Nghe tên cỏ mần trầu có lẽ nhiều người tò mò và không biết nó là cây gì. Nhưng khi nhìn thấy thì đây lại là loài cây vô cùng quen thuộc nhất là nơi thôn quê.
Phải nói rằng công dụng của nó rất đặc biệt nên được y học đón nhận. Mọi người vô cùng yêu thích, sử dụng được cả cho trẻ em, bà bầu, các lứa tuổi.
Nội dung
Giới thiệu cây mần trầu
Nhiều người nghĩ đây chỉ là cây mọc dại nhưng hoàn toàn không phải. Nó nằm trong số những loại thảo dược cực tốt đa công dụng.
Thuộc cùng họ hòa thảo, danh pháp khoa học là Eleusine indica. Chuyên sống ở nơi ấm áp, mọc theo cách tự nhiên không cần trồng.
Ở Việt Nam dễ thấy ở ven đường, cánh đồng do chúng mọc dại. Tuy nhiên đã có sách y học ghi chép đây là cây thuốc nam mọc thành bụi quý hiếm.
Ngoài tên trên thì còn được gọi với tên cỏ màn trầu, cỏ dáng, cỏ vườn trầu. Có một số dân tộc gọi là cao day, r’day, co nhả hút, hìa xú xan,… Một số người gọi là muồng trầu, cỏ chỉ tía, cao đay,… rất nhiều tên khác nhau.
Đặc điểm muồng trầu
Thuộc dạng cây thân thảo, chiều cao mỗi cây chỉ khoảng 30 đến 50cm. 1m là chiều cao đối với các cây trưởng thành, lá nhọn, dài và mọc so le nhau.
Cây có thân đơn, mảnh, mọc thẳng, mọc thành từng cụm lớn. Lá đơn, mặt dưới nổi gân rõ rệt, từng cụm hoa xanh rất khác lạ. Hoa xẻ xéo như ngón tay, mỗi cây có nhiều bông thẳng đứng lên trời.
Thường gồm 5-7 nhánh, tỏa tròn, dài xòe như chong chóng. Phía dưới có thêm 1-2 nhánh, ngoài ra còn có quả vỏ mềm, hình dạng tương tự hoa thuôn dài.
Rễ cây có màu trắng/ vàng nhạt, rễ chùm bám cực chắc vào đất. Muốn nhổ lên cả gốc thì khá khó khăn. Trừ tháng 1, 2, 12 thì các tháng còn lại đều nở hoa.
Thoạt nhìn qua nghĩ chỉ là cây dại vì mọc ở khu đất trống số lượng lớn. Lan nhanh và có thể bao phủ hết cả một diện tích rộng.
Tuy nhiên lại là thảo dược với lợi ích tốt trong đông y học được nhiều người áp dụng. Nhất là vùng đồi núi các dân tộc dùng để trị bệnh rất nhiều.
Thành phần và bộ phận dùng
Trong cao đay có nhiều hoạt chất sinh học kháng khuẩn. Do đó cực tốt nếu dùng để tăng miễn dịch hoặc để diệt nấm và virus. Điển hình là saponin, flavonoid, phenol, tannin,… các chất cần có đối với 1 loại thảo dược.
Các thầy thuốc đông y khẳng định có thể dùng toàn bộ cây làm thuốc. Với mỗi bệnh thì sử dụng bộ phận riêng (lá, thân, rễ), thu hái cây mọi lúc.
Tuy nhiên tốt nhất là nên hái vào cuối mùa hè dần chuyển sang thu. Khi đó nó mới phát huy được hết công dụng, khi nhổ phải rửa sạch toàn cây.
Sau đó cắt thành từng đoạn, phơi khô và bảo quản trong túi nilong. Đặc tính của cây là không hề độc, vị đắng, tính bình.
Công dụng của cỏ mần trầu
Xét trong đông y thì nó có một số công dụng về giải độc, trị táo bón và cao huyết áp. Hơn nữa còn giúp an thai, hạn chế động thai ở bà bầu và trị lao phổi.
Đối với tây y thì chữa tâm thần, tiêu chảy, chống viêm, chữa bệnh ngoài da. Tận dụng tính mát làm thuốc thanh nhiệt, giúp lợi tiểu, mát gan.
