Chuong Cho Dep An Toan

Điểm bán chuồng chó uy tín chất lượng nhiều loại tại TP HCM

5/5 - (2 bình chọn)
507 Views

Chuồng chó là 1 trong những vật dụng cần được sắm sửa khi nuôi cún. Bởi thế giới của các boss vô cùng đa dạng, phong phú, các mẫu chuồng cần kích thước phù hợp.

Không chỉ có vậy, chất liệu làm chuồng cũng góp phần tạo nên sự khác biệt. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu, đánh giá những loại chuồng phổ biến cũng như tìm hiểu kinh nghiệm thiết kế chuồng tại nhà thông qua bài viết trên đây.

Chuong Cho Dep An Toan

Những loại chuồng chó phổ biến và đánh giá sử dụng

Dựa vào chất liệu, có thể chia những chiếc chuồng hiện nay làm 4 loại khác nhau tùy chất liệu.

Đánh giá sử dụng chuồng sắt cho chó

Nhắc đến chuồng nuôi chó thì các mẫu chuồng sắt là đại diện cần được nhớ đến đầu tiên. Loại chuồng này được làm từ sắt sơn phủ bên ngoài để chống gỉ.

Chuong Cho Sat Dep

Chuồng sắt rất đa dạng về kích thước, thiết kế, chủng loại. Đây là loại chuồng chó giá rẻ, bền, chắc, nhiều lựa chọn. Chuồng thường làm từ nhiều thanh sắt khá thông thoáng, khá dễ lau chùi nên sạch sẽ, vệ sinh.

Thiết kế hiện nay khá thông minh khi bố trí thêm khay hứng phân và chứa nước tiểu. Tuy nhiên, vì sắt làm chuồng khá to và thô nên kiểu dáng của những chiếc chuồng này không đẹp.

Chuong Cho Inox Va Gia

Không những thế, một số chuồng được hàn liền nên cồng kềnh, khối lượng lớn nên rất khó di chuyển. Để khắc phục phần nào đặc điểm này, bạn có thể chọn loại chuồng lắp ghép.

Ngoài ra, các mẫu chuồng cún yêu thường có 2 cửa: Cửa trước và cửa trên khá thuận tiện. Để việc di chuyển chuồng đơn giản hơn, bạn nên chọn các thiết kế có bánh phụ.

Việc chọn chuồng thường dựa vào kích thước thật của cún. Vì sắt chắc chắn nên loại chuồng này phù hợp nuôi những em cún khoẻ mạnh, cỡ lớn hoặc trung bình (nặng 10 – 25 kg)

Như: Husky, Alaska, Becgie, Pitbull hay Rottweiler … Bạn cũng có thể chọn các mẫu lồng chó bằng sắt cho những em cún dưới 15 kg. Tiêu biểu nhất ở đây là Poodle, Corgi, Phốc sóc, hay Chihuahua, …

Chuong Cho Sat Gia

Đánh giá sử dụng chuồng inox

Không phổ biến bằng chuồng sắt nhưng cứng chắc, dày dặn lại nhẹ bền là loại chuồng inox. Do inox khá dày, ít khi được làm thành nan nhỏ nên các mẫu chuồng thường có size lớn.

Bạn nên dùng loại chuồng này để nuôi các em cún lớn và khoẻ tương tự như chuồng sắt to. Ưu điểm của inox ở đây là sạch sẽ, bề mặt trơn ít bám bẩn và dễ lau chùi.

Rất nhiều loại chuồng inox hiện nay cho phép gập xếp gọn gàng, tiện lợi di chuyển. Bạn có thể mua chuồng chó inox cũ thanh lý thông qua các trang bán rao vặt, hội nhóm.

Ngoài ra, cũng có thể mua mới tại các cửa hàng, shop bán đồ thú cảnh.

Chuong Cho Tai Tp HCM

Đánh giá sử dụng chuồng nhựa cho cún

Chuồng nhựa là mẫu chuồng đẹp có dạng ngôi nhà nhỏ xinh xắn. Các mẫu chuồng này rất đa dạng. Người ta đã thiết kế cho chúng trở nên chắc chắn với móng vững chắc.

Phần tường, mái bằng nhựa cứng chắc và chống thấm nước tốt và khá nhẹ. Riêng cửa thường làm bằng sắt có thêm then cài. Loại chuồng này không chỉ đẹp mà còn kín, chắn được nắng gió, phù hợp đặt ngoài sân hoặc hiên.

Để tiện cho việc di chuyển và lắp đặt, chuồng nhựa cũng gồm nhiều miếng tháo ghép nhỏ gọn. Tuy nhiên, loại chuồng này lại dễ bám bẩn, khó vệ sinh, nhanh hỏng, không thích hợp cho chó lớn.

Bạn có thể sử dụng chuồng chó nhựa cho các em cún nhỏ, hiền như: Phốc sóc, Poodle, Corgi, … Lưu ý: Mùa hè tránh để chuồng ngoài trời vì rất nóng và bí.

