ca tim dac diem

Cà tím có tác dụng gì nên chế biến những món nào

5/5 - (1 bình chọn)
301 Views

Hiện nay các loại củ, quả có rất nhiều tác dụng không chỉ cho bữa ăn thêm ngon. Mà nó còn bổ sung nhiều chất tốt, trong đó các loại cà được ưa chuộng.

Vậy bạn đã biết các món ăn phong phú chế biến từ cà tím chưa? Đây là thực phẩm không hề xa lạ, với nhiều gia đình nó còn trở nên thiết yếu.

Giá trị dinh dưỡng hay tác dụng đối với sức khỏe đôi khi chúng ta chưa hiểu rõ. Chỉ biết rằng nó bổ, có ích nhưng tốt cho bộ phận nào, như thế nào thì không rành.

Cùng thu thập thông tin về nguồn gốc, đặc điểm cũng như cách nấu các món với trái này nhé.

ca tim

Giới thiệu cây cà tím

Đây là cây thuộc họ cà chua/ pháo, khoai tây với tên gọi khác là cà nâu/ cà dái dê. Có rất nhiều tên cà tím tiếng Anh như brinjal eggplant, eggplant, melongene hay aubergine,…

Còn tên khoa học của trái này là Solanum melongena L., thuộc họ Solanees. Nguồn gốc được cho là từ Sri Lanka và phía Nam của vùng Ấn Độ.

ca tim tren cay

Thời gian mà chúng có mặt trên trái đất lên đến 1500 năm. Từ xa xưa ở Trung Quốc, Ấn Độ đã trồng rất nhiều, sau đó lan sang Thái Lan và Việt Nam.

Hiện nay các nước đang sở hữu sản lượng lớn nhất là Trung Quốc, theo sau là Ấn Độ. Top 3,4,5 lần lượt thuộc về Ai Cập, khu vực Iran và quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.

Có rất nhiều loại khác nhau, hình dáng đa dạng (tròn, hình trứng,…). Màu sắc cũng phong phú, ngoài tím còn có trắng, vàng hoặc xanh,…

Đặc điểm chung

Đây là cây thân thảo, cao từ 0,5 đến 1,5m, rất ưa nhiệt. Thân có gai nhỏ, lá lớn, phiến rộng, mép uốn lượn độc đáo, có lông tơ ơt mặt dưới.

Kích thước lá khoảng 10-15cm về chiều dài, bề rộng từ 5 đến 10cm. Hoa cà khi mới nở có màu trắng, sau chuyển tím nhạt, có 5 thùy và nhị vàng đặc trưng.

Chúng mọc đơn lẻ một mình chứ không phải dạng mọc thành trùm. Quả có vỏ bóng loáng dài có thể đến 24cm. Đường kính trung bình đối với trái này là từ 4 đến 5cm.

Các quốc gia phương Đông quả có vỏ mỏng và dài hơn nơi khác. Đặc biệt có nhiều cùi thịt, hạt nhỏ, mềm có thể ăn được.

Màu đặc trưng là tím nhạt hoặc tím sẫm, là dạng quả mọng. Tên của nó chỉ phản ánh màu đặc trưng nhất, ngoài ra còn có nhiều màu khác ngoài màu tím.

Cụ thể chia làm 3 loại là tròn, dài và dạng củ là phổ biến nhất. Dạng tròn là trái có hình tròn như nắm đấm, kích thước to/ nhỏ tùy theo.

Dạng dài thì trái hơi thuôn dài, thân và đầu nhỏ, xuống dưới phình to ra. Còn dạng củ là trung gian của 2 loại kia, phần trên thuôn dài. Phần dưới lại bầu bầu, phình to tròn.

Bên cạnh đó còn có các loại trồng làm cảnh màu trắng, quả hình bầu dục rất đẹp mắt.

Tác dụng của cà tím

Tác dụng dễ nhận thấy nhất là cho những món ăn ngon, thịt mềm, da dày. Bạn có thể thỏa sức chế biến chiên/ rán/ hầm/ hấp,… đều rất thích hợp.

Về giá trị cho sức khỏe thì nó chứa nhiều chất quan trọng như vitamin C/K/E, canxi, carotene,… Ngoài ra còn có dưỡng chất photpho, magie, kẽm, iod và 2,4g chất xơ /96g cà nấu chín.

