Một trong những loài thực vật được đấng mày râu tìm kiếm chính là cây đinh lăng. Rượu ngâm với loài này rất tốt cho sức khỏe nam giới, ngoài ra còn sở hữu nhiều công dụng khác.
Nó cũng rất đẹp nên được trồng trong vườn nhà làm cảnh và cũng chế biến được nhiều món ngon.
Nội dung
Giới thiệu chung
Một số tên gọi khác được người dân sử dụng là cây gỏi cá hay nam dương sâm. Nó bắt nguồn từ đảo Polynesia của Thái Bình Dương, thuộc họ Araliaceae (ngũ gia bì).
Dần lan ra Lào, Campuchia,… và đến Việt Nam với giá trị kinh tế lớn. Là loài sống lâu năm, thường xuất hiện ở chùa chiền, cửa đình, trạm xá hay các bệnh viện.
Rễ dài, hình trụ, phân nhiều nhánh, vỏ rễ màu nâu vàng. Khi sử dụng có vị đắng nhưng cũng xen lẫn ngọt, hơi nhầy.
Thân dạng bụi, chỉ cao từ 1-2,5m với vỏ thân màu nâu xám trông già cỗi. Thân không có gai nhưng lại sần sùi, khi lá rụng để lại sẹo trên thân.
Có 2 dạng lá chính mọc so le trên thân là lá chét và lá kép giống một số loại khác. Lá kép có dạng lông chim, xẻ 2-3 lần, thùy nhọn không đều nhau. Kích thước mỗi lá khoảng 20-40cm, có mùi thơm nhẹ dễ chịu.
Cuống lá dài, mặt dưới nhạt, trên đậm với màu xanh đặc trưng. Cuống màu xanh đậm hoặc nâu đen, đáy cuống phình ra tạo thành bẹ.
Cây có hoa ở đầu cành, màu trắng có dạng khối hình chùy rất nhỏ. Đôi khi có màu lục, gồm 5 cánh hình trứng, rất khó thấy được và là hoa lưỡng tính.
Hết hoa đến mùa quả, quả đinh lăng có hình bầu dục, là quả hạch trắng bạc. Kích thước rất nhỏ chỉ 40-70mm/ quả, vòi nhụy vẫn đậu ở đỉnh.
Cây đinh lăng có mấy loại?
Hiện nay phân loại có 7 giống chính, có thể kể đến loại lá rang, lá răng hay viền bạc.
Trong đó cây đinh lăng lá nhỏ/ lá nếp nếu trên 20 tuổi giá bán cực cao. Lá loại này nhỏ, mép và bẹ có răng chưa, có cuống lá và lá xẻ 3 lần răng cưa.
Các loại khác như lá kim (lá nhuyễn), lá to (lá tẻ), lá tròn (lá quạt) hầu như chỉ làm cảnh.
Loại lá to đúng như tên gọi, kích thước lớn hơn các loại khác, hơi thuôn dài. Loại lá quạt có màu trắng/ xanh xen kẽ nhau, hình tròn rất đẹp mắt.
Cây to, lá to, chủ yếu làm cảnh là nam dương sâm đĩa. Hiếm gặp được loại lá vằn như những cánh hoa xòe ra.
Hầu như các loại trên phân biệt nhau dựa vào đặc điểm của lá. Còn những bộ phận khác vẫn giữ đặc điểm chung của loài.
Sống ở nơi đất ẩm hoặc nơi nào có mùa lạnh/ mùa nóng phân biệt rõ. Vì vậy miền Bắc thích hợp trồng loại này hơn, khả năng chịu hạn vượt trội.
Tác dụng của cây đinh lăng
Trước hết chính là lợi ích về cảnh quan, giúp làm đẹp vườn nhà. Sau là lợi ích về kinh tế, nó có khả năng tự lớn rất nhanh, không tốn công chăm.
Chắc chắn ai cũng nghe tên nhưng không khỏi thắc mắc cây đinh lăng có tác dụng gì nữa không?
Nhiều người không biết rằng tác dụng của nó gần giống với nhân sâm. Một số nơi kinh doanh chúng đã cho lợi nhuận kinh tế lớn.