Ngoài ra rất hữu hiệu nếu dùng trị mụn nhọt, mẩn ngứa, ghẻ lở,…
Dân tộc Chăm dùng chữa ho khan và sốt, giúp phục hồi sau mệt nhọc. Dân tộc Dao từ xưa đã biết tận dụng kết hợp với kiêng một số món để chữa tóc bạc.
Một số lương y có thể điều chế ra thuốc chữa đại tiện ra máu đen hay chứng nứt môi, tưa lưỡi,…
Cỏ mần trầu cho bà bầu dùng hàng ngày giúp khỏe mạnh hơn, hạn chế táo bón. Hơn nữa an dưỡng cho cả mẹ và con, thai nhi khỏe, mẹ yên tâm.
Khi sinh ra người ta thường dùng cỏ màn trầu tắm cho trẻ sẽ loại bỏ tình trạng vàng da. Cỏ mần trầu trị mụn hay rôm sảy rất hữu hiệu, loại bỏ được cả trứng cá.
Áp dụng với một số bệnh
Trẻ nhỏ bị đái dầm đem cao đay, mùi tàu, ngổ, cỏ sữa nấu nước uống. Sau khi ăn bữa chiều cho trẻ uống, 3-5 ngày sẽ thấy hạn chế được đái dầm.
Những ai nóng trong, miệng nổi mụn, nhiệt miệng dùng bài thuốc uống nước cao đay. Kết hợp với các dược liệu rau sam, đậu săng, rau ngót, bí đao, sả,…
Xông hơi một số loại lá với cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ vô cùng hữu hiệu. Chuẩn bị thêm lá sung, ngải cứu, trầu không thái nhỏ nấu với nước lọc, muối trắng.
Đun nhỏ lửa cho sôi thật lâu đến khi nước xanh thì đem xông hơi. Trước đó nên vệ sinh hậu môn và vùng búi trĩ để hiệu quả nâng cao.
Chú ý phủ kín người chỉ hở nguyên đầu, sau đó dùng nước lá ấy rửa hậu môn. Mỗi tuần làm như vậy khoảng 5 lần sẽ thấy giảm đau hẳn, dễ chịu.
Những bệnh nhân bị tâm thần, hay nói nhảm, đập phá đồ đạc, không ngủ được. Cách làm là dùng cây cao đay bỏ hoa, rễ đem sắc uống, sử dụng khoảng 1 tháng. Sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện, tâm thần ổn định hơn.
Cách nấu cỏ mần trầu
Thu hoạch cỏ ở vườn, rửa thật sạch, chọn cây vừa tầm, không quá già. Bỏ cành héo, nên ngâm với nước muối vì như vậy mới loại được vi khuẩn.
Sau đó bỏ lên đun với nước lọc, sau 20 phút sôi thì tắt bếp và bắt đầu lọc. Dùng khăn xô/ vải để lọc bỏ bã và cặn, nếu dùng để tắm thì hòa thêm nước.
Pha sao cho nhiệt độ phù hợp với cơ thể, tắm cho trẻ nhỏ thì cần nơi kín gió. Xong xuôi đem tắm lại với nước sạch để an toàn hơn cho da vì da trẻ khá nhạy cảm.
Dùng cỏ mần trầu chữa rụng tóc bằng cách gội đầu với nước đó. Tóc bị khô cứng và bạc, dễ gãy rụng sẽ trở nên óng mượt, đen nhánh chỉ trong 2 tuần.
Uống nước cao đay còn giúp trị tăng huyết áp, kéo huyết áp về mức bình thường. Nếu đem sắc với một số nguyên liệu thảo dược khác sẽ chữa được nhiều bệnh.
Làm nước uống từ cao đay với nhọ nồi, thầu dầu tía, lá lấp, rau vỉ ốc giã nát. Chính là bài thuốc trị trĩ, bỏ bã chỉ lấy nước, mỗi ngày uống nước đó 2 lần.
Các bài thuốc nêu trên đều là của dân gian truyền lại, ông cha sử dụng từ xưa. Nên muốn dùng cần nghiên cứu, tham khảo và sử dụng đúng cách, đúng liều.