Chồn hương là một loài vật có giá trị kinh tế cao vừa dinh dưỡng lại được dùng làm thuốc. Chúng có nguồn gốc là động vật hoang dã nhưng hiện nay được nuôi rất nhiều do giá trị cao.
Tuy nhiên cũng chính vì giá trị cao như vậy mà chúng bị săn bắt quá nhiều trong tự nhiên. Mặc dù đã được tổ chức chăn nuôi nhưng khả năng nguy cơ chúng bị tận diệt vẫn rất lớn.
Nội dung
Tìm hiểu về nguồn gốc
Chồn hương có danh pháp khoa học là Viverricula indica thuộc bộ ăn thịt Carnivora và thuộc họ cầy Viverridae.
Ở nước ta có khoảng 11 loài với rất nhiều các tên gọi khác nhau tùy theo từng địa phương. Cũng có nơi người ta gọi nó với tên khác là chồn mướp hay cũng có thể là cu tỏi.
Chúng có mặt hầu khắp ở khu vực vùng trung du miền núi ở Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ. Khu vực sinh sống là tại các bụi cây thấp hay những nơi rậm rạp như nương rẫy, ven đồi,…
Chúng cũng thường sinh sống ở những bụi rậm trong rừng nhất là những bụi rậm ở cạnh các suối.
Loài này luôn sống độc lập với nhau và có tập tính kiếm ăn chủ yếu là vào ban đêm.
Tìm hiểu về đặc điểm
Đây là một loài động vật có kích thước trung bình nhỏ với hình dáng thân hình dạng thon dài. Con trưởng thành có chiều dài vào khoảng 55 đến 75 cm và cân nặng khoảng 2 đến 5 kg.
Chúng là loài 4 chân ngắn và thấp có màu đen và có 5 ngón, phần mõm nhọn đầu dài. Chúng có khoảng 36 đến 40 chiếc răng sắc nhọn giúp chúng nhai xé thịt một cách rất dễ dàng.
Bộ lông đa dạng có con xám đen, con xám vàng, con xám sẫm hoặc cũng có con nâu thẫm. Mõm và hai tai có màu đen còn phần hông có các đốm mờ hoặc vệt đen xếp thẳng hàng.
Những vệt này chạy dọc dài từ vai đậm dần xuống mông và rõ nét nhất là ở phần mông. Đuôi của loài này thường bằng 2 phần 3 so với chiều dài thân và trung bình khoảng 35-50 cm.
Chiếc đuôi chồn được đan xen màu sắc với khoảng 7 đến 10 vòng màu màu nâu thẫm và trắng.
Sinh sản và thức ăn
Không giống đa số loài vật khác, chồn hương có tập tính sinh sản theo mùa không hề rõ ràng. Tuy nhiên thời kỳ sinh sản tập trung nhiều nhất của loài này là vào khoảng tháng 4 tới 6.
Độ tuổi để hình thành sinh lý và có thể mang thai được của loài này cũng không rõ ràng. Trong năm chúng có nhiều lần động dục nên mà lứa mới có thể ra đời bất cứ lúc nào.
Thông thường thì mỗi năm một con cái sẽ chỉ đẻ một lứa và mỗi lứa khoảng 3- 5 con. Chúng thường tự đào hang hoặc tìm các hang động, gốc cây để ẩn nấp khi đến mùa sinh sản.
Con còn non được sinh ra khá yếu nên hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của chồn mẹ. Tuy lúc đầu sinh ra còn yếu nhưng lớn lên thì lại rất khỏe mạnh và rất ít bệnh tật.
Trong môi trường tự nhiên hoang dã thì chúng có thể sống được khoảng 8 đến 9 năm tuổi đời. Còn nếu được nuôi nhốt và chăm sóc kỹ thì loài này có thể sống được tới khoảng 22 năm.
Tuy là một loài có kích thước nhỏ nhưng chúng lại là loài ưa ăn thịt và bắt mồi giỏi.
Thức ăn chính của chúng là các loài động vật chủ yếu là rắn, chim, côn trùng và thằn lằn,… Ngoài ra chúng cũng ăn trứng, sâu bọ và các loại thực vật khác như rau củ quả rễ cây.
Tìm hiểu về giá trị
Đầu tiên là về giá trị thực phẩm, thịt của chúng rất mềm và thơm, có giá trị dinh dưỡng. Chúng được chế biến thành rất nhiều các món đặc sản nơi núi rừng khiến nhiều người rất ưa thích.
Ngoài ra phần xương và da của chúng cũng được dùng bài chế thành các bài thuốc trong y học.
Nếu chồn hôi có 2 tuyến mùi hôi ở gần hậu môn là vũ khí giúp chúng chống kẻ thù. Mùi hương này rất khó chịu và vương lại lâu nên ai cũng muốn xua đuổi, tránh tiếp xúc gần với chúng.
Thì chồn hương lại có một tuyến mùi thơm đặc biệt rất quyến rũ và được nhiều người săn lùng. Tuyến xạ này nằm ở giữa 2 tinh hoàn là một loại dược liệu rất quý và có giá trị.
Xạ hương có tính ấm, vị cay và mùi thơm có tác dụng trong chống độc và giảm đau hay tiêu viêm. Ngoài ra nó cũng dùng trị khai khiếu, thông linh, trấn tâm và đặc biệt là điều chế nước hoa.
Thực trạng và giải pháp
Nếu chồn bạc má được liệt vào danh sách được đánh bắt thì loài này lại cần được bảo vệ.
Cùng với chồn bay và chồn sương thì chồn hương cũng đang dần suy giảm rất nhiều trong tự nhiên. Nếu chồn đèn tinh ranh khó bị con người săn bắt thì loài này lại rất dễ bị sa lưới.
Để giảm bớt nguy cơ suy thoái này cũng như nhiều người muốn được làm giàu từ chính loài này. Họ đã tìm cách nuôi chồn hương mang lại giá trị kinh tế, bảo vệ loài này tránh tuyệt chủng.
Giá chồn hương giống hiện nay rất cao vào khoảng 10 triệu một cặp, con con thì khoảng 2-2,5 triệu.
Tuy nhiên nếu nuôi trong khoảng 4 đến 6 tháng là một đôi có thể cho lãi đến 2-3 triệu.
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi
Kỹ thuật nuôi chồn hương cũng rất quan trọng và cầu kỳ giúp bạn mang lại hiệu quả cao nhất. Đây là loài động vật khó thuần bởi chúng có nguồn gốc hoang dã tự nhiên và khá nhút nhát.
Mới bắt đầu thì nên chọn giống khoảng 1 đến 1,5 kg khỏe mạnh nhanh nhẹn cho dễ nuôi hơn. Về chuồng, chỉ cần xây chuồng xi măng thông thường vì chúng quen sống ở các hang không cần cầu kỳ.
Thức ăn của loài này là các côn trùng, rắn, giun, cũng có thể là thịt lợn vào ban ngày. Ngoài ra do tập tính kiếm ăn đêm, bữa tối mới là bữa ăn chính của chúng cần tăng cường.
Lúc tối bạn có thể cho chúng ăn cơm cá hoặc cơm thịt là đã cung cấp đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó thì mỗi bữa bạn cho chúng ăn mỗi con 1 quả chuối chín nghiền cùng cháo đường.
Thức ăn của chúng sẽ phải được chú ý tăng dần khối lượng thức ăn theo mức độ tăng trưởng. Thời kỳ động dục con đực thường tỏa hương nặng còn con cái phá chuồng nên cần ghép đôi chúng.