Mỗi héc ta sẽ trồng được khoảng 3000 cây, sau 3 năm có thể thu được 1 tỷ tiền lời. Sau khi trừ đi mọi chi phí, tiền phân bón, nước tưới,…
Bộ phận sử dụng nhiều nhất là rễ, hoa và lá, trong đó rễ thái nhỏ, phơi khô. Còn hoa thì phải ngắt khi vừa nở nụ, dùng sau khi phơi khô.
Khi phơi như vậy sẽ tỏa mùi thơm đặc biệt và cũng giúp dễ sử dụng hơn, nhất là để uống. Đây còn đóng vai trò là rau sống trong một số món ăn ghém vị thơm và bùi.
Cây đinh lăng trị bệnh gì
Đặc tính mát, vị nhạt và đắng nên chữa được nhiều bệnh và hồi phục sức khỏe. Lở loét miệng sử dụng củ và cành, đồng thời bộ phận này còn có tác dụng làm sạch nướu.
Những ai bị trẹo chân, trật khớp, sưng tấy dùng lá giã nhuyễn rồi đắp lên. Một thời gian sẽ thấy dịu hẳn đi, không còn đau và cũng giảm sưng.
Dị ứng, ho hay ngộ độc thức ăn đều có thể áp dụng loại cây này. Ngoài ra nó rất tốt cho tiêu hóa, trị các bệnh như khó tiêu hay đầy hơi, bệnh tiêu chảy,…
Đặc biệt tốt cho phụ nữ sinh xong, vừa lợi sữa lại bổ máu. Sản phụ sau sinh cần phục hồi sức khỏe uống nước lá nam sâm dương cực tốt.
Tuy nhiên khi nấu chú ý không ninh lâu vì như vậy sẽ làm dinh dưỡng trong nó biến mất. Và khi nấu xong thì dùng ngay, không để qua đêm, uống khi còn ấm.
Nếu như đang bị căng vú sữa, tắc sữa, ít sữa thì uống nước nam dương sâm cũng hữu ích.
Trẻ nhỏ biếng ăn, người mệt mỏi sử dụng bài thuốc rễ nam dương sâm đun sôi với nước. Uống 2-3 lần hàng ngày có hiệu quả rõ rệt.
Một số vết thương hở, chảy máu hay xước da có thể dùng lá giã nát và đắp lên. Sẽ thấy dịu hơn, không còn đau, nhanh lành và cầm máu.
Củ của đinh lăng ngâm rượu được nam giới dùng nhiều. Có thể ngâm cả củ hoặc thái nhỏ, sử dụng rượu nếp 30 độ để ngâm.
Tuy nhiên mỗi ngày chỉ nên uống 1-2 chén nhỏ vào bữa cơm, lạm dụng gây hại cho sức khỏe.
Kỹ thuật trồng cây đinh lăng
Khi trồng nên chuẩn bị đất và xơ dừa khô, kèm theo phân chuồng hoai mục nếu có. Vậy mới đạt năng suất cao, có thể là đất pha cát, nhiều mùn, đất thịt hay feralit đều được.
Giống cây đáp ứng 5 tiêu chí: khỏe mạnh, tán rộng, lá xanh, rễ chuẩn và không bệnh.
Tùy vào kích thước củ và bầu đất mà đào hố trồng cho phù hợp. Khi lấp đất, vun đất cao hơn gốc cây chừng 20cm để nó có thể đứng vững.
Sau khi trồng thì tưới nước đẫm gốc, phủ rơm lên để giữ ẩm lâu hơn. Chịu hạn tốt nhưng thời kỳ phát triển không được bỏ qua bước tưới nước.
Ít nhất cấp nước 1 lần 1 ngày, nếu trời mưa liên tục thì phải hỗ trợ thoát nước cho cây.
Nếu bón phân thì chỉ nên sử dụng phân chuồng/ phân hữu cơ, tránh dùng phân hóa học.
2 tháng bón 1 lần với lượng vừa phải giúp chúng có sức sống dẻo dai. Định kỳ cắt tỉa và làm cỏ quanh gốc, đối với cây cảnh thì việc tỉa cành là cần thiết.