Con trâu gắn liền với bạn nhà nông đặc điểm hình ảnh chi tiết

3/5 - (2 bình chọn)
352 Views

Ngoài ra trong văn hóa của nhiều quốc gia tại châu Á chúng còn được chọn làm vật hiến tế. Con trâu là một loài vật vô cùng quen thuộc với chúng ta đặc biệt là tại các vùng quê.

Chúng gắn liền với những bác nông dân và là biểu tượng của sự chăm chỉ cần cù quanh năm.

Ngày trước khi công nghệ chưa phát triển loài này là lực lượng hỗ trợ chính của người nông dân. Ngoài ra chúng cũng là một nguồn thực phẩm để chế biến thành những món ăn đặc sản nổi tiếng.

con trau

Tìm hiểu chung

Trâu là nhóm loài sừng rỗng Cavicornes thuộc lớp Mammalia là loài có vú và thuộc bộ guốc chẵn Artiodactyla.

Chúng có nguồn gốc hoang dã, tìm thấy ở khu vực Nam và Đông Nam Á, miền bắc nước Úc. Loài này được thuần dưỡng và có mặt hầu khắp các vùng nông thôn của vùng nhiệt đới châu Á.

Dòng họ trâu bò của chúng theo nghiên cứu từ các mẫu hóa thạch tiền Miocen 20 triệu năm trước. Thì chủng loại có mặt sớm nhất là Eotragus khá nhỏ hình dáng như kinh dương sống nơi đồng rừng.

Sau này vào thời hậu Miocen loài này bỗng trở nên phát triển mạnh mẽ ở môi trường đồng cỏ.

Hiện số lượng lớn nhất của chúng là ở châu Phi chứ không phải khu vực nguồn gốc châu Á.

 

Tìm hiểu về đặc điểm

Trâu là một loài có kích thước lớn, tầm vóc chắc khỏe theo hình dạng sau thấp và trước cao. Đây là một loài vật thân thiện hiền lành, là hình ảnh quen thuộc gắn bó với người nông dân.

Một con trưởng thành trung bình sẽ nặng khoảng từ 250 kg đến 500 kg và tùy theo giới tính. Đầu con cái dài và thanh còn con đực thì khá to và cũng dài, trán hơi gồ và rộng.

Đôi mắt đen láy, tròn, lông mi dài, mí mỏng và da mặt khô hiện lên rõ các mạch máu. Phần miệng rộng các răng rất đều nhau và chắc khỏe nhưng điểm khác biệt là chỉ có hàm dưới.

Còn hàm trên không có răng, chỉ có một miếng đệm duy nhất giúp chúng thực hiện việc nhai lại. Đôi tai của chúng cử động linh hoạt, được bảo vệ bởi một lớp lông tránh côn trùng chui vào.

con trau nguon goc

Cặp sừng cân đối có màu đen nhọn hình lưỡi liềm cong về phía sau và rỗng ruột bên trong. Qua phía dưới cổ họng có một vạch loang cắt ngang và phía trên ngực có một đường chữ V.

Đây là loài có thân hình vạm vỡ bởi phải hoạt động nhiều sức, nhất là phần ức và ngực. Lưng dài khoảng 1 đến 1.5 mét dốc về phía sau và hơi võng, chiếc bụng tròn và mông nở.

Xương sườn của chúng to nhiều con gầy trơ lộ hết ra ngoài, xếp cong đều và có dạng tròn. Để nâng đỡ cả thân hình lực lưỡng thì chúng cần một đôi chân thật vững chãi và chắc khỏe.

4 chân đều thẳng và gân guốc, hai đùi sau của chúng vững chãi to hơn hai đùi phía trước. Mỗi chân có một móng rất bóng và chắc, phần đuôi dài có 1 túm lông phe phẩy đuổi ruồi.

Da trâu bóng láng nhưng hơi mỏng thường có màu đen xám, bộ lông cứng có tác dụng điều hòa.

