Cà pháo không chỉ là món ăn tốt cho sức khỏe, mà còn đóng vai trò vị thuốc dân gian. Nó đã trở thành món truyền thống phổ biến ở các bữa cơm của người Việt.
Sử dụng đúng cách thì nó phát huy được mọi công dụng trên tất cả bộ phận. Các món ăn làm từ cà không những ngon mà còn đa dạng, bổ dưỡng.
Nội dung
Giới thiệu
Dân gian còn gọi với một số cái tên là cà dưa hay cà gai hoa trắng. Trong đông y thì có tên gọi thuốc di tử, ải qua hoặc giả tử vô cùng hữu dụng.
Tên cà pháo tiếng Anh có rất nhiều như woody nightshade/ garden egg/ bittersweet/…
Riêng tên khoa học được ghi trong sách là Solanum macrocarpon. Đây là loại cây nhỏ, thân thảo cao từ 1 đến 1,5m chia làm nhiều cành.
Sống tốt ở khu vực đồng bằng hoặc nơi có độ cao khoảng 600m, khó sống ở núi cao.
Thân có vỏ màu tím đen, gốc cây dạng gỗ, có nhiều rễ cắm xuống đất. Lá dạng đơn, có xẻ thành nhiều thùy và bao phủ lớp lông dày.
Cuống lá dài 1 đến 3cm, mỗi thùy lá có các gân phụ nhỏ như lông chim. Cuống hoa ngắn thường đậu từ 2-7 bông/ cây.
Hoa lưỡng tính mọc ở phần dưới, hoa đực mọc ở ngoài nách lá. Thường thì 1-4 hoa mới cho 1 quả, hoa có màu trắng chủ đạo pha chút tím.
Quả tròn đường kính 1 đến 1,5cm trắng/ xanh tùy loại. Từ khi bắt đầu trồng đến khi hái được khoảng 2,5 đến 3,5 tháng, quả già ngả màu vàng. Hạt cà dẹt hình đĩa, màu vàng/ vàng cam nhỏ xíu.
Lợi ích đối với sức khỏe
Trong quả có 92% là nước, 1% là protein, chất béo& chất xơ lần lượt là 0,2 và 0,8%. Ngoài ra còn có khoáng chất 0,5% cùng với photpho, calo, canxi,…
Tuy nhiên cần chú ý trong quả tươi còn có lượng độc tố khá cao gây ngộ độc. Vì thế khuyến cáo nên nấu chín hoặc muối chua để giảm lượng độc.
Mang lại nhiều ích lợi cho da dẻ vì trong đó có vitamin C, trẻ hóa, chống oxy hóa da. Hơn nữa 92% là nước nên da sẽ luôn được giữ ẩm, mịn màng, tránh ung thư da.
Mụn nhọt hay trứng cá cũng có thể biến mất, huyết áp ổn định. Đầy lùi nguy cơ bị các bệnh: đau tim, đột quỵ, tiểu đường,…
Hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh, gan thải độc tốt hơn, giúp giảm cân. Hệ miễn dịch, tim cũng được cải thiện, giảm cholesterol do cà có nhiều chất xơ.
Vị thuốc trong đông y
Bởi đặc tính của nó là tính hàn, vị ngọt nên rất lợi tiểu, làm tiêu viêm. Hơn nữa còn làm tan máu đông, tan các cục trong bụng.
Ngoài phần quả thì các bộ phận trên cây đều có thể bào chế thuốc. Rễ cây chữa đau thắt lưng, các vết sưng do ngã, trị ho, trị bệnh dạ dày.
Quả già chuyển màu vàng đem làm khô, nghiền thành bột uống 3 lần/ ngày. Có tác dụng rất tốt nếu ai hay bị đầy bụng, chướng bụng, đi tiểu ra máu.
Giã nát quả tươi trộn với đường đắp lên vết mụn, nhọ, côn trùng cắn sẽ thấy biến mất.
Phụ nữ bị khí hư chữa được chữa bằng cách phơi khô quả già bổ làm 4 trong bóng râm. Tán thành bột pha với rượu nóng uống 2 lần/ ngày sẽ thấy khí hư giảm dần.
Răng yếu, chảy máu chân răng hay các bệnh ngoài ra cũng có thể áp dụng. Bằng cách lấy quả đốt thành than, bôi than đó vào chân răng.
Đun quả tươi cho chín, cho thêm mật ong ăn 2 lần/ ngày giúp trị viêm họng, ho. Chân tay khô ráp, nứt nẻ bôi nước cà pháo & lá lốt giã nát.
Hoặc cũng có thể lấy thân/ rễ cây nấu thành nước và ngâm chân tay.
Các món có thể chế biến
Rất nhiều món đa dạng có thể làm được chỉ với một vài quả cà cùng nguyên liệu dễ kiếm.
Quả non, hạt còn mềm có thể ăn sống, nhưng ăn ít là tốt nhất, không ăn hàng ngày. Thái nhỏ thành lát chấm với mắm, tương hay nước thịt, ăn với cá kho ngon tuyệt.
Nếu ăn nhiều thì có thể bạn bị ngộ độc hoặc ngứa họng. Tuy nhiên ăn lượng ít, không thường xuyên thì không ảnh hưởng gì.
Kể cả luộc/ hấp/ xào/ nấu canh đều tuyệt đỉnh mà lại dễ làm. Khi thái xong ngâm vào chậu nước có dấm/ muối cho trắng và bớt nhựa.
Sau đó mới bắt đầu nấu, đơn giản nhất là có thể hấp cơm ăn ngay. Được ưa chuộng hơn cả là cà pháo muối, thịnh hành ở cả Bắc – Trung – Nam.
Ngay cả Việt kiều ở nước ngoài cũng cực kỳ chuộng món này vì nó dễ ăn.
Cà pháo nấu canh mẻ ăn rất mát, nấu chung với đậu phụ và thịt ba chỉ ngon tuyệt. Sau khi cắt cuống, ngâm phần quả đã bổ với nước tránh bị thâm.
Thịt ba chỉ thái vuông, cà chua bổ múi cau, đậu phụ chiên lên, lá lốt & hành thái nhỏ.
Xào thịt trước cho thật săn, cho cà vào xào cùng, khi bắt đầu mềm cho đậu phụ vào. Cho gia vị, nước mẻ vào đun nhỏ lửa, cho cà chua vào đun khu nào nhừ thì tắt bếp.
Cuối cùng cho vào lượng lá lốt & hành lá đã thái nhỏ, đảo đều ăn khi còn nóng hổi. Ngoài ra món kim chi cà pháo được nhiều người mến mộ nhất và cũng rất thông dụng.
Cách làm cà pháo mắm tôm
Món ăn này có nhiều ở miền Bắc, mâm cơm cũng được đủ đầy hơn khi nó xuất hiện.
Có thể muối khá dễ dàng với các bà nội trợ nhưng muối sao cho giòn, ngon và thơm.
Thông thường người ta muối chua với giấm, đường, ớt nhưng muối với mắm tôm cũng cực ngon.
Cần chuẩn bị lọ thủy tinh để muối, gia vị (đường, dấm, mắm tôm, muối), nước lọc. Cần thêm tỏi, ớt và gừng, riềng tỷ lệ là 4:4:1:1 đối với 10 trái cà. Nếu muối nhiều thì bạn tăng lượng nguyên liệu lên giữ nguyên tỷ lệ.
Khi thu hoạch thì để ngoài nắng cho héo, cắt bỏ cuống, bổ làm tư ngâm với nước muối. Nếu như quả nhỏ thì bổ làm đôi, sau đó 10 phút rửa với nước lạnh. Đây chính là ách muối cà pháo ngon và giòn mà bạn cần lưu ý.
Giã nát/ xay nhuyễn gừng, riềng, tỏi, ớt, cho thêm chút nước lọc. Kế đó cho đường & muối vào đảo đều cho tan hết.
Cho cà vào hũ, rưới hỗn hợp lên trên cùng chén mắm tôm vào đảo đều. Đậy kín chờ 2 đến 3 tiếng là ăn được, gọi là muối xổi rất ngon. Nhưng ngon hơn là đợi sau 2-3 ngày khi ngấm gia vị ăn sẽ vừa miệng hơn.