Chuong Cho Nhua Gia Re

Đánh giá sử dụng chuồng gỗ cho chó

Chuồng chó bằng gỗ cũng thường được đóng thành dạng nhà có mái, thân, cửa sổ… Loại chuồng này rất đẹp mắt, sang trọng, kín đáo nên có thể dùng trang trí.

Bạn có thể tự đóng hoặc mua chuồng gỗ thô về sơn trang trí theo sở thích. Hãy chọn kích thước phù hợp để em cún sống trong chuồng thoải mái.

Đẹp nhưng chuồng bằng gỗ không phổ biến tại Việt Nam vì khó vệ sinh, bí, nóng, nhanh hỏng. Loại chuồng này còn rất nặng nên khó di chuyển, mang vác.

Chuong Cho Chat Luong

Đánh giá sử dụng lồng chó bằng vải mềm

Chất liệu làm nên loại chuồng này thường là: Vải, vải sợi nilon hoặc đệm bông, … mềm, nhẹ. Đặc điểm của loại chuồng này là kiểu dáng nhỏ gọn, bắt mắt, nhẹ nên dễ di chuyển.

Chuồng vải cho cún là không gian êm ái, ấm cúng để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, kiểu chuồng này khá mềm, không bền nên chỉ thích hợp với những em cún nhỏ hiền.

Bạn có thể mua dùng làm chuồng chó Poodle, Phốc Sóc hoặc chó Nhật, chó Bắc Kinh, …

Chuong Cho Bang Vai

Mua chuồng nuôi chó ở đâu? Chọn thế nào?

Để mua được các loại chuồng nói trên, bạn có thể tìm trực tiếp tại các cửa hàng chuyên bán đồ dùng, vật dụng cho chó, mèo. Một nguồn tìm mua khác là tại các trang rao bán online như: Chợ tốt, Shopee, Lâzda, Sendo …

Các hội nhóm mua – bán và chia sẻ về chó cũng có nhiều bài viết đăng bán hoặc thanh lý. Riêng với nhu cầu mua online, bạn cũng có thể tìm hiểu tại các trang uy tín như An Phú Pet để tiện khảo giá và lựa chọn sao cho hợp lý.

Như vậy, không quá khó để tìm được chuồng phù hợp. Nếu mua mới, giá bán sẽ cao nhưng sử dụng lâu dài. Ngược lại, đồ thanh lý giá rẻ hơn nhưng cần lưu ý lựa chọn tránh muốn mua phải đồ hỏng.

Chuong Cho Vai Mem

Ngoài ra, trong quá trình mua bạn hãy lưu ý chọn chuồng theo kích thước cún. Chuồng cần vừa vặn, không nhỏ gây chật chội, khó chịu. Không nên chọn chuồng quá rộng, dễ sinh thói quen ăn ngủ 1 góc và đi vệ sinh 1 góc.

Trong đó, kích thước dài, rộng, cao của chuồng lớn hơn 10 – 15 cm thân hình cún.

Một số kích thước chuồng chó được sản xuất hiện nay:

  • Size nhỏ (S): 60 x 42 x 50cm.
  • Size vừa (M): 78x 53 x 70cm.
  • Size lớn (L): 94 x 64 x 83cm.
  • Size lớn (XL): 110 x 72 x 95cm.

Chuong Cho Nhua

Kinh nghiệm tự thiết kế chuồng chó tại nhà

Ngoài tìm mua mới hoặc tìm chuồng chó thanh lý, bạn có thể dùng gỗ hoặc sắt để tự thiết kế chuồng chó. Sau đây là 1 số kinh nghiệm hữu ích trong quá trình thực hiện.

Cách làm chuồng cho chó Bẹcgie

Bạn nên làm chuồng Bẹcgie theo vóc dáng để chó đứng và đi lại trong chuồng mà không chạm mái. Trong đó, chiều dài, rộng, cao cần lớn hơn 10 cm so với chiều dài thân và chiều cao của cún.

Chuong Cho Inox Vach Ngan

Gợi ý kích thước chuồng theo cân nặng của chó:

  • Chó nặng 8 – 10 kg làm chuồng kích thước 70 x 55 x 65 (cm)
  • Chó nặng 10 – 15 kg làm chuồng kích thước: 75 x 55 x 60 (cm)
  • Chó nặng 20 – 30 kg làm chuồng kích thước: 105 x 85 x 100 (cm)
  • Chó nặng 35 – 50 kg làm chuồng kích thước: 160 x 100 x 130 (cm)
  • Chó nặng 50 – 70 kg làm chuồng kích thước: 180 x 126 x 140 (cm)
  • Chuồng đôi cho chó nặng 25 kg làm kích thước: 180 x 95 x 120 (cm)

Nếu nuôi chó từ nhỏ đến lớn hoặc nuôi nhiều em chó 1 lúc, bạn nên chọn mua hoặc tham khảo thiết kế chuồng có nhiều ngăn. Những mẫu chuồng này giúp chó dần thích nghi với không gian cũng như dễ chăm sóc đơn lẻ.