Đặc điểm sinh sản

Trâu con sơ sinh mới được sinh ra được gọi là nghé nặng khoảng từ 22 kg đến 25 kg. Khi chúng được khoảng 3 năm là bắt đầu trưởng thành và có thể sinh sản ra lứa đầu tiên.

Con non lúc mới được sinh ra chưa có răng và sau 3 năm có đôi răng giữa cố định. Đến khi chúng đạt độ trưởng thành là 6 năm thì có 8 răng cửa, hoàn toàn nằm ở dưới.

Chúng sinh sản theo mùa vụ và sống theo bầy đàn có một con đứng ra dẫn đầu cả đàn. Người nuôi chỉ cần biết cách thuần phục con đứng đầu là đã có thể điều khiển được cả đàn.

Đây là động vật nhai lại và ăn cỏ với lượng thức ăn mỗi ngày trung bình khoảng 30kg cỏ.

Tìm hiểu về công dụng

Hình ảnh con trâu luôn gắn với công việc đồng áng cày kéo nặng nhọc cùng các bác nông dân. Ngoài ra chúng cũng được nuôi để làm thực phẩm chế biến ra những món đặc sản hay lấy da.

Về khả năng cho thịt, tùy theo cân nặng và giới tính của chúng sẽ cho phần trăm nhất định. Con cái thì thường cho khoảng 42% thịt trọng lượng cơ thể chúng còn con đực thì khoảng 48 %.

Con trâu đi cày với sức kéo dẻo dai khoảng 0.36 đến 0.4 mã lực khoảng 70 đến 75 kg. Chúng được phân chia ra các cấp độ, loại khỏe nhất là A mỗi ngày có thể cày 3-4 sào.

con trau di cay

Còn loại B thì cày được khoảng 2 đến 3 sào và loại C khoảng 1,5 đến hơn 2 sào.

Về lực kéo xe, nếu đường tốt chúng có thể kéo khoảng 700 đến 800kg còn đường xấu 400-500 kg. Chúng còn có thể kéo gỗ trên địa hình hiểm trở như vùng đồi núi khoảng 3 đến 5 km.

Ngoài ra người ta cũng nuôi chúng để lấy sữa và lấy phân để bón cây trồng rất dinh dưỡng.

Hiện nay, khi khoa học phát triển người nông dân cũng không cần tốn nhiều sức cho việc cày kéo. Chính vì vậy ngày nay trâu được nuôi chuyển dịch từ lấy sức cày kéo sang lấy thịt và sừng.

Là người bạn của nhà nông

Con trâu Việt Nam chăm chỉ cần cù là tài sản quý báu là người bạn của mọi nhà nông.

Con trâu ở làng quê Việt Nam gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu người dân vùng quê.

Những buổi chiều chăn trâu, tắm mát thả diều, thổi sáo cùng với bao trò chơi dân gian thú vị.

Hình ảnh chúng quen thuộc đến nỗi từ thời đi học ta đã được dạy  thuyết minh về con trâu.

Người ta hay nói rằng người tuổi sửu thường rất chăm chỉ cần cù chịu khó nhưng lại vất vả.

con trau dac diem

Ngoài ra trong văn hóa của nhiều quốc gia tại châu Á chúng còn được chọn làm vật hiến tế. Trâu còn được tuyển chọn và chăm sóc kỹ lưỡng để tham gia các lễ hội chọi trâu đình đám.

Nổi tiếng nhất có thể kể đến Đồ Sơn Hải Phòng cái nôi của hội chọi lớn nhất cả nước. Ngoài ra theo phong tục của một số vùng dân tộc ở Tây Nguyên thì họ còn có tục đâm trâu.

Sau mỗi vụ mùa bội thu người ta thực hiện đâm xẻ thịt trâu chia cho buôn làng ăn mừng.

Con trâu kéo cày làm nên biết bao ký ức yên bình của người dân vùng nông thôn chân chất. Mỗi khi nhắc đến ta lại bồi hồi nhớ về thời vô tư trên lưng trâu với cây sáo trúc.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.