Hoa sim thường được nhắc đến nhiều từ vẻ đẹp đến công dụng rồi đi vào thi ca. Nên hầu như người dân ai cũng biết hoặc nghe qua cái tên này.
Nó mang vẻ đẹp lạ lùng, thuần khiết cùng các công dụng có ích cho ý học. Vẻ đẹp giản đơn ấy đã làm bao người say đắm, muốn trồng và tự thưởng.
Điều trước tiên cần phải nắm được đặc điểm, cách trồng, chú ý đối với loại cây này.
Nội dung
Giới thiệu cây hoa sim
Ngoài cái tên thông dụng trên thì còn có nhiều tên hoa mỹ hơn nghe hơi lạ tai. Đó là dương lê, hồng sim, có nơi gọi là cương nhẫm hoặc đào kim nương.
Còn trong sách thực vật ghi tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa, thuộc họ hương đào.
Nó bắt nguồn từ Nam Á/ Đông Nam Á, cụ thể là Ấn Độ trải dài đến Trung Quốc. Các vùng Philippines, Sulawesi, Malaysia cũng xuất hiện khá nhiều.
Nơi mà chúng mọc đa dạng, nhiều địa hình đều có thể thích nghi. Điển hình là khu vực ven biển, ven sông/ suối, rừng nguyên sinh/ ẩm ướt/ ngập nước,…
Kể cả núi cao 2,4 km chúng cũng tồn tại được. Dần dần đã du nhập về Việt Nam, thường mọc thành đồi vô cùng thích mắt.
Đặc điểm nhận dạng
Đây được coi là hoa mọc hoang dại ở một số vùng đồi núi, là dạng cây bụi. Chiều cao mà cây đạt được là 1m hoặc 1,5m, có cây trội hơn cao đến 2m.
Thân cây màu xám nhỏ nhắn, khi mới mọc có phủ lớp lông ngắn và mềm. Khi trưởng thành lông biến mất trở thành dạng thân trơn. Từ thân phân ra các cành, nhiều nhánh tỏa 4 hướng.
Lá cây là dạng đơn lẻ, mọc vị trí đối xứng trên cành, hình bầu dục (elip). Mặt trên của lá màu xanh, nhẵn nhụi, bóng bẩy, nổi rõ gân. Mặt sau khác hẳn với màu trắng/ vàng nhạt, có lông tơ mềm.
Hoa sim mọc đơn lẻ/ chùm 3 bông, là dòng hoa lưỡng tính trổ từ kẽ lá. Cuống hoa nhỏ/ to dài từ 0,5 hoặc 1-2,5cm, bông có 5 thùy hình chuông, 5 cánh hình trứng. Cánh rất mềm có nhiều màu như đỏ, trắng, hồng, phổ biến là màu tím hồng.
Quả xuất hiện rau khi hoa tàn, kích thước 1-1,5cm x 0,8-1cm và có màu đen. Quả vừa mềm vừa mọng nhìn thích mắt, có vị ngọt, vỏ dày. Bên trong có nhiều hạt số lượng có thể lên đến 50 hạt chia làm 6 hoặc 8 ngăn giả.
Thường cây không mọc đơn mà mọc thành luống, thành đồi, dày đặc. Từ đó tạo nên bức tranh màu tím hoa sim cực kỳ cuốn hút, thích hợp để chụp ảnh. Thời điểm trổ bông thường là mùa hè, tuổi thơ chắc chắn ai cũng nghe qua.
Người ta cũng thường dành thời gian ngắm nhìn chúng giải tỏa phiền muộn. Tâm hồn bay bổng hơn đối với nhiều nhạc sĩ, ca sĩ cũng như là đề tài cho họa sĩ.
Đặc điểm sinh trưởng
Khí hậu mà loài cây này yêu thích nhất là cận nhiệt, hoặc ấm nóng một chút như nhiệt đới. Là giống cây ưa ẩm, nơi nào có lượng mưa 1,2m/ năm là nơi chúng mọc nhiều.
Đối với đất trồng thì không hề kén đất, hầu như đất nào cũng sống được. Nhưng tốt nhất vẫn là dạng đất xốp, tơi, đất thịt dễ thoát nước.