Chuong Cho Mua O Dau

Cách thiết kế chuồng cho chó lớn: Husky, Alaska, Samoyed

Những giống chó lớn như: Husky, Alaska hay Samoyed nên làm chuồng từ: Sắt, inox, gỗ hoặc nhựa. Đối với chó con, bạn nên dùng các loại chuồng lắp ghép hoặc chuồng có thể thay đổi kích thước.

Lí do là bởi những em cún này lớn nhanh, kích thước nhiều khác biệt so với ban đầu. Những em cún này cần những chiếc chuồng thông thoáng, thông thường chuồng có dạng chấn song phù hợp nhất.

Chuong Cho Inox Gia Re

Chiều dài tối thiểu của chuồng phải đạt từ 1m. Chiều cao tính theo cân nặng có thể tham khảo như sau:

  • Cún con 8 – 10 kg: Chuồng cao 40 – 45 (cm)
  • Cún con 10 – 15 kg: Chuồng cao 45 – 50 (cm)
  • Chó trưởng thành nặng 35 – 50kg: Chuồng cao 65 – 70cm (chó đực) hoặc cao 60 – 65cm (chó cái).

Để làm loại chuồng sắt hoặc inox, bạn cần dùng máy hàn hoặc thuê thợ hàn làm theo thiết kế. Thiết kế chuồng chó nên tham khảo nhiều nguồn, mẫu và hỏi ý kiến của người có kinh nghiệm.

Trong quá trình lên bản vẽ, hãy chú ý để chuồng thoải mái, tiện lợi khi sử dụng. Nhất là đối với chó mẹ mang thai và sinh con, những em cún này cần được nhốt riêng.

Ngoài ra, khi sắp xếp chuồng, bạn nhớ lót nền cho chuồng để chó đi lại thoải mái.

Chuong Cho Uy Tin

Kinh nghiệm làm chuồng cho chó cỡ vừa: Golden Retriever, Labrador, Akita Inu

Golden Retriever, Labrador, Akita Inu … là những chú chó nhanh nhẹn, thích chạy nhảy. Nếu sống trong không gian chật hẹp, chúng dễ bị stress, hay cáu giận.

Chúng cần được sống trong chuồng rộng rãi, thoáng mát để luôn luôn cảm thấy thoải mái.

Chuong Cho Mua Ban

Một số lưu ý khi thiết kế chuồng cho chó vừa

Nên bổ sung thêm bánh xe để tiện di chuyển chuồng. Chú ý độ cao sàn chuồng để bố trí thêm khay vệ sinh sạch sẽ, dễ dàng dọn rửa. Ngoài ra, nên làm chuồng ngăn 2 lớn và nhỏ để nuôi chó từ nhỏ đến lớn.

Diện tích tham khảo:

  • Chó 10 – 15kg chuồng có kích thước: 50 x 32 x 40cm.
  • Chó 20 – 25kg chuồng có kích thước: 78 x 53 x 70cm.
  • Chó 30 – 35kg chuồng có kích thước: 94 x 64 x 83cm.

Chuong Cho Gia Thanh

Kinh nghiệm làm chuồng nhỏ cho những chú cún như: Phốc Sóc, Chihuahua, Poodle

Những em cún nhỏ thường hiền lành, nhẹ ký và thông minh, các em ít khi cắn xé, phá chuồng. Yêu cầu đối với những chiếc chuồng này là không gian nhỏ vừa, ấm áp.

Giống chó này cũng rất thích gần chủ, thích đc vuốt ve và chơi đùa. Nếu bị nhốt 1 mình ngoài trời, chó rất dễ bị stress, buồn bực. Như vậy, chuồng cần đảm bảo sạch, đẹp để có thể đặt trong nhà hoặc ban công an toàn.

Chuong Cho Dep

Xét về kích thước, các bạn có thể tham khảo 1 số số đo sau:

Chó nặng 2 – 3,5 kg nên làm chuồng rộng: 25 x 35 (cm)

Chó nặng 3,5 – 5kg nên làm chuồng rộng: 55 x 60 (cm)

Trong chuồng cần thêm 1 số phụ kiện pet khác như: Nệm, máng ăn. Sử dụng thêm khay vệ sinh hứng phân, nước tiểu bởi những em cún này đi phân nhỏ và tanh.

Chuồng chó cũng chính là nhà của những em cún. Vật dụng này giúp bạn quản lý, chăm sóc cún thuận tiện, đơn giản. Một em cún ngoan là cún biết tự giác nằm trong chuồng mà không kêu ca, khó chịu.

Chuong Cho Go Gia Re

Bạn hoàn toàn có thể huấn luyện các em cún yêu thích không gian này. Muốn như vậy thì chiếc chuồng đầu tiên cần chú ý thiết kế rộng rãi và thoải mái.

Giới thiệu các loại chuồng cũng như 1 số cách thiết kế cơ bản sau đây hi vọng giúp bạn dễ dàng tìm hiểu và lựa chọn.

Written by

Với đam mê mãnh liệt về thú cưng và chuyên môn mà mình có được. Ngọc rất vui vì được chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích dành cho các bạn.