trai ban

Trái bần có công dụng gì mua ở đâu hình ảnh chế biến

5/5 - (1 bình chọn)
339 Views

Trái bần là một trong những loại trái cây quý của miền Tây Nam Bộ. Câu nói “ăn mắm sặc bần chua” không còn xa lạ với người dân miền sông nước.

Loại trái cây này như một báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất vốn bình dị này. Ngày nay, chúng ngày càng trở nên có giá trị thương mại hơn và trở thành món ăn đặc sản.

trai ban

Đặc điểm sinh thái

Cây bần là loài thực vật mọc hoang sống trong các rừng ngập mặn ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau này chúng được đưa vào trồng ở nhiều quốc gia Châu Á và Châu Đại Dương.

Chúng có rất nhiều công dụng từ giữ đất, làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh.

Loài cây ăn quả này được các nhà khoa học gọi là Sonneratia caseolaris, thuộc họ nhà Bần. Chúng có dạng thân gỗ với chiều cao của mỗi cây trung bình đạt được từ 10-15m.

Một số cây có điều kiện môi trường sống nước mặn lý tưởng có thể cao đến 25m.

Cây có nhiều cành, khi cành còn non, chúng sẽ chia thành từng đốt và phình to lên. Mặc dù thuộc họ thân gỗ nhưng thân của cây lại rất xốp và bở.

trai ban dac diem

Do đó, người dân không sử dụng cây làm các dụng cụ sinh hoạt. Lá cây mọc theo kiểu so le, hình trái xoan và cực giày, tuy nhiên khi bóp thì rất giòn. Mỗi chiếc lá sẽ rộng độ khoảng từ 35-45mm và dài từ 5cm trở lên.

Khi cây ra hoa, cuống của chúng dài khoảng 5-15mm và mọc theo cụm. Mỗi cụm hoa sẽ chứa từ khoảng 1-3 bông, màu tím bên trong và màu xanh lục bên ngoài.

Trái bần là bộ phận quan trọng nhất, chúng to khoảng 5-10cm và khi còn non thì rất cứng. Vị của loại quả này chua, khi ăn rất giòn và chứa nhiều hạt dẹt.

Rễ của cây bần thường đâm rất sâu vào lòng đất, to và cực kỳ chắc khỏe. Chúng có đặc điểm là vây thành từng khóm xung quanh gốc chứ không lan rộng.

Phân bố

Cây bần chủ yếu sinh trưởng ở vùng có khí hậu nhiệt đới và có rừng ngập mặn. Trái bần vốn có xuất xứ từ khu vực Đông Á, sau du nhập sang các nước Châu Phi.

Ở một số quốc gia Châu Đại Dương, loài thực vật này cũng có thể sinh trưởng được.

Tại Việt Nam, cây sống nhiều nhất ở một số rừng ngập mặn vùng Tây Nam Bộ. Ngoài ra, ven biển Hải Phòng và Cà Mau cũng là địa điểm cây bần sinh sống.

trai ban gioi thieu

Chúng vốn là loài ưa sáng và ưa thích nước lợ hoặc mặn. Quần thụ này thường mọc phong phú nhất ở nơi thể hiện chế độ thủy triều rõ rệt.

Chúng sẽ phát triển rất kém phát triển nếu sống trong môi trường nước ngọt suốt thời gian dài.

Nơi lý tưởng cho cây chính là các vùng ngập mặn, để chống sạt lở tạo hàng rào kiên cố. Hạn chế tình trạng ngập mặn ở một số tỉnh ven bãi bồi và ven biển.

Vào tháng 9 khi mùa con nước nổi thì cũng là lúc thu hoạch trái bần. Loại quả này sẽ được thu hoạch theo từng mùa và có thể dùng trực tiếp.

Giá trị cây bần

Thân trái bần chứa một hàm lượng cực kì lớn pectin ở dạng trong suốt (11%). Ngoài ra, chúng còn chứa thêm chất flavonoïdes có tác dụng chống oxy hóa.

Flavonoïdes có thể được điều chế để phân lập ra thành hai chất mới là Luteolin và 7-O-glucoside.

Tuy nhiên, bộ phận chứa nhiều chất quan trọng cho chữa bệnh nhất là thân và lá. Phần vỏ cây có chứa chất emodin và archinin đây là hai chất màu dùng sản xuất thuốc nhuộm.

trai ban gia tri

Bên cạnh đó, tanin cũng chứa khoảng từ 10-20% đây đều là hai chất thuộc da. Thú vị hơn, hàm lượng axit chrysophanic có thể là chất dẫn tốt để sản xuất thuốc thô.

Người ta cũng thường khai thác archin và archinin để tạo ra các màu thực phẩm. Gỗ bần có thể đem sản xuất giấy, đóng góp cho ngành công nghiệp giấy tại nước ta.

Công dụng làm thức ăn

Trái bần khi còn non thường được thái lát để trộn thêm vào rau sống ăn thay cho chuối chát. Có thể ăn kèm với mắm cá sặc hoặc ăn kèm cùng cá khó.

Bần chấm mắm cá sặc đã là món ăn đặc sản miền Tây mỗi mùa con nước nổi. Chúng còn được dùng để trộn làm gỏi nộm chua cực lạ miệng và thơm ngon.

Loài trái cây này có vị chát, tình hàn, nên người dân quê thường dùng chúng để giải nhiệt. Nước ép từ loài cây này, bỏ thêm chút đường để làm mát cơ thể những ngày trời nóng.

trai ban cong dung

Vị chua của chúng rất thanh và không gắt như me nên được dùng nhiều để nấu canh chua. Sử dụng trái bần nấu chung với cá lọc hay basa có tác dụng khử tanh và làm tăng hương vị.

Món ăn dân dã này đã từng làm xiêu lòng vua Gia Long khi ông đi qua miền Tây.

Cá kho bần cũng là một món đãi khách khi du khách đến với miền sông nước. Vị chua của bần kết hợp vị béo và thơm của cá, hòa quyện tạo nên hương vị tuyệt hảo.  Tuy nhiên, trước khi nấu nên tiến hành bỏ hạt rồi mới cho vào nồi.

Nếu bạn muốn cảm nhận các món ăn hương đồng gió nội thì lẩu bần là món ăn không tồi. Thật tuyệt vời nếu vào một  ngày trời trở lạnh nhẹ, được thường thức một nồi lẩu ấm.

Công dụng chữa bệnh

Ngày nay, trái bần còn được dùng như một phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Quả xanh lấy nước ép có thể được dùng để cầm máu hoặc kháng viêm cực hiệu quả.

Nếu bị bong gân, bạn cũng có thể dùng muối sống kết hợp với giã xác quả bần sau đó chườm lên.

Tại Ấn Độ, loại dịch được chiết ra từ loại quả này có tác dụng ngăn chứng xuất huyết. Tuy nhiên, nước ép từ loại quả này lại có nồng độ Acid không thích hợp với dạ dày.

trai ban tac dung

Tại Malaysia, nước sắc từ loại quả này được dùng để trị bí tiểu hay tiểu láy và tiểu buốt.

Một số nơi khác, bần được điều chế thành cao dán, trộn cùng muối để đắp lên chỗ bong gân. Chất enflures trong chúng còn thay thuốc chữa giun cực an toàn mà không hại tiêu hóa.

Vị thuốc từ loại quả này ngày càng phổ biến trong các cửa hàng thuốc Đông Y. Nếu bạn không số trong khu vực trồng cây bần, thì có thể tìm đến cửa hàng dể mua chúng. Giá của loại thảo dược này khá rẻ, nên rất dễ mua được.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.