cay tam that gioi thieu

Cây tam thất có tác dụng gì hình ảnh chi tiết ra sao

5/5 - (1 bình chọn)
235 Views

Cây tam thất là thảo dược khá phổ biến trong y học cổ truyền. Đây là cây thuốc có thể đặc trị được nhiều chứng bệnh nguy hiểm.

Hầu hết mọi bộ phận của loài thực vật này đều được dùng để điều chế thuốc chữa bệnh hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về chúng, cũng như nắm bắt được cách dùng cây này khi chữa bệnh.

Bài viết dưới đây sẽ rất có ích cho bạn để biết hơn về cây tam thất.

cay tam that

Đặc điểm

Trong các bài thuốc dân gian, cây tam thất vốn là một vị không thể thiếu được. Mặc dù dược liệu nhưng chúng lại rất dễ phát triển ở các điều kiện khí hậu khác nhau.

Chúng thường tập trung ở các sườn núi nước ta, sau được trồng tại các trang trại thuốc.

Loài thực vật thân thảo này có chiều cao trung bình chỉ khoảng từ 30-50cm. Lá của chúng không mọc đơn lẻ như các loại cây khác mà gom lại từng chùm.

Mỗi chùm như vậy sẽ có khoảng 3-4 chiếc lá xanh chụm lại, mép lá có hình răng cưa. Hoa của loài thực vật này có hình dạng như những chiếc ô, bắt đầu xuất hiện từ tháng 5-7.

cay tam that dac diem

Hoa cũng phân bố theo từng cụm rải rác từ 5-6 bông nhỏ vươn cao lên. Củ là bộ phận được dùng nhiều nhất khi làm thuốc Đông Y. Tuy nhiên, hình dạng của chúng khá xấu xí và sần sùi, có hình thoi và nhiều vằn.

Cây tam thất ở nước ta, được trồng nhiều nhất là ở địa hình miền núi phía Bắc. Các nhà khoa học lấy tên cho loài thảo dược này là Panax Pseudo-giseng.

Những nơi có độ cao khoảng 1500m trở lên, cũng là nơi lý tưởng để loài cây này phát triển.

Nếu bạn trồng cây tại nhà, thì thời gian thu hoạch củ của chúng là từ 3-7 năm. Phần hoa của chúng cũng là bộ phận có tính kinh tế cao.

Phân loại

Hiện nay, có 2 loại cây tam thất quen thuộc là:
·        Tam thất bắc: Đây là loại phổ biến và phù hợp nhất với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Loài thảo dược này còn được gọi với tên là bất kim hoán hay điền thất nhân sâm. Thân của chúng không lớn, chỉ khoảng từ 30-50cm và thân thảo.

Chúng mọc đứng lên trời và đỉnh thân chính là bộ phận hoa. Vỏ cây không hề có lông tơ nhám như ở một số loài thân thảo khác.

Ngoài ra, chúng có lá mọc theo kiểu cụm từ 3-4 vòng lá và hình dáng khá giống bàn tay. Sẽ mất từ khoảng 3-7 năm mới có thể sử dụng củ của cây tam thất bắc.

cay tam that phan loai
·        Tam thất nam: Hiếm thấy ở nước ta vì không phù hợp thổ nhưỡng cũng như khí hậu. Chúng hay được gọi là tam thất gừng và có tên nghiên cứu khoa học là Stahlianthus thorelii.

Người ta phát hiện ra cây từ năm 1907 và dần được trồng ở đồng bằng. Khác với họ hàng, chúng không hề có thân, thân tiêu biến thành rễ.

Rễ cây cực kỳ dày và được bao bọc xung quanh bởi các vết lá rụng. Củ tam thất nam có quả khá nhỏ, chỉ khoảng bằng một trứng chim.

Tác dụng

Cây tam thất là một loại thuốc bổ quý cực kì tốt cho sức khỏe của người mới ốm dậy. Một số người bị suy nhược cơ thể có thể sử dụng để tăng khả năng hồi phục.

