chuong ga

Chuồng gà có những kiểu nào cách làm đơn giản nhất

5/5 - (1 bình chọn)
388 Views

Đối với mỗi hộ dân chăn nuôi thì việc làm chuồng gà ra sao sẽ rất được quan tâm. Những người mới chắc chắn sẽ hoang mang không biết nên xây như thế nào cho phù hợp.

Yếu tố này cũng quyết định năng suất chăn nuôi có hiệu quả không. Do đó nếu như làm chuồng đạt yêu cầu sẽ cho năng suất cao, ít bị bệnh và ốm.

chuong ga

Chuẩn bị làm chuồng gà

Vài năm trở lại đây lĩnh vực chăn nuôi của nước ta đã thay đổi rất nhiều. Công đoạn này được người dân chú ý. Bước vệ sinh khu vực làm nơi nuôi nhốt khá quan trọng.

Chọn vị trí có thêm cây cối cho bóng mát thì càng tốt, đảm bảo rộng. Chuẩn bị vật liệu phục vụ như cót quây, rèm che, bạt. Chất độn chuồng, có thể là trấu, cát, đá dăm,…

chuong ga chuan bi

Nên chọn nơi đất cao để tránh bị ngập úng những ngày mưa bão. Hướng Đông/ Đông Nam là tốt nhất, do hướng này buổi chiều không bị nắng chiếu. Ngược lại có thể đón được ánh sáng ban sớm, hấp thụ vitamin.

Nhiều người thắc mắc tại sao phải làm chuồng trong khi có thể nuôi thả dông tự nhiên.

Bởi gà cần nơi trú nắng/ mưa, cần chỗ ngủ ban đêm, hoặc nơi đẻ trứng,… Tùy điều kiện bạn có thể chọn lưới sắt, hay làm bằng tre, gỗ, xây kiên cố bằng gạch,…

Cách làm chuồng gà đơn giản

Làm lồng úm nên sử dụng cót quây tròn, bên trong có bóng đèn sưởi ấm. Dùng cót cao 1m, dài 2m đối với số lượng là 100 con con. Lót trấu dưới sàn cao 5cm, kèm theo máng ăn/ uống, cấp nước tự động.

Khi lớn hơn thì có thể thả vườn quây xung quanh bằng lưới cao 2-2,5m. Tuy nhiên vẫn cần nơi để ban đêm chúng có thể ngủ và tránh rét.

Với quy mô gia đình, chăn nuôi nhỏ, tự cung tự cấp nên chọn loại thô sơ đơn giản. Ưu điểm loại chuồng này là rất cơ động, nhỏ gọn, không tốn không gian.

Tùy ý di chuyển các vị trí, thiết kế bố cục đơn giản dạng hộp chữ nhật. Có nhiều tầng với kích thước 2m x 1m, mỗi tầng cao 40cm – 50cm.

chuong ga don gian

Tầng thấp nhất cách mặt đất khoảng 30cm, có lót hứng phân. Chất liệu chuồng là sắt hoặc tre gỗ, mái lợp lá/ fibro xi măng,…

Có thể làm lồng với kích thước từ 40x40x120 cm đến 50x60x120 cm. Thiết kế từ 2-4 tầng, mỗi tầng từ 2-3 con là phù hợp. Gia đình nhỏ nhưng muốn nuôi gà thì đây là lựa chọn không có gì tốt hơn.

Nuôi quy mô lớn nên xây kiên cố, nền lát gạch hoặc trải bê tông. Mái sử dụng chất liệu như trên, mái đua ra ngoài tránh mưa hắt.

Tường xây cao 40cm, phần còn lại quây lưới, mái cách tường chừng 40cm. Mật độ từ 4-10 con/ m2, có thể chia thành các ô, có rãnh thoát nước, vách ngăn.

Các loại chuồng gà

Có nhiều mẫu chuồng gà đẹp, loại kiên cố/ bán kiên cố, 4 mái,… Loại 4 mái sẽ có 2 tầng mái: mái chính và mái phụ, khoảng cách giữa chúng là 20cm.

Ngoài ra còn có lỗ thoáng khí ở 2 bên, có thể lắp thêm quạt gió. Hai lỗ này còn có tác dụng đẩy mùi ra ngoài, giúp không gian thoáng hơn.