Ánh sáng cũng khá quan trọng trong quá trình trưởng thành và trổ bông. Trồng ở nơi nhiều ánh sáng thấy cây cho nhiều bông và lớn nhanh hơn. Do có điều kiện để thu chất dinh dưỡng, thuận lợi cho việc quang hợp.
Về việc tưới nước thì chỉ tưới vừa đủ, tưới nhiều ngập gốc không thoát nước được sẽ dễ thối. Điều này rất dễ dẫn đến cây bị héo, không ra hoa thậm chí chết.
Công dụng hoa sim
Chắc chắn công dụng đầu tiên là làm cảnh, làm đẹp cho cảnh quan, khuôn viên. Nếu trồng trong vườn sẽ làm cho nó nên thơ, trồng trong khuôn viên sẽ thêm tươi mới.
Một số nhà hàng, quán cafe cũng trồng làm đẹp cho không gian. Một số nơi lại có ý tưởng trồng thành thảm, hàng rào, hai bên lối đi bắt mắt.
Trong đông y bộ phận quả, rễ, lá sim có tác dụng an thai, chữa tiêu chảy, đau nhức. Có khả năng cầm máu và cực bổ máu với những ai đang bị bệnh thiếu máu.
Cụ thể hơn rễ chữa phong thấp, giảm đau khi bỏng lửa, trị bệnh trĩ. Hoặc các bệnh da lở loét, ghẻ, cũng chữa được viêm gan hay băng huyết, đau bụng,…
Lá hút mủ tốt, cầm máu, tán độc, chảy máu ngoài do bị thương, đau đầu, kiết lỵ, bệnh tả,…
Quả chủ yếu chữa bệnh về máu như băng huyết, tiểu ra máu, huyết hư hoặc hay chảy máu cam.
Người ta dùng cành và lá sim còn tươi nấu với nước uống trong 2-3 ngày chữa đau đầu.
Sao quả đen thành than rồi nghiền/ giã ra thành bột hòa sệt với nước nóng. Lấy dung dịch đó bôi lên vết thương chảy máu cầm máu cực nhanh.
Còn bột đó trộn với dầu lạc/ vừng bôi vào vết bị bỏng do lửa sẽ nhanh lành, không bị rát.
Trị bệnh trĩ thì dùng phần rễ kết hợp với hoa hòe, nấu với lòng lợn thành canh. Bã rễ vớt bỏ, giữ lại phần lòng lợn và nước ăn nhiều ngày chữa trĩ hiệu quả.
Khi sử dụng cũng cần cẩn trọng, bài thuốc này có thể một số cơ địa không phù hợp.
Ý nghĩa đồi tím hoa sim
Nhìn loại hoa này người ta liên tưởng đến những cô gái thủy chung vẻ đẹp mộc mạc. Dường như họ đang chờ người thương hay chồng trên đồi cao, hơi đượm buồn.
Mấy ai lướt qua mà bỏ lỡ được vẻ đẹp đó, rất bình dị khiến người ta mê mẩn. Dù bình dị là thế nhưng cũng vô cùng mãnh liệt, hoa sim rừng còn có hương thơm.
Thần thoại kể lại thần tình yêu Venus của Hy Lạp đã phải giấu mình sau đám cây này. Khi bà đến đảo Cytheraea lỡ để lộ bản thân, nên bà đã coi nó rất thiêng liêng.
Bên cạnh đó là hình ảnh hôn nhân may mắn, thịnh vượng, hạnh phúc. Vì ở thời Victoria các công chúa đám cưới đều đã ngắt cành sim với mong muốn ấy.
Ở Việt Nam, trên vương quốc hoa Đà Lạt chắc chắn bạn sẽ bắt gặp chúng. Trên những triền đồi, sườn núi hay kể cả ven đường đều có.
Chúng làm cho cảnh vật quanh đó trở nên mộng mơ và nhẹ nhàng hơn. Một số chàng trai dùng sim để tỏ tình chứng minh tình cảm trong sáng, bền chặt.
Dù chớm hé nhưng có thể toát lên sự mạnh mẽ, thủy chung, mãi bên nhau. Kể cả ở nơi cằn cỗi, hanh khô đều vươn lên sống tốt.