hoa ban trang dac diem

Hoa ban trắng Tây Bắc ý nghĩa và hình ảnh chi tiết

5/5 - (1 bình chọn)
396 Views

Nhắc đến núi rừng Tây Bắc thì chắc chắn người ta sẽ nhớ đến hoa ban trắng ngay lập tức. Không chỉ bởi ở đây có nhiều, trồng nhiều mà nó còn là biểu tượng của người dân nơi đây.

Những bông hoa trắng muốt, tinh khiết như chính nét đẹp mộc mạc và chân chất của vùng núi rừng. Chúng được thiên nhiên ưu ái cho vẻ dịu dàng đầy mạnh mẽ nở rộ giữa mùa đông giá lạnh.

hoa ban trang

Giới thiệu về nguồn gốc

Cứ mỗi độ đông đi xuân về là hoa ban lại nở trắng xóa cả một vùng trời Tây Bắc. Những bông hoa đua nở rực rỡ dưới nắng mai như xua tan giá buốt của mùa đông cằn cỗi.

Mong manh là vậy nhưng chúng có sức sống mãnh liệt, những cành cây khẳng khiu phủ đầy tuyết trắng. Tưởng chừng như chết chóc khô héo nhưng lại bung nở những bông hoa xinh đẹp tràn đầy sức sống.

Chắc hẳn ai cũng đã nghe qua những sự tích hoa ban trắng được truyền tai nhau từ xa xưa. Mỗi vùng sẽ có những câu chuyện khác nhau, nhưng chúng đều ca ngợi vẻ đẹp của loài hoa này.

Với người Thái, họ coi hoa ban như niềm biết ơn với người có công đấu tranh vì dân tộc. Người đã đứng lên đấu tranh đòi lại công bằng cho người dân thoát khỏi cảnh tù đày, bóc lột.

hoa ban trang dac diem

Để tỏ lòng thương tiếc họ đã buộc lên cành cây những chiếc khăn tang mang đầy sự uất hận. Nhưng như xua dịu đi nỗi đau này, chúng đã hóa phép thành những bông hoa trắng muốt tuyệt đẹp.

Còn đối với người Tày, những câu chuyện này lại gắn với chuyện tình hoa ban trắng đầy cảm động.

Câu chuyện tình của nàng Ban và chàng Khum nghèo đã không được gia đình nhà nàng Ban đồng ý. Nàng đã bỏ đi tìm chàng nhưng tìm mãi mà không thấy để rồi cuối cùng hóa thân vào đất.

Nơi nàng nằm cây cối mọc lên tươi tốt đặc biệt là có một cây to cho hoa trắng ngần. Màu trắng tinh khiết như gửi gắm một tình yêu thủa đầu chân thành, mộc mạc nhưng đầy nuối tiếc.

Còn chàng Khum tới chỗ hẹn nhưng cũng không gặp được người tình và cũng chạy đi tìm nàng mãi. Cuối cùng chàng hóa thành con chim Lộc Khum bay khắp cánh rừng và hót vang mỗi dịp xuân về.

Giới thiệu về đặc điểm

Hoa ban còn có những tên gọi khác tùy theo từng vùng là loài hoa ngọt hay hoa móng bò. Chúng có tên tiếng anh là Bauhinia variegata L, thuộc cây thân gỗ, có chiều cao trung bình khoảng 12 m.

Phần thân cây khi chưa trưởng thành có màu xanh và có lông mịn, khi già vỏ có màu nâu. Các lá mọc so le nhau, lá non thì phần cuống có lông, khi trưởng thành cuống hình trái tim.

hoa ban trang nguon goc

2 mặt của lá đều không có lông, xanh bóng nhẵn, có gân và phía rìa ngoài có hình tròn.

Đa số các loại đều nở bông trắng buốt nhưng cũng có một vài loại cho màu tím, đỏ hồng. Chúng có mùi hương thơm ngát vô cùng dễ chịu, quyến rũ các loài ong bướm bay đến làm mật.

Tháng 5 là lúc hoa nở rộ nhất sau khi cây đã rụng hết lá chỉ còn thân khẳng khiu. Đây cũng là một điểm khác biệt tạo nên vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa nơi núi rừng này.

