gau ngua bao ton

Gấu ngựa có những đặc điểm gì nổi bật sinh sống ra sao

4/5 - (2 bình chọn)
305 Views

Gấu ngựa là một loài động vật rất nguy hiểm và hung hăng đặc biệt là đối với con người. Chúng dễ bị giật mình, kích động và gây thương vong cho đối phương khi tiếp xúc gần với chúng.

Tuy nhiên đây cũng là một loài được đưa vào Sách Đỏ có nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao. Chúng bị săn bắt trái phép để lấy mật và do nông dân giết hại do phá hoại mùa màng.

gau ngua

Tìm hiểu về nguồn gốc

Gấu ngựa có danh pháp khoa học là Ursus tibetanus hoặc Ursus thibetanus có họ hàng với gấu đen Mỹ.

Chúng có thân hình trung bình nhưng khá nguy hiểm với bộ móng sắc nhọn có nguồn gốc châu Âu.

Loài này có khu vực phân bố khá rộng rãi trải từ tây sang đông châu Á vùng đồi núi. Một vài khu vực người ta thấy chúng chung sống cùng với loài gấu nâu khỏe mạnh và to hơn.

gau ngua an gi

Chúng cũng có thể sống ở những nơi có độ cao tới 9.900 ft tương đương với khoảng 3.000 m. Chúng có lợi thế leo trèo lên cao hái quả và tránh những đối thủ to khỏe hơn tấn công.

Hiện nay chúng cũng được bảo vệ trong các khu bảo tồn tại Trung Quốc để tránh bị tuyệt chủng.

Tìm hiểu về đặc điểm

Gấu ngựa là một loài vật lớn có thể sống hơn 25 năm tuổi, con đực lớn hơn con cái. Trung bình kích thước khi trưởng thành của chúng là 1,3 đến 1,9 mét cân nặng 65 đến 110 kg.

Cụ thể kích thước của con cái là 65 đến 90kg còn con đực nặng hơn từ 110 đến 150kg.

Chúng là loài ăn tạp, thức ăn có cả thực vật là các loại quả hạch, mọng, hạt hoặc cỏ. Ngoài ra chúng cũng ăn cả động vật thân mềm và súc vật như động vật gặm nhấm, chim, cá,…

Tuy nhiên chúng lại ưa thích thịt nhiều hơn và hoa quả đã không còn nhiều trong khẩu phần ăn. So với gấu đen Mỹ, một loài có kích thước lớn hơn thì gấu ngựa lại hung hăng hơn nhiều.

gau ngua dac diem

Đã có rất nhiều vụ thương vong do loài này tấn công, một phần là do chúng bị kích động. Do sống quá gần với con người, chúng rất nhạy cảm về việc bị săn bắt nên cần phòng vệ.

Loài này thường mang thai vào khoảng mùa xuân khi chúng thực hiện ngủ đông trong hốc cây, hang động. Chúng mang thai khoảng 200 đến 240 ngày và chỉ khoảng 4 ngày tuổi là con con đã biết đi.

Một lứa đẻ thường khoảng 2 con nhưng trung bình là từ 1 đến 4 con, tốc độ lớn chậm. Chúng sẽ bám và bú mẹ khoảng 104 đến 130 tuần và bắt đầu tự lập khi được 24-36 tháng.

Hiện nay chỉ còn loại gấu nâu vẫn còn sinh sống còn loại màu đen thì đã bị tuyệt chủng.

Thói quen và tập tính

Loài này thường tập trung và hoạt động chủ yếu vào ban ngày và cũng có thể cả ban đêm. Ban đêm chúng thường lén đến khu vực gần con người để ăn gia súc và các loại cây trồng.

Chúng thường sống thành từng gia đình với 1 cặp bố mẹ và khoảng 2 đứa con cùng kiếm ăn. Thói quen di chuyển của chúng có thể gần và cũng có thể xa chủ yếu là tìm thức ăn.

Loài này có khả năng leo núi tốt nên chúng thường tìm nơi vách núi cao để tránh kẻ thù. Ngoài ra trên cao cũng giúp chúng dễ kiếm sống và tránh được kẻ thù to lớn hơn tấn công.

gau ngua hinh anh

Phần lớn thời gian của loài này sống trong hốc cây, là loài có vú lớn nhất sống trong cây.

Chúng thường ngủ đông từ tháng 10 đến hết tháng 3 và gấu mẹ mang thai ngủ đông lâu hơn.

Loài này thường tập trung lại để ngủ đông tại các hang động, đào các hốc thân cây lớn rỗng.

Chúng phát ra những âm thanh gầm rú ghê rợn mỗi khi chúng tức giận, lo lắng hay bị thương. Đó là dấu hiệu để chúng đưa ra lời cảnh báo hoặc đe dọa đối phương không được tới gần.

Còn khi tán tỉnh lẫn nhau để mời gọi bạn thì thì chúng sẽ phát ra âm thanh túc túc.

Tình trạng săn bắt

Hiện nay do số lượng săn bắt quá nhiều mà gấu ngựa đã được liệt vào danh sách Sách Đỏ. Chúng là một trong những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng và dễ bị tổn thương nhất thế giới.

Nguyên nhân một phần là do nạn phá rừng dẫn đến mất chỗ sinh sống, thay đổi sinh thái. Bên cạnh đó chúng cũng là loài gây hại cho gia súc và mùa màng nên bị các nông dân giết hại.

Đặc biệt trong y học Trung Quốc mật gấu ngựa là một vị thuốc rất quý, chữa nhiều bệnh. Chúng bị bắt nhốt trong các trang trại và lấy mật theo định kỳ rồi bán mật ra thị trường.

gau ngua nguon goc

Do số lượng còn rất ít nên nhiều nơi đã nghiêm cấm, xử phạt nặng khi săn bắt loài này. Tuy nhiên ở Nga và Nhật chúng vẫn được phép săn bắt với số lượng 75- 100 con mỗi năm.

Ở Nga mọi người còn hợp pháp hóa môn thể thao săn loài này đi kèm dịch vụ săn bắt. Ở Việt Nam theo thống kê từ năm 2005 thì số lượng bị nhốt lấy mật là khoảng 4.500 con.

Tuy nhiên sau này con người ý thức về việc lấy mật và bảo vệ động vật hoang dã hơn. Chính vì vậy mà giá mật giảm mạnh và người nuôi ý thức được không sinh lời nhiều từ mật.

Dù vậy loài vật này không được thả lại tự nhiên mà bị bỏ đói hoặc đem đi làm thịt.

Các phương pháp bảo tồn

Tình trạng giết hại và săn bắt quá nhiều nên các trung tâm cứu hộ gấu cũng được lan rộng. Các trung tâm này đảm bảo loài vật được đưa đến đây được an toàn, bảo vệ đến cuối đời.

Họ theo dõi sát sao tình trạng của từng con để thu thập bằng chứng về ảnh hưởng lấy mật.

Ngoài ra các trung tâm nghiên cứu cũng phối hợp với y học để tìm hiểu tác động của mật. Mật có thể bị bẩn do gấu bị bệnh và gây hại cho con người nếu không may dùng phải.

gau ngua bao ton

Hiện nay các hội thảo nghiên cứu đều khuyến khích không nên sử dụng mật gấu dùng để chữa bệnh.

Ngoài ra các tổ chức cũng tìm hiểu về các nguồn cung, buôn bán mật và các bộ phận khác. Họ hợp tác với chính phủ để tìm ra những địa chỉ trái phép và ngăn chặn các sản phẩm.

Phối hợp cùng chính quyền địa phương để nâng cao nhận thức về việc buôn bán lấy mật trái phép.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.