Một trong số thực phẩm mang lợi cho sức khỏe và cực giàu dinh dưỡng. Với công dụng tuyệt vời trong chống ung thư mà lại dễ chế biến chính là củ cải đường.
Nhiều người bị nhầm lẫn loại này với củ dền vậy cùng tìm hiểu đặc điểm của nó. Để có thể phân biệt, tránh mua/ trồng nhầm làm giảm tác dụng.
Nội dung
Giới thiệu củ cải đường là gì
Tên gọi khác là củ cải đỏ, thuộc họ cải cùng củ cải trắng, tuy nhiên hình dáng khác biệt.
Bắt nguồn từ vùng đất Hy Lạp, sau đó lan phổ biến sang Mỹ, Nga, Ấn Độ,… Trong đó Nga là nước phát triển nhanh nhất nhờ canh tác thực phẩm này.
Cách đây không lâu mới đến Việt Nam nên độ phổ biến còn chưa cao. Vì thế nhìn hình dáng bên ngoài người ta nhầm với củ dền.
Với hình củ tròn, màu đỏ thẫm, mọc vùi xuống dưới đất. Nhưng trong lớp vỏ đỏ lại là phần thịt trắng muốt, khác với củ dền đỏ từ ngoài vào trong.
Về màu sắc thì dền có màu đỏ sẫm, nhiều củ có màu tím than sẫm và vỏ xù xì. Nếu cắt ra sẽ rất nhiều khoang màu loang lổ đậm nhạt xen nhau.
Còn cải đường vỏ nhẵn, cắt ra chỉ có duy nhất màu trắng. Xét về hình dáng bên ngoài thì hình ảnh củ cải đường khá giống với dền nếu không nhìn kỹ.
Công dụng hữu ích
Lượng đường trong nó so với mía không kém cạnh gì. Hầu như cả lá và củ đều chế biến và sử dụng được rất đơn giản.
Tìm thấy trong nó có nhiều chất tốt như vitamin, magie, chất xơ và chất béo. Giúp tăng hệ miễn dịch vì có kali và folate, giúp loại bỏ độc tố khỏi dạ dày. Những ai muốn cai nghiện thì nước ép củ cải đường chính là liều thuốc tốt.
Thực sự củ cải đường có tác dụng gì và cách dùng ra sao luôn là thắc mắc của mọi người.
Là thực phẩm chống ung thư và ngăn chặn các khối u hiệu quả. Do có betacyanins và beta-carotene cùng các chất chống oxy hóa có thể giám sát các tế bào. Một số bệnh như ung thư phổi/ vú/ tuyến tiền liệt/ thận có thể tránh khỏi.
Nước ép của loại này cải thiện được máu và điều chỉnh huyết áp, chủ yếu là làm giảm.
Đồng thời bảo vệ gan, giúp nó hoạt động tốt hơn. Ngoài ra còn giải độc trong máu và tăng lượng máu trong cơ thể. Đặc biệt còn làm tan nhiều chất kết tụ canxi của người bị xơ vữa động mạch.
Người thiếu máu cũng nên lưu ý đến thực phẩm này để kích thích và tăng lượng máu. Vì nó tạo được nhiều chất sắt, được cho là cực kỳ bổ máu.
Cách trồng củ cải đỏ
Chọn vụ trồng là tháng 8 đến tháng 3, khi khí hậu trở nên mát mẻ và nhiều ẩm. Lựa loại đất pha cát/ đất thịt nhẹ là tốt nhất, có nhiều mùn.
Đảm bảo tơi xốp để có thể thoát nước tốt nhất, tránh ngập úng. Không trồng gần nơi có nhiều chất thải, hóa chất hay các kim loại nặng.
Chú ý nữa là trồng cách xa đường xe chạy khoảng 100m để không bị ảnh hưởng.
Sau khi cày cuốc đất, loại bỏ cỏ dại, gạch/ sỏi/ đá thì phơi 1 tuần mới lên luống. Độ cao luống là 20-25cm với rãnh 30-40cm, độ rộng của mặt luống trên 1,2m là được.
Bón lót trước 1-2 ngày rồi gieo hạt, phủ nhẹ lớp đất mỏng lên. Trên cùng là lớp rơm rạ, tưới lên đó để giữ ẩm được lâu nhất phục vụ hạt nảy mầm.
Cẩn thận hơn thì rạch từng rãnh cách nhau 5cm rồi gieo từng hạt. Giúp cây lên đều nhưng khá tốn thời gian, cần sự tỉ mỉ.
Cung cấp nước đủ suốt thời gian nảy mầm, dùng nước sạch. Không tưới quá đẫm, chỉ tưới lướt mà thôi, giai đoạn cần chú ý nhất là hình thành củ.
Nó trồi lên mặt đất nên cần vun xới để vỏ không bị sần sùi và thâm. Muốn kích thước tối đa thì phủ rơm rạ giữ ẩm và vun xới là cực kỳ cần thiết.
Xới nhẹ, nông, cách gốc một chút nếu không sẽ bị đứt rễ gây chết cây. Loại này gặp 2 loại bệnh chính là rệp và bọ nhảy làm giảm năng suất.
Cách diệt trừ là dùng bả sinh học/ phun thuốc trừ sâu, trồng quá dày cũng bị bệnh thối nhũn.
Một số bệnh khác cũng dễ gặp đó là phấn trắng, hở cổ rễ, cháy lá, cần xử lý. Thời gian có thể thu hoạch được khá nhanh, chỉ trong vòng 1 tháng chăm sóc.
Cách chế biến củ cải đường
Được đánh giá là thực phẩm dễ ăn, ai cũng ăn được và chế biến cũng khá dễ. Đầu tiên là món nộm chứa nhiều vitamin C và vi lượng giúp cơ thể đề kháng tốt hơn.
Cải đỏ rửa sạch, không cần nạo vỏ, bào sợi với màu bắt mắt. Trước khi bào sợi thì ngâm với nước muối rồi vớt ra và bắt đầu trộn gia vị thành nộm.
Cho tỏi băm, bột canh, chút đường vào đảo đều, kế đó cho dấm/ chanh. Đảo lần nữa, thêm rau thơm như mùi, húng và chút tiêu, có thể dùng được ngay.
Làm nộm chay như vậy hoặc cho thêm thịt lợn, lườn gà, tôm nõn vào cũng rất hợp vị.
Nhiều người cực thích món hầm với cánh gà, ăn ngọt cực ngon và bổ. Chuẩn bị thêm cánh gà, nấm hương, đậu Hà Lan, hành hoa, gừng và các gia vị nhà bếp.
Cánh gà đem chặt nhỏ rồi ướp với muối, nêm, tiêu cho ngấm khoảng 20 phút. Đem chiên với dầu cho vàng đều, củ cải đỏ cắt từng khoanh 2cm.
Nấm hương và đậu Hà Lan rửa sạch, không cần thái, đem đun 3 nguyên liệu ấy với nước.
Khi thấy sôi thì cho cánh gà đã chiên vào, thêm chút xì dầu và nêm đun nhỏ. Thấy nước đã cạn và chín nhừ thì tắt bếp, cho hành hoa vào thưởng thức.
Ngoài ra cũng kết hợp được với thịt bò giàu đạm mang đến món ăn cực đỉnh. Thái thịt bò dạng hình trụ, to bản và dày một chút, nguyên liệu khác thái vừa ăn. Chuẩn bị thêm ớt, cần tây và bắp cải cùng hành tây, thái nhỏ cùng gia vị và gừng.
Ướp bò với gừng và gia vị trước cho ngấm, xếp các nguyên liệu trên vào nồi. Thứ tự là hành tây – cà rốt – cải – cà chua – khoai tây – thịt bò, rồi cho nước vào đun.
Giữ lửa to đến khi sôi thì vặn nhỏ hết mức, thấy thịt bò mềm mới cho bắp cải. Cuối cùng cho cần tây, ớt vào và thưởng thức khi vừa bắt khỏi bếp vẫn còn nóng.
Củ cải đường bán ở đâu?
Ở các chợ hay siêu thị chắc chắn bày bán thực phẩm này hàng loạt. Rất dễ để tìm được nó với giá bán không cao mà lại chế biến được đa dạng.
Nhưng cách chọn ra sao để có được thực phẩm ngon, tươi thì nhiều người không chú ý.
Chọn trái nào cầm nặng, chắc tay, vỏ căng đều và mịn, không chọn trái nhiều sẹo. Đáy trong sẽ ngon hơn, tận dụng nấu cả lá, bỏ qua những trái xốp, nhẹ.