Ý nghĩa

Sự trong trắng thuần khiết của loài hoa này là biểu tượng của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Chúng thể hiện tình cảm mộc mạc, chân thành, đơn giản và thiện lương của những người dân bản địa.

Chúng là hiện thân của thiên nhiên mang lại sức sống mãnh liệt, rực rỡ nơi núi rừng hoang vu. Chúng xua đi cái giá lạnh, rét buốt khô cằn và mang tới sự ấm áp những ngày đầu xuân.

Ngoài ra chúng cũng thể hiện lòng biết ơn, niềm thương tiếc đối với người anh hùng của dân tộc. Và lòng thành kính trân trọng của người bề dưới đối với những người bề trên, các đấng sinh thành.

hoa ban trang hinh anh

Đặc biệt chúng còn ca ngợi tình yêu trong sáng, thuần khiết nhưng cũng đầy sự chân thành lãng mạn.

Ban nở rộ mỗi dịp xuân về còn như mang tới một niềm may mắn, mong một năm bình an. Chúng chính là một nét đẹp văn hóa của vùng núi rừng luôn hấp dẫn rất nhiều khách du lịch.

Ngoài ra ít ai biết hoa ban Tây Bắc còn được chế biến trong món ăn của người vùng cao. Họ thường lấy những búp đầu cành để làm các món gỏi, nộm hay nấu canh mang vị đặc trưng.

Hướng dẫn cách trồng

Đây là một trong những loại cây rất dễ trồng với độ thích ứng khá nhanh và sinh trưởng tốt. Tuy nhiên đây là loài cây ưa lạnh nên khí hậu nhiệt độ càng thấp thì chúng càng phát triển.

Đà Lạt cũng là nơi có khí hậu lạnh vì vậy hoa ban trắng Đà Lạt ngày càng phổ biến. Chúng có thể sống được ở trên đất sỏi đá khô cằn nhưng bạn nên chọn loại đất tơi xốp.

Ngoài ra hệ thống thoát nước và độ ổn định, độ ẩm ánh sáng cũng cần phải được chú trọng.

hoa ban trang cach trong

Tiếp đến là chọn giống cây thân mọc thẳng và đang phát triển tốt chiều cao khoảng 25 cm.

Nếu câu được trồng trong bồn thì ít nhất phải đào được hố kích thước 60 x 60 x60 cm. Lót một chút vôi bột và một ít phân chuồng xuống để cân bằng dộ pH và chất dinh dưỡng.

Cho cây xuống hố rồi lấp chặt và vun đất chắc chắn, tránh cây gặp gió bị lung lay gốc. Vì cây còn nhỏ nên chúng rất dễ bị gãy cành hay bật gốc bạn cần dùng thanh chống đỡ.

Tưới đẫm nước sau khi lấp đất là xong quá trình trồng để cây tự thích nghi với môi trường.

Hướng dẫn cách chăm sóc

Do nguồn gốc từ nơi không khí lạnh nên cây hoa ban trắng là loại có nhu cầu ẩm thấp. Bạn không cần quá chú trọng tưới nước và đặc biệt tránh tưới nhiều dễ gây ngập úng thối rễ.

Vào thời tiết nắng thì 2 ngày tưới 1 lần còn thời tiết mưa thì không cần thiết phải tưới.

hoa ban trang cham soc

Để cây nhanh phát triển và cho bông sớm thì một năm bạn sẽ chia thành 4 lần bón phân. Khoảng tháng 2 tới tháng 4 bón NPK và đạm hòa nước tỷ lệ 16:16:8 cứ 2 tuần 1 lần.

Tháng 4 đến 6 bón thêm urê và supe lân, tháng 6 đến 10 bón KCl và phân hữu cơ. Còn đợt cuối tháng 10 đến tháng 12 là đợt ra bông chỉ cần bón phân chuồng và hữu cơ.

Cứ 2 tháng là bạn cắt tỉa bớt cành lá tạo kiểu giúp cây khỏe mạnh, tránh bị sâu bọ. Đặc biệt chú ý thời kỳ ra bông, cây dễ bị sâu bệnh cần loại bỏ ngay tránh lây lan.

Written by

An Phú Pet với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, sẽ đem lại cho bạn những tư vấn tốt nhất.