện chúng với các loại khác.

Chủ yếu dùng để xiên con mồi hoặc tự vệ là chính. Một số kẻ thù thấy chiếc mũi nhọn đã “ngán ngẩm” tránh xa.

Chiếc mũi này được tạo từ xương hàm mở rộng, rất sắc bén, dẹt như mỏ chim. Thân hình thuôn dài, nhỏ dần về đuôi, chiếc đuôi cân đối dạng hình tam giác.

Điều lạ là những con trưởng thành sẽ bị rụng răng và vảy của chúng cũng không còn. Vì thế công cụ kiếm ăn duy nhất của nó chính là chiếc mũi dài nhọn.

ca kiem bien

Khi một đàn mồi bơi qua chúng dùng chiếc mũi đó lùa xung quanh sẽ đâm được con mồi. Sau đó chúng thong thả giảm tốc độ và bắt đầu xử lý con mồi bắt được.

Vận tốc mỗi lần chúng kiếm ăn có thể đạt 80 km/h, tương đương với ô tô. Chúng còn có vây lưng khá nhọn cùng 3 vây bụng, thịt săn chắc, mắt to, đen, lồi.

Theo quan sát thì con đực sẽ nhỏ hơn con cái, giống cái sinh sản khi được 4-5 tuổi. Chúng cũng đẻ trứng giống như các loài khác với số lượng trứng cực khủng.

Theo thống kê có thể có từ 1 triệu đến 29 triệu trứng được đẻ mỗi lần. Thường sinh sản vào cuối xuân (tháng 3) đến đầu thu (tháng 7), trứng nổi trên nước.

Loại này thường ăn cá nhồng, thu, nục heo, ngừ, quân – các loại bé hơn. Khi bé thường bị “bắt nạt” nhưng lớn lên không có kẻ thù nào dám lại gần.

Các món có thể chế biến

Kiếm sốt cà chua vừa là món dễ làm, vừa rất ngon miệng ai cũng có thể nấu. Sử dụng cà chua chín đỏ, xào thơm lên rồi cho phần cá đã rán vào. Khi tắt bếp cho thì là & hành lá băm lên trên là đã có ngay món sốt cà chua tuyệt đỉnh.

Ngoài ra còn có cách cuộn sốt kiểu Ý hơi cầu kỳ một chút, cần nhiều nguyên liệu. Nhưng ăn rất lạ miệng, thơm ngon khó tả, đậm phong cách Italia.

ca kiem sot ca chua

Trộn đều hỗn hợp của hành tây băm, vụn bánh mì, cà chua xay, mùi tây băm, quả ô liu. Cùng với chút tỏi, phomai, hạt thông, các gia vị và nụ bạch hoa.

Phần cá kiếm đem thái lát, đập mỏng, tránh để bị rách. Cho phần nhân ở trên vào, cuộn theo chiều dọc, thấy tăm để ghim mép lại.

Xào cà chua xay nhuyễn cho thơm, sệt sệt thì thả cá đã cuộn vào. Cho thêm rượu vang, muối vào đun cùng, lật 2 mặt cho đều màu, ngấm sốt. Sau 15 phút thì tắt bếp, bày ra đĩa là có thể dùng được, cho thêm hành nếu thích.

Điểm khác biệt của cá kiếm cảnh

Nếu dòng làm thực phẩm hung dữ thì dòng kiếm cảnh lại vô cùng hiền lành. Vì thế mà bạn hoàn toàn có thể nuôi ghép với các loại cá cảnh khác cho phong phú.

Đặc tính của loài này là ưa sống theo bầy đàn, ổ nhóm nhưng cũng rất hung dữ. Nên nuôi tỉ lệ đực : cái trong bể là 1:1 để các con đực không gườm nhau.

Khi thả nhiều loài sôi nổi, nghịch ngợm hơn thì chúng lại trở nên “e thẹn”. Sẽ tìm thấy hình bóng của nó trong các cây thủy sinh hay đồ trang trí trong bể.

ca kiem canh

Nếu chú ý quan sát thì thấy nó bơi ở tầm giữa, không xuống dưới . Mà cũng không ngoi lên trên mặt nước, bơi nhiều và khá nhanh.

Chúng có một tia vây đuôi dài như thanh kiếm, khác với kiếm ở mũi như cá ăn thịt. Nhưng chỉ gặp ở con đực, con cái hoàn toàn không có.

Thân dài, mõm cùn, mắt to/ đen, mồm nhỏ, vây lưng vàng xanh, mỏng. Các màu sắc thường gặp là đỏ, nâu dọc, vàng hoặc ô liu trong suốt vô cùng sặc sỡ.

Một số có điểm thêm chấm ở gần đuôi, phổ biến nhất là 3 loại. Gồm kiếm đỏ (thân đỏ, vây hồng nhạt), kiếm xanh (lưng xanh thẫm có vệt đỏ, hông vàng/ xanh). Và loại kiếm đen óng ánh thân xanh đen huyền bí rất bắt mắt.

Cách nuôi cá kiếm koi

Đây là loại cực dễ nuôi, sục khí vừa phải, không cần quá nhiều. Nuôi ở khu vực có ánh sáng vừa đủ, bể khoảng 80cm là đáp ứng được.

Bạn có thể sử dụng thức ăn bán sẵn chuyên dụng dạng viên, côn trùng, giáp xác,… Bên cạnh đó cho ăn ruột bánh mì, giun cũng rất tốt nhưng mức độ vừa phải.

ca kiem koi

Hoặc là dùng bèo, rong thả vào bể, chúng tự sinh sản nên cá sẽ có đủ thức ăn. Vừa làm nơi trú ngụ vừa làm thức ăn rất tiện lợi. Nhưng dùng loại này cần thay nước thường xuyên vì dễ bị đục và bẩn.

Nhìn chung thì kiếm cảnh rất khỏe, ít mắc các bệnh vặt nhưng có thể bị nấm đuôi, thối đuôi.

Cách khắc phục là chỉ cần hòa muối vào bể (lượng nhỏ) để tăng độ kiềm trong bể. Như vậy sẽ thấy các đốm nấm hay vùng thối biến mất sau vài ngày.

Xem thêm :

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.