Ngoài ra, rễ của chúng có tác dụng cầm máu cũng như giảm bầm tím. Có thể dùng để cầm máu tại chỗ kịp thời, ngăn mất máu kéo dài thời gian chờ đến bệnh viện.

Những vết thương sau mổ, sau sinh cũng nhanh liền lại hơn. Đối với những người vừa trải qua tiểu phẫu nên sử dụng để tăng cường đề kháng, chống viêm nhiễm.

Chúng cũng giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, hạn chế tác nhân gây ung thư.

cay tam that tac dung
Theo một số nghiên cứu, loại dược liệu này còn ngăn chặn quá trình di căn của ung thư. Cũng như kết hợp với thuốc để kìm hãm sự phát triển, lan nhanh ra cơ quan khác.

Chúng còn giúp điều tiết chứng rối loạn tim mạch, điều hòa huyết áp lên xuống thất thường. Tình trạng đánh trống ngực cũng không còn xảy ra, nhịp tim ổn định hơn mỗi ngày.

Tác dụng chống lão hóa của cây tam thất đã được chứng minh qua nghiên cứu thành phần của chúng. Thành phần chống oxy hóa trong cây, giúp ngăn đồi mồi, nếp nhăn và chảy xệ da.

Phần nụ hoa tuy không có giá trị kinh tế như phần củ, nhưng chúng cũng có công năng riêng. Theo các nghiên cứu, bộ phận này có thể sử dụng để hỗ trợ tuần hoàn não và chống mất ngủ.

Chúng được sử dụng tương tự để thay cho trà, uống liên tục hằng ngày.

Một số bài thuốc

Cầm máu: Như đã giới thiệu ở trên cây có khả năng cầm máu bằng cách tán bột. Sau đó, rắc trực tiếp lên phần vết thương để cầm máu kịp thời.

Giảm bầm tím: Sử dụng củ tam thất, phơi khô sau đó đem tán thành bột và cho vào lọ. Mỗi khi sử dụng, tiến hành pha một muỗng bột với lại nước ấm để uống 3 lần mỗi ngày. Thời gian uống có thể cách nhau từ 6-8 tiếng để đạt hiệu quả bệnh tốt nhất có thể.

Giảm đau lưng: Sử dụng bột tán từ loại củ của cây sau đó pha với nước uống. Sẽ giảm được đau lưng chỉ với 2-3 ngày uống, những người cần phục hồi sức khỏe nên dùng.

cay tam that gioi thieu

Chữa thấp tim: Cũng sử dụng bột tán để uống, thời gian uống tốt nhất là trong khoảng từ 1 tháng.

Chữa đau bụng kinh: Sử dụng bột tam thất, bỏ vào nấu cháo loãng rồi uống trong ngày đầu kỳ kinh. Bạn cũng có thể pha bột với nước ấm để lăn bụng và uống để giảm đau nhanh chóng hơn.

Ra máu sau sinh: Với sản phụ sinh thường, nên sử dụng bột tam thất uống với nước ấm và mật liên tục 2-3 lần/ngày.

Lưu ý khi dùng

Cây tam thất là loại dược liệu lành tính nên hợp với nhiều cơ địa khác nhau. Tuy nhiên, khi dùng cũng tuyệt đối hạn chế:

Không nên dùng thuốc này cho người có hàn tính vì dễ khiến cơ bệnh tình thêm nặng hơn. Bột tam thất không nên dùng cho phụ nữ mang thai vì rất dễ gây ra sảy thai hoặc khó sanh.

cay tam that luu y

Bột chỉ nên dùng cho sản phụ sau sinh, cực kì tốt trong việc hồi phục sức khỏe.

Những người bị tiêu chảy thì đừng nên sử dụng vì có thể kéo dài thêm cơn đau. Cũng như những phụ nữ mắc bệnh rong kinh, dùng củ tam thất sẽ làm cho chu kỳ càng kéo dài hơn.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.