Nếu đang cần bổ sung dinh dưỡng thì tại sao bạn không thử chọn loại cà này. Hàm lượng nước trong đó rất cao lên đến 92%, phần trăm glucid, protid lần lượt là 5,5% và 1,5%.

ca tim dac diem

Vì thế mà nó cực tốt cho tim mạch cũng như giảm bệnh lý về tim mạch, giảm đau tim.

Do có nhiều chất xơ nên nó còn giúp giữ vững lượng đường ở mức ổn định. Từ đó phòng tránh được nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng.

Ngoài ra còn là món ăn trong thực đơn giảm cân vì ăn thấy nhanh no. Hơn nữa không bị thèm ăn vì no khá lâu, tránh món chiên/ xào là được.

Vitamin A trong quả giúp mắt sáng, khỏe, cải thiện chứng cận thị ở trẻ. Não bộ theo đó cũng được cải thiện, giảm hiện tượng giảm trí nhớ.
Đặc biệt là món ăn chống ung thư, giảm bệnh gan nhiễm mỡ, ngăn ngừa thiếu máu.

Kỹ thuật trồng cà tím

Muốn trồng cây này cần có đất sét, nhiều bùn là tốt nhất. Hoặc dùng đất đỏ, đất phù sa xốp là được, trừ đất có phân hữu cơ tươi.

Những nơi khí hậu nóng rất thích hợp để trồng, cho quả quanh năm. Một số vùng không thể trồng được là Huế và Đà Lạt vì khí hậu lạnh.

Loại bỏ cỏ, đá, rễ cây, sỏi khỏi đất, đào hố 20cm, đường kính 40cm. Lượng nước tưới khoảng 1 lần/ ngày, ủ gốc bằng rơm/ cỏ khô để giữ ẩm lâu. Bón phân với tỷ lệ theo độ lớn của cây, chống bệnh từ sâu rừng, bọ rùa, ốc sên,…

ca tim nau canh

Món ngon từ cà tím

Món cà tím nướng mỡ hành nếu dùng than hoa sẽ có vị như hun khói rất đặc biệt. Mỡ hành làm bằng cách thái nhỏ hành lá rồi đổ dầu sôi vào.

Rạch một vài đường ở trái rồi cho lên nướng, trở đều các mặt. Gần chín mới quét mỡ hành lên, chú ý quét vào vết rạch. Khi thấy quả xẹp dần là nó bắt đầu chín, chấm với mắm chua ngọt rất tuyệt.

Quả cà tím xào lá lốt với thịt heo là món ăn vô cùng thân quen trong bữa cơm. Thái quả thành từng lát dày 0.5cm, thái chéo, chống thâm bằng cách thả vào nước muối.

Thịt heo cũng đem thái mỏng, xào sơ với lửa lớn, cho mắm và nêm. Tiếp tục xào cà vào nồi riêng với tỏi phi, khi chín cho phần thịt heo vào xào cùng. Cuối cùng cho lá lốt thái nhỏ vào, tắt bếp, trút ra đĩa dùng ngay.

ca tim xao

Dân dã hơn bạn có thể nấu cho gia đình món canh cà tím. Những người cao tuổi rất ưa món này, nấu với thịt ba chỉ lại càng ngậy, ngon.

Trước hết đun vàng hành băm, cho thịt ba chỉ vào xào, nên thái dạng chữ nhật. Cho quả dái dê vào cùng cà chua, rắc gia vị, đảo đều, đun lửa nhỏ. Thêm đậu phụ rán, bột nghệ cho vàng và tía tô/ hành lá/ lá lốt thái nhỏ cực thơm.

Nhiều gia đình lại ưa chuộng món cà tím bung đậu thịt hơn. Kết hợp với thịt ba chỉ, cà chua, đậu phụ chiên sẽ tạo nên hương vị đậm đà, thôn quê.

Sốt chua ngọt với thịt heo băm cũng được nhiều bà nội trợ chế biến bởi không quá cầu kỳ.

Món hấp/ luộc/ nướng hoặc chiên không dầu phù hợp với các chị, các mẹ đang ăn kiêng. Như vậy sẽ không bị ngấm chất béo, giúp giảm cân so với các món kể trên.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.