Mái chuồng sử dụng tôn/ ngói/ tranh/ fibro xi măng đều thích hợp. Nên sùng mái ngói/ tranh mùa hè sẽ đỡ nóng hơn nhưng độ chắc chắn kém. 2 loại mái còn lại nếu mùa hè nhiệt độ quá cao thì phải phun nước để giảm nhiệt.

chuong ga dang luoi

Phần khung có thể làm bằng gỗ, luồng hoặc lưới thép tùy điều kiện. Nóc cách mặt đấy 3 mét, chiều dài x rộng là 6m x 4m, độ dốc nền khoảng 8-10 độ.

Mục đích để khi vệ sinh dễ dàng hơn, nếu rửa thì nước cũng dễ thoát hơn.

Kiên cố hơn là loại 2 mái thiết kế bằng nhau. Trong đó mái trước có phần ngắn hơn một chút, chất liệu sử dụng như trên.

Tính từ mặt đất, mái trước cao 2m, mái sau cao 1,5m, độ rộng từ 2-3m. Nền có độ dốc như trên, chỉ khác là không có mái phụ.

Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng

Ngoài việc làm nơi nuôi nhốt, mật độ nuôi thì chọn giống ra sao không thể bỏ qua. Các giống bà con hay nuôi là tam hoàng, nòi lai, tài vàng, đông tảo,….

Chú ý khi chọn giống là mắt sáng tinh anh, lông mịn và bông. Dáng đi nhanh nhẹn, rốn không hở, đẹp mã, cánh đẹp không xệ.

Chân không khoèo, da săn chắc nhất là phần da đùi, đầu cổ không bị rụt. Thức ăn phải sạch, đủ đạm, khoáng và vitamin như thóc, ngô, gạo, tấm,…

Một số chất độn bạn có thể sử dụng là vỏ bào của gỗ thông có đặc tính hút ẩm tốt nhất.

chuong ga tha vuon

Hoặc vụn bào từ một số gỗ cứng không độc, mùn cưa khô, rơm khô băm rất an toàn. Phổ biến là người dân dùng trấu, vừa rẻ, lại dễ kiếm.

Chú ý chất độn phải khô, khử trùng trước 3 ngày, rải trước nửa ngày mới thả gà vào. Độ dày từ 2,5-5cm, cũng có thể dùng vỏ hướng dương cũng rất tốt.

Kiểm tra chất độn xem có đạt yêu cầu bằng cách nắm chặt một nắm chất độn. Rồi thả tay ra, nếu rơi hết xuống không dính tay là quá khô.

Còn thả tay ra chúng kết dính vào nhau tức là đang bị ẩm.

Cách làm chuồng gà đá

Quan trọng nhất của gà đá là cặp chân nên phần nền chuồng phải đảm bảo xốp và êm. Để nó có thể đi lại trên đó thoải mái không bị sưng bàn chân.

Vì thế có thể trải lớp cát mỏng 2-3cm, thiết kế thêm vài lỗ thông khí. Phổ biến nhất là dùng bội úp bằng sắt có bán sẵn.

Tuy nhiên không nhốt quá lâu, nên thả 4-5 lần mỗi ngày tránh hiện tượng cuồng chân.

Ngoài ra có thể làm bằng tre dạng chữ nhật dài từ 1,2-1,5m, rộng 0,7-0,8m. Thiết kế nhiều tầng (3-4 tầng), có mái che, đất nền như trên.

chuong ga da

Hãy tham khảo thêm cách làm chuồng gà bằng sắt tạo độ vững chãi. Các cách này đều khá cơ động và có chi phí vừa phải, khá rẻ.

Cũng có thể quây lưới làm nơi thả gà đã cho chúng đi xung quanh. Nếu như đặt nhiều chuồng sát nhau thì phải ngăn cách bằng nhiều lớp lưới.

Tốt nhất là không để chúng nhìn thấy mặt nhau hoặc không có cách nào đấu đá. Vì tính hiếu chiến, nếu không chú ý rất dễ bị gãy chân hoặc bị thương.

Thiết kế khay đựng nước và đựng thức ăn có móc treo, treo trong chuồng. Vệ sinh định kỳ, khử trùng để loại bỏ côn trùng, bệnh tật,…

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.