cay da cach trong

Cây đa có những công dụng gì đặc điểm chi tiết của nó

5/5 - (1 bình chọn)
342 Views

Biểu tượng cây đa cùng với giếng nước và sân đình luôn gợi nhắc về làng quê yên bình. Mỗi khi nhìn thấy lòng người lại bồi hồi, đôi khi còn ngấn lệ nhớ thương.

Bên cạnh đó loài cây này còn là biểu trưng linh thiêng với nhiều ý nghĩa. Nhiều người nghĩ nó rất khó trồng nhưng hoàn toàn ngược lại, rất dễ sống.

cay da

Giới thiệu chung

Đây là loài thuộc cùng họ với dâu nằm và nằm trong chi Ficus với đa tên gọi. Có nơi gọi lái đi là cây da, có nơi gọi là hải sơn hay cây dong.

Không còn quá xa lạ những cây đa cổ thụ đổ bóng vài trăm mét vuông. Đó là những cây có thân khổng lồ, sinh trưởng cực mạnh và lâu đời.

Một số người cho rằng nó là giống sanh nhưng thực ra là 2 loại khác nhau. Chỉ có điểm chung là nằm cùng một chi, danh pháp khoa học không giống nhau.

cay da gioi thieu

Danh pháp khoa học chuẩn của đa là Ficus bengalensis, trong chi còn có bồ đề, si, sung, gừa,…

Khu vực xuất hiện nhiều phải kể đến Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Úc, Việt Nam,… Sau này phổ biến rộng rãi làm cảnh, lấy bóng và cũng làm thuốc.

Mỗi khi đến các làng quê không bao giờ thiếu đi hình ảnh đa cổ thụ mọc cạnh cổng làng. Một số tỉnh như Quảng Trị, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên,… rất phổ biến.

Miêu tả cây đa

Loài này được đánh giá là có cách phát triển, sinh trưởng cực kỳ lạ lùng. Mọc từ hạt nhưng phần hạt đó lại đi sống ở các cây khác.

Đến khi lớn lên thì thả rễ xuống, là dạng rễ khí đến khi chạm chất. Khi đó cây chủ mà chúng sống nhờ có thể bị “nuốt trọn” hoặc phân tách bởi cây đa. Do đó mà nó có thể vươn tán vài trăm mét, có loài đã cho bóng đường kính 800m.

Chiều cao không cố định, thường trên 5 mét đến khoảng 15 mét. Thân cây đa dạng kích thước, có thể một vòng tay người ôm khi còn nhỏ.

Trưởng thành ngày càng to và xòe tán rộng.

Từ cành thả ra nhiều rễ, các rễ này cũng lớn dần theo thời gian, rất cứng cáp. Phần rễ này và thân đều có màu nâu sẫm, thân còn có một số đốm trắng.

Thân xù xì, chia thành các cành từ gốc hoặc trên 1m mới phân cành. Lá dạng bầu dục, kích thước lớn, mặt dưới lộ rõ các đường gân.

cay da dac diem

Thân và lá

Có màu xanh thẫm, mọc từ các búp ở ngọn, mới đầu búp sẽ ôm lấy chồi. Nhưng khi lá bắt đầu mọc thì sẽ bị rụng xuống, nhường chỗ lại cho lá.

Lá cây đa có loại có lông ở mặt dưới nhưng có loại lại trơn. Hầu như khi còn non đều không có lông, trơn cả 2 mặt.

Giống đa lông với tên gọi là đa hạch, sung nhân hay song hạch có một số đặc điểm riêng.

Thân được phủ bởi lớp lông mềm, khá dài, nhưng sau cũng dần biến mất. Vỏ ngoài lúc này nhẵn nhụi hơn, cuống lá ngắn, có lông hoe khi còn non.

Hoa nở chủ yếu tháng 4, 5, có hình trứng, giữa màu đỏ hồng, ngoài màu trắng. Chúng trổ từ các nhánh nhỏ, đơn độc, hoặc mọc từ nách lá.

Cây đa búp đỏ bắt nguồn từ Ấn Độ hay còn được gọi là đa cao su, cao từ 30-40m. Loài này có lá bầu dục, nhọn 1 đầu, mọc từ các búp đỏ nên được gọi tên như vậy.

