Muỗi vằn là loài côn trùng gây hại cho con người có nguồn gốc từ Châu Phi. Chúng có mặt hầu hết ở mọi nơi trên hành tinh. Nhưng hiện nay địa bàn hoạt động chủ yếu của chúng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Nước ta cũng là một trong những quốc gia có nhiều muỗi vằn sinh sống và “hoành hành” nhất.
Mùa mưa là mùa sinh sản của muỗi vằn, quân số của chúng lại tăng trưởng đột biến. Vào thời điểm này, càng nhiều người trở thành nạn nhân của muỗi vằn và bệnh sốt xuất huyết. Hãy cùng Anphupet.com tìm hiểu chi tiết về nó nhé.
Nội dung
Các giống muỗi vằn tiêu biểu
Chúng được biết đến như loài vật trung gian truyền nhiễm những loại bệnh vô cùng nguy hiểm. Sau đây là ba giống muỗi vằn tiêu biểu, chúng đều là sự ám ảnh của y tế toàn cầu.
Đứng đầu là muỗi vằn Châu Á (Albopitus) và giống Vexans. Tuy nhiên, phổ biến nhất hẳn là giống muỗi vằn Aegyptis. Chúng chính là tác nhân chính lây bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm ở nước ta.
Đặc điểm hình thái
Như tên gọi của mình, giống muỗi Aegyptis này thân màu đen. Đồng thời, những vùng như lưng, bụng, chân có những vạch và khoang màu trắng. Trên ngực cũng có hai hàng vảy trắng.
Ngoài ra, trên đầu chúng có một chiếc vòi để hút máu. Đây chính là bộ phận giúp chúng kiếm ăn, cũng là nơi lây nhiễm virus Dengue- nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết.
Nguyên nhân chính và những cách thức lây bệnh
Bệnh sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus Dengue gây nên. Muỗi vằn chính là tác nhân trung gian lây bệnh. Trên thực tế, có ba con đường truyền bệnh:
1.Từ muỗi sang người
Muỗi vằn sau khi bị nhiễm virus và đốt người khỏe mạnh. Chúng sẽ truyền bệnh cho người đó và có thể nhanh chóng lây sang nhiều người khác nữa. Trong quá trình muỗi hút máu người, tuyến nước bọt của chúng (chứa virus) sẽ truyền vào cơ thể người.
2.Từ người bệnh sang muỗi
Muỗi bị nhiễm virus Dengue sau khi đốt người bị bệnh. Sau đó chúng đi đốt và lây cho người khác. Số lượng virus ở trong cơ thể chúng có thể tăng trưởng với số lượng chóng mặt. Chỉ chờ thời cơ để “hoành hành” và làm khổ chúng ta.
3. Dùng chung kim tiêm và lây qua đường máu
Người khỏe mạnh sau khi dùng chung kim tiêm hay được truyền máu bởi người bị nhiễm bệnh cũng có khả năng bị lây bệnh. Tuy trường hợp này khá hiếm, những cũng không phải hoàn toàn không có khả năng xảy ra.
Biểu hiện và biện pháp khắc chế tạm thời khi bị đốt
Biểu hiện khi bị muỗi đốt, thường thấy nhất là phần da bị đốt sưng đỏ và rất ngứa. Do cơ chế miễn dịch tiết ra A.histamin phản ứng lại với nước bọt của muỗi. Nếu tiếp tục gãi sẽ càng ngứa hơn do tế bào kích thích A.histamin tiết ra nhiều hơn.
Điều cần làm, hiệu quả nhất, chính là bôi thuốc trị vết đốt côn trùng. Chúng sẽ khiến da bạn dịu đi, không còn sưng và ngứa nữa. Nếu không có thuốc, ngâm phần da đấy vào nước lạnh hoặc chườm đá cũng có hiệu quả tương tự.
