Hoa xoan

Hoa xoan nở vào tháng mấy đặc điểm chi tiết ra sao

5/5 - (1 bình chọn)
457 Views

Những bông hoa xoan gắn liền với hình ảnh vùng quê và những ký ức tuổi thơ của chúng ta.

Tuy không kiêu sa hay quý phái những chúng luôn mang đến cho con người một cảm giác khó tả.

Có lẽ đó là những hồi ức về một thời non nớt, bình dị, không lo toan hay áp lực. Hình ảnh hoa xoan như gợi lại cho chúng ta kỷ niệm ấu thơ mà ai cũng muốn trở lại.

Hoa xoan

Giới thiệu về nguồn gốc cây

Hoa xoan hay còn được gọi với những cái tên thân quen như bông thầu đâu hay bông sầu đông. Đây là loài cây khá phổ biến tại Việt Nam đặc biệt là ở các vùng quê hay ngoại thành.

Cây xoan có nguồn gốc sinh trưởng tại miền nam Trung Quốc, Ấn Độ và nước Úc. Cây thuộc họ Meliaceae và có tên khoa học gọi là Melia Azedarach.

Đây là loài cây dễ sinh trưởng không cần chăm sóc nhiều và mọc tự nhiên từ hạt rụng xuống.

Hoa xoan gioi thieu

Chúng được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời trước đây và rất quen thuộc với chúng ta.

Người ta không trồng sầu đông với ý nghĩa chơi cây cảnh hay mang lại nhiều lợi ích gì. Mà trước đây nó chỉ như một loại cây mọc dại ven đường mang lại bóng râm là chủ yếu.

Sau này, con người đã nghiên cứu những đặc tính có thể làm thuốc từ cây thầu đâu. Tuy nhiên toàn thân nó hầu hết đều chứa độc tính nên khi chiết suất cần hết sức cẩn trọng.

Giới thiệu về đặc điểm cây

Cây xoan là loài cây thuộc dạng thân gỗ lâu năm, mọc thẳng thường mọc hoang. Hiện nay chúng được trồng với tác dụng chủ yếu là lấy gỗ và làm cây công trình.

Với đặc tính có chứa độc ở thân nên gỗ thầu đâu không bị ảnh hưởng bởi mối mọt, mục giũa. Lá cây có đầu nhọn và răng cưa ở toàn bộ mép, thuộc dạng lá kép có lông mọc đối.

Hoa xoan dac diem

Hoa xoan nhỏ xinh được mọc thành chùm, mỗi bông có 5 cánh hoặc 6 cánh khá dài. Chúng thường nở vào mùa xuân tầm tháng 3 với sắc tím dịu dàng vô cùng dễ chịu.

Quả thầu đâu có hình oval thuộc dạng quả hạch, khi non có vỏ màu xanh, khi chín chuyển vàng. Phía trong quả được chia thành 4 đến 5 ô, mỗi một ô chứa một hạt nâu nhạt hoặc đen.

Công dụng của vỏ rễ và vỏ cây

Trong y học dân gian, vỏ và vỏ rễ cây xoan được gọi là khổ luyện tố hay luyện bì,… Chúng có tính lạnh, có chứa hoạt tính độ Toosendani và có vị đắng được dùng làm thuốc tẩy giun.

Đặc biệt tại phần rễ và vỏ tại gốc cây sẽ chứa các hoạt tính mạnh hơn phần khác.

Cách chế biến thành thuốc của nguyên liệu này bao gồm các bước như sau. Đối với phần rễ thì lấy phần màu nâu tím hoặc nâu tro trong dạng phiến cuộn.

Còn phần vỏ thì cần cạo bỏ lớp vỏ sần bên ngoài và lấy nguyên phần lõi lụa ở giữa. Thái vỏ và rễ cây nhỏ sau đó đem đi phơi khô rồi sao vàng để hết đi mùi hăng.

Hoa xoan cham soc

Mỗi lần sắc thuốc lấy từ 5 g tới 10 g nguyên liệu và đun chúng trong lửa nhỏ.

Tuy nhiên với đặc tính có chứa chất độc nên liều lượng sử dụng cần hết sức chú ý.

Khi sử dụng quá mức cho phép có thể gây ra các hiện tượng như co rút, choáng váng. Hoặc xuất huyết nội tạng, suy tuần hoàn cấp,… và thậm chí còn dẫn đến tử vong.

Ngoài ra vỏ và rễ cây Melia Azedarach còn có thể dùng để điều trị bệnh ghẻ, chàm, viêm da. Nấm da, mề đay và các bệnh truyền nhiễm viêm âm đạo do vi khuẩn như Trichomonas Vaginalis gây ra.

Cách dùng để chữa các bệnh này chỉ cần nghiền nát rồi pha với giấm và bôi lên da. Hoặc cũng có thể pha chế và nấu cùng với nước rồi dùng để rửa trực tiếp bên ngoài da.

Công dụng của quả và lá

Lá xoan tuy có chứa độc tố nhưng chúng vẫn là một bài thuốc khá phổ biến trong dân gian.

Chúng được dùng với tác dụng dùng để chữa trị các chứng về mụn nhọt, viêm da, lở loét. Hay bệnh nhiễm trùng mảng tròn Ecpet gây ra tróc vảy, sưng phồng, mẩn đỏ và ngứa rát.

Cách dùng lá xoan rất đơn giản, chỉ cần đun sôi rồi lấy nước lau hoặc rửa lên vùng da.

Ngoài ra con người cũng dùng nước sắc từ lá xoan để phun làm thuốc diệt côn trùng. Tầm 4 kg lá có thể nấu được cùng hơn 10 lít nước vô cùng hiệu quả và tiết kiệm.

Hoa xoan y nghia

Còn quả xoan có thành phần kháng khuẩn tốt, có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây viêm nhiễm. Điều trị tụ cầu vàng, ngộ độc thực phẩm, điều trị lị còn gọi kim linh tử, khổ luyện tử.

Tuy nhiên độc tính trong quả xoan rất mạnh gây ra rất nhiều triệu chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng phổ biến thường thấy với quả xoan là gây nôn mửa, khó thở và tim đập nhanh. Ngoài ra còn có thể gây gan xung huyết, gây tiêu chảy và làm phổi ứ đọng máu.

Các lưu ý đối với trồng và sử dụng

Cây xoan trước đây thường mọc hoang nhưng hiện nay con người đã thấy được tác dụng của chúng. Và bắt đầu trồng phổ biến hơn trước rất nhiều, thậm chí có cả một rừng xoan.

Những bông hoa xoan tím biếc nở rộ vào khoảng đầu xuân vô cùng nhẹ nhàng và khoan khoái. Chúng như mang đến sự ấm áp sau mùa đông dài lạnh lẽo thoát khỏi sự trơ trọi khẳng khiu.

Màu tím gây thương nhớ như một biểu tượng của ký ức tuổi thơ mà chúng ta không thể quên.

Cây xoan được trồng trong rừng và không cần chăm sóc gì nhiều với tác dụng lấy gỗ. Còn thông thường tại các vùng quên chúng thường tự mọc nhờ hạt xoan rụng xuống và chim tha đi.

Hoa xoan cach trong

Tuy có nhiều ứng dụng nhưng đặc điểm của loài cây này chính là toàn bộ đều có chứa độc.

Khi dùng làm thuốc cần hết sức chú ý và cần lấy ý kiến cùng phương thức từ bác sỹ. Bên cạnh những triệu chứng như trên thì khi dùng thuốc của cây sầu đông cũng có tác dụng phụ.

Biểu hiện là chóng mặt, đau bụng, đau đầu hay buồn nôn, cảm thấy rất khó chịu trong người. Khi đó nên sử dụng nước đường trắng sắc với cam thảo sẽ có tác dụng tốt để giải độc.

Những người mắc bệnh về gan hoặc dạ dày không nên sử dụng bất cứ thành phần gì của xoan.
Đặc biệt không nên sử dụng thuốc quá lâu trong thời gian dài để tránh tích lũy độc tố.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.