Khi lớn thì có màu xanh đậm, mặt trên bóng, dưới hơi nhám. Hoa mới mọc có màu cam, trổ từng cụm, sau chuyển dần sang đen, xuất hiện quả lục vàng.

cay da cong dung

Biểu tượng cây đa Tân Trào

Đây là hình ảnh nổi tiếng ở Sơn Dương, Tuyên Quang với hình dáng đặc biệt. Gồm một cặp đa mọc cách nhau chừng 10 mét, người ta thường gọi là cặp cây ông – bà.

Đã có từ rất lâu đời nhưng cách đây 28 năm đa ông đã bị quật đổ. Sau đó đa bà cũng bị bệnh lá vàng, nhiều ngọn chết, thật đáng tiếc.

Năm 2008 đa bà chỉ còn một cành lớn theo hướng Đông Bắc. Và gắn với nó còn có đình Tân Trào/ Hồng Thái, 2 lán Nà Lừa/ Hang Bòng

Có thể nói nó chứng kiến nhiều mốc lịch sử hào hùng. Như 16/8/1945 bản Quân lệnh số 1 được đọc trước đồng bào dưới gốc bởi đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ngay sau đó giải phóng Thủ đô đã diễn ra nhờ quân đội VN Giải phóng chiến đấu anh dũng.

Cách trồng và chăm sóc

Giống như một số loài, có thể chiết cành hoặc dùng hạt để từ quả để nhân giống. Rất ưa sáng, càng nhiều ánh sáng càng lớn nhanh, mạnh và tỏa bóng rộng.

Nếu thiếu sáng thì lá chuyển màu thẫm, thích hợp với nhiệt độ 24-32 độ C. Về đất thì có thể là đất mùn, đất thịt hay đất hơi cằn cỗi một chút cũng không vấn đề.

Mới trồng nên trộn với than bùn, đất thịt và cái hạt to sẽ nhanh bén rễ. Trồng trong chậu chú ý thay chậu sau mỗi 2 năm vì lúc này chúng thay đổi về kích thước.

Thời điểm thay là vào cuối xuân, phải nói trồng loài này cực nhàn. Dễ đạt được chiều cao 2m mà không cần chăm quá nhiều.

cay da cach trong

Khi đánh trồng vào đất thì khoảng cách giữa mỗi cặp phải rộng rãi. Hoàn toàn có thể trồng trong nước đối với người chơi cảnh, tỉa mỗi năm 1 lần.

Bỏ lá héo, lá già, khô, cành thừa và yếu hoặc không may bị chết. Sau 20 ngày trồng có thể bón phân được, nên bón khi thời tiết mát.

Người ta thường chọn thu/ xuân, bón NPK pha nước quanh gốc. Hoặc có phân chuồng thì để một thời gian cho hoai mục rồi bón vào gốc.

Khi thấy lá rụng nhiều, thân cành phát triển kém đi, khi đó đa đang bị “sốc nhiệt”. Tức là nhiệt độ thay đổi quá nhanh, khi đó cần có biện pháp là chuyển ra nơi ấm hơn. Vị trí ưu tiên lúc này là nơi có nhiều ánh sáng, kèm theo tưới nước đều.

Ý nghĩa hình ảnh cây đa

Đây là loại cây gắn liền với mọi thế hệ từ trẻ nhỏ đến cụ già hay người tha hương. Xưa còn bé thì hình ảnh chú cuội cây đa luôn được trẻ em nhắc đến.

Vần thơ, bài hát không thiếu những bài nói về loài này. Nổi tiếng hiện nay có bài cây đa quán dốc được diễn mỗi dịp Trung thu.

cay da cham soc

Trong các di tích, đình chùa hay đơn giản là các cổng làng cổ Việt đều có đa cổ thụ.

Đó chính là sự dẻo dai và trường tồn do loài này tuổi thọ cao. Hơn nữa còn dũng mãnh, có khả năng bảo vệ được mọi người và làng quê khỏi bão tố.

Tán của nó xòe rộng khắp làng, như bàn tay ôm lấy con vào lòng, không cho ai xâm phạm.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.