Biểu hiện bệnh sốt xuất huyết
Sau khi bị muỗi vằn mang virus Dengue đốt, cơ thể con người sẽ ủ bệnh từ 4- 7 ngày. Một số trường hợp nhẹ, sẽ không biểu hiện gì nhiều và phục hồi nhanh chóng. Với những ca nặng hơn sẽ có những triệu chứng như sau:
- Sốt cao, nhiệt độ có thể lên đến 39- 40℃.
- Đau hốc mắt.
- Đau nhức đầu.
- Đau các cơ và khớp.
- Hay nôn mửa.
- Phát ban.
Những trường hợp nghiêm trọng có thể sẽ dẫn đến xuất huyết nội tạng. Điều này đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Chúng ta cần chú ý thêm những biểu hiện bệnh sau. Nhằm chữa trị kịp thời để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
- Chảy máu dưới da, da xuất những vệt bầm tím đỏ.
- Đi ngoài, nôn ra máu.
- Chảy máu ở mũi và nướu răng.
- Đau bụng dữ dội.
- Cơ thể suy kiệt, mất sức khi cử động.
- Cảm thấy khó thở.
Những biểu hiện ban đầu của bệnh sốt xuất huyết thường bị nhằm với các bệnh lý thông thường khác. Khi bệnh diễn biến nghiêm trọng, quá trình cứu chữa sẽ trở nên phức tạp hơn.
Vì thế, khi thấy những triệu chứng như sốt cao, nôn mửa, uể oải,…. Nên đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn bệnh và điều trị.
Điều trị bệnh sốt xuất huyết
Khi cơ thể rơi vào trạng thái sốt cao và nôn mửa, cần cho người bệnh uống nhiều nước. Để tránh tình trạng mất nước dẫn đến kiệt sức và hôn mê. Phải chú ý lượng nước được cung cấp vào cơ thể và thời gian cách khoảng hợp lý.
Song, có thể sử dụng thêm những biện pháp hạ nhiệt hiệu quả như chườm khăn, uống thuốc hạ sốt. Đồng thời cũng lưu ý bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể bệnh nhân.
Nếu bệnh trở nặng và có các triệu chứng của xuất huyết nội tạng. Hãy lập tức đưa người bệnh vào cấp cứu để được điều trị kịp thời.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Năm 2019 thế giới có khoảng 200 nghìn người mắc bệnh sốt xuất huyết. Trong đó có 50 nghìn người tử vong. Nguy hiểm hơn là căn bệnh này hiện vẫn chưa có vaccine điều trị. Nên điều cần làm là phòng bệnh, cũng như diệt trừ tác nhân chính lây bệnh.
- Phát quang những khu vực bụi rậm quanh nhà.
- Thả cá vàng vào các hồ, bể, lu, vại,…
- Đậy nắp và dẹp gọn những vật dụng chứa nước không cần thiết.
- Thay nước bình hoa thường xuyên.
- Thường xuyên xịt thuốc giết côn trùng.
- Ngoài ra, cần chủ động phòng tránh bị muỗi đốt với những biện pháp sau:
- Sử dụng những dược phẩm đuổi muỗi như: nhang muỗi và kem chống muỗi,…
- Mặc quần áo tay dài.
- Ngủ mùng, kể cả ban ngày.
- Xông nhà với các hương liệu có mùi trầm hương, xả, bưởi,…
- Bổ sung thêm vitamin B1.
Một số điều thú vị về mỗi vằn và bệnh sốt xuất huyết
Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra, sau khi nhiễm virus Dengue, muỗi sẽ trở nên khát máu hơn. Loại virus này giúp kích thích các gene về khứu giác, khiến chúng “săn mồi” máu lửa hơn.
Muỗi vằn sẽ thích các “con mồi” bài tiết nhiều mồ hôi hơn. Do trong mồ hôi con người có chứa một lượng cacbon dioxide (CO2), khí này rất thu hút chúng.
Cùng bị nhiễm virus và mắc bệnh sốt xuất huyết. Nhưng người trưởng thành có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, nguy cơ tử vong cao hơn trẻ em. Đồng thời người lớn cũng khó điều trị và